Văn 10 Luyện tập đọc hiểu

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Tôi càng đọc nhiều sách thì càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào. Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và càng ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy... Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.
1, Theo em, sách có vai trò như thế nào đối với con người? Chỉ ra ít nhất 4 vai trò.
2, Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2:
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò xung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru​
1, Xác định nghĩa chữ "đi" trong hai câu thơ cuối.
2, Qua đoạn thơ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì

Câu 3:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời là để tuổi trẻ trôi qua trong vô vọng... Người ta cho rằng thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là sự khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm vào tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những công việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại hay cho công việc... Và đã bao giờ bạn rùng mình vì để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì?

Bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở. Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực dành cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đang làm và cái không đáng làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất. Nhưng để thành công, bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó bạn sẽ không chỉ bị chông chênh mà còn bị vấp ngã.
1, Em hiểu như thế nào về ý kiến: "trường đời là trường học vĩ đại nhất. Nhưng để thành công, bạn nên có kiến thức nền tảng về mọi mặt."
2, Em có cho rằng tài năng thiên bẩm chỉ là khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cuộc sống.

Câu 4:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp; dạy con người làm thế nào để trở thành cao thủ thuyết phục, chuyên gia đàm phán,... nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ làm mầm hoạ lớn nhất khiến bạn tự trách mình và trách người. Nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả bên trong lẫn bên ngoài của bạn! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại của sự việc, sự điều chỉnh lại ứng xử, tất cả đều bắt đầu từ việc bắt buộc phải hiểu được chính mình.
1, Theo em, vì sao tác giả cho rằng: "Biết được bản thân cần gì bạn mới biết được người khác cần gì."?
2, Em có đồng tình với quan điểm cho rằng đối thoại với chính mình mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lý không? Vì sao?
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Câu 1:
Tôi càng đọc nhiều sách thì càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào. Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và càng ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy... Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.
1, Theo em, sách có vai trò như thế nào đối với con người? Chỉ ra ít nhất 4 vai trò.
2, Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2:
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò xung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru​
1, Xác định nghĩa chữ "đi" trong hai câu thơ cuối.
2, Qua đoạn thơ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì

Câu 3:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời là để tuổi trẻ trôi qua trong vô vọng... Người ta cho rằng thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là sự khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm vào tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những công việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại hay cho công việc... Và đã bao giờ bạn rùng mình vì để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì?

Bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở. Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực dành cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đang làm và cái không đáng làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất. Nhưng để thành công, bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó bạn sẽ không chỉ bị chông chênh mà còn bị vấp ngã.
1, Em hiểu như thế nào về ý kiến: "trường đời là trường học vĩ đại nhất. Nhưng để thành công, bạn nên có kiến thức nền tảng về mọi mặt."
2, Em có cho rằng tài năng thiên bẩm chỉ là khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cuộc sống.

Câu 4:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp; dạy con người làm thế nào để trở thành cao thủ thuyết phục, chuyên gia đàm phán,... nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ làm mầm hoạ lớn nhất khiến bạn tự trách mình và trách người. Nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả bên trong lẫn bên ngoài của bạn! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại của sự việc, sự điều chỉnh lại ứng xử, tất cả đều bắt đầu từ việc bắt buộc phải hiểu được chính mình.
1, Theo em, vì sao tác giả cho rằng: "Biết được bản thân cần gì bạn mới biết được người khác cần gì."?
2, Em có đồng tình với quan điểm cho rằng đối thoại với chính mình mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lý không? Vì sao?
Đề 1 :
Câu 1 :
* Vai trò
- Cung cấp nguồn tri thức về mặt của đời sống xã hội.
- Đọc sách khiến chúng ta thông thái, său sắc, và điềm tĩnh hơn.
- Sách giúp tâng khả nâng ghi nhớ, tư duy, phân tích và sáng tạo
- Giúp.chúng ta sống một cách tích cực hơn, giúp những cảm xúc trong mỗi chúng ta được ươm mần và trổi dậy.
Câu 2 : Một cuốn sách hay cũng như một người bạn tốt, đưa ta đến những chân trời mới, dạy cho ta những điều tốt đẹp và hướng cho ta đến một lối sống tích cực, bổ ích hơn. Vậy thì chúng ta ngại gì mà không bỏ chiếc điện thoại xuống, rời xa cái laptop vài giờ để tận hưởng những giây phút cùng sách- người bạn chân thành của của mọi chúng ta.
Đề 2 :
Câu 1 : " Đi" ở đây có nghĩa là sự trải nghiệm, khám phá và cảm nhận cuộc sống.
Câu 2 : thể hiện : Sự chân quý, biết ơn sâu sắc với những hi sinh quá đỗi lớn lao của mẹ.
Đề 3 :
Câu 1:
"Trường đời là trường vĩ đại nhất " : bởi lẽ nó là nơi tôi luyện nên tất cả những yếu tố của một con người, từ khả năng chịu áp lực, đến khả nâng giao tiếp, các mối quan hệ, kinh nghiệm và thẩm chí nó còn là nơi chui rèn nên nhân cách đạo đức và lối sống của một người nào đó. Nhưng thế vẫn chưa đủ, nếu chỉ có sự trải nghiệm thô cứng mà không có tư duy, không có kiến thức về chuyên ghành mà mình lựa chọn, thì rất khó để thành công. Nếu trường đời là sự va chạm bên ngoài thì thành công là hơn thế nữa nó phải vừa là sự trải nghiệm bên ngoài vừa là sự rèn luyện kiến thức bên trong.
Câu 2 : Em đồng ý
Chẳng có thành công nào mà dể dàng đạt được, và cũng chả có trí tuệ nào chiến thắng sự nổ lực, kiên trì. Một người dù tài giỏi đến đâu đi nữa mà lại có tibhs lười biếng ỉ lại, tự mãng thì chắt chắn sẽ chẳng thành công. Ngược lại nếu chúng ta thật sự nổ lực, đam mê và cố gắng thì bạn sẽ được đáp đền xứng đáng.
Đề 4 :
Câu 1: chỉ khi bạn thấu hiểu chính mình lắng nghe chính mình nhiều hơn, thì bạn mới có thể cảm thông và thấu hiểu được người khác. Bởi lẽ, một người đến bản thân mình còn không hiểu rõ thì còn có thể thấu hiểu được ai.
Câu 2 : có. Bởi đó cũng là một cách để chúng ta tự chấn an, nhắc nhở, và đưa ra gợi ý cho chính bản thân mình.
Bạn tham khảo bài làm nhé
Còn gì thắc mắc cứ hỏi nè
Chúc bạn học tốt
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-lop-10.828324/
 
  • Like
Reactions: _haphuong36_
Top Bottom