[LTĐH:Thử sức với những đề văn nghị luận xã hội hay và mới lạ]

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Bây giờ đã là giữa tháng 3 và chị tin rằng, đến giờ phút này các em đã xác định cho mình được trường thi để ghi dấu trong hồ sơ phải không?
Và để đạt được mục tiêu điểm thi trong môn Ngữ văn, chị nghĩ chúng ta cần nỗ lực và cố gắng rất nhiều. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức về các văn bản văn học và các tác giả đã được giới hạn thì các em cần phải chinh phục những đề nghị luận xã hội mà chúng ta không thể đoán định trước.
Để giúp các em thử sức, nhằm rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề mới lạ, chị lập topic này nhằm cung cấp cho các em một số đề văn nghị luận mà theo chị là khá hay và độc đáo, mới lạ.
Mỗi tuần chị sẽ đưa ra 1 đề để các em bàn luận và suy nghĩ. Rất hữu ích đó nha, chúng ta trao đổi để tăng vốn hiểu biết, cách lập luận khi làm bài văn nghị luận xã hội.
Chị rất hi vọng các em tham gia để rèn luyện, củng cố các kĩ năng làm bài cho kiểu bài này.
Các em cũng có thể đưa ra những vấn đề nghị luận để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận.
Các em có ý kiến gì đóng góp cho topic này không?
Nếu không có thì thứ 2 chị sẽ ra đề đầu tiên nhé!
Các em chú ý theo dõi trên chủ đề này nhé!
Thân ái!
 
H

hocmai.nguvan

Đề 1: Dành cho tuần này các em nhé
Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của W. Gớt:
"Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp."


Chúng ta cùng thảo luận nào!!!!
 
  • Like
Reactions: mrnew8998
T

tiemnguyen

Theo em nghĩ, với đề bài này cần làm rõ được những ý sau:
- Trí tuệ là những cái mà qua quá trình nghiên cứu,tìm tòi (về mặt lí thuyết) con người có được => trạng thái tĩnh
- Tính cách: trải qua những tình huống trong cuộc sống với những khó khăn, thử thách mới có thể trưởng thành lên được
=> Khuyên con người ta cần phải vững tin trước khó khăn gian khổ, muốn thành công phải có đủ trí tuệ và nhân cách.
Không biết mình nghĩ vậy có đúng không các bạn?
 
D

dohuyen123

Theo mình trước hết phải giải thích được các khái niệm có trong câu nói đã: trí tuệ, trưởng thành, tính cách, tĩnh lặng, bão táp
Sau đó đi vào bình luận và rút ra bài học
 
H

hocmai.nguvan

Các em đang đi đúng hướng rồi nhé!
Chúng ta rất gần tới đích rồi.
Bạn nào còn có thêm ý tưởng và lời bàn cho vấn đề này nữa không?
 
D

dohuyen123

Theo em khi đi vào bàn luận, chúng ta cần lấy những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho 2 vế đó. Chẳng hạn: có những người trưởng thành về mặt trí tuệ do chịu khó học hỏi, tìm hiểu, trau dồi tri thức. Ví dụ: Mạc Đĩnh Chi...
Có những người tính cách được trưởng thành trong bão táp của cuộc sống => lấy trong đời sống nói chung về con người, từ khi sinh ra - đi học - vào ĐH - ra trường - lập nghiệp...
 
T

tiemnguyen

Em đọc thấy mấy ý kiến cũng giải quyết tương đối được đề bài rồi. Chị hocmai.nguvan chốt hạ và ra đề mới đi ạ!
hiiiiiiiiii
 
D

dohuyen123

chị ơi! Chị tổng kết lại đi ạ.
Rồi chị ra đề mới nữa chị nhé!
 
H

hocmai.nguvan

Được rồi, giờ chị sẽ tổng kết lại những vấn đề cần chú ý khi tiếp cận đề bài này nhé
1. Giải thích ý kiến
- Trí tuệ là khả năng nhận thức của lí tính, giúp con người đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định; trưởng thành là sự phát triển vươn tới sự hoàn thiện; tĩnh lặng thể hiện sự suy tư, trầm lắng; bão táp chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
- Câu nói của W. Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ. Để có trí tuệ, con người phải suy nghĩ trong sự tĩnh lặng. Nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua những thử thách, khó khăn.
2. Bàn luận về vấn đề
a. Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng
- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy tri thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp nhận tri thức của con người phải nghiền ngẫm, suy xét để hiểu biết và vận dụng phù hợp.
- Sự trưởng thành của trí tuệ diễn ra trong tĩnh lặng là sự tiếp thu diễn ra dần dần, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ là đủ.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho mình để theo kịp với sự phát triển của thời đại.
b. Tính cách trưởng thành trong bão táp
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Thực tế cuộc đời con người phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Chỉ khi nào con người vượt qua được bão táp của cuộc đời mới có thể trở thành người chiến thắng.
- Tuy nhiên sự trưởng thành về tính cách hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của con người.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Sự trưởng thành của con người cả về trí tuệ và tính cách là một quá trình. Trí tuệ phải trải qua quá trình tích lũy, tính cách tốt đẹp của con người là kết quả của sự khổ công rèn luyện.
- Để trở thành con người có trí tuệ phải không ngừng học hỏi. Để trở thành con người có nhân cách phải biết chấp nhận, đương đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đời.
 
H

hocmai.nguvan

Còn đây là đề bài cho tuần này:
Trong cuốn Tam tự kinh (cuốn sách cho Vương Ứng Lân - đời Tống bên Trung Quốc biên soạn) có câu: "Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lí" (Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý. Người không học, không biết đạo lí).
Hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.


Các em hãy cùng suy nghĩ về đề bài này nhé!
 
D

ductran95

1. Giải thích câu nói:
- Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quí, con người không học thì không có đạo lí
=> câu nói khuyên chúng ta phải ham học hỏi thì mới có thể biết đạo lí
2. Bàn luận
Trong dân gian có câu: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, mỗi chúng ta cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, không chỉ các tri thức khoa học mà còn cả các tri thức đời sống để phục vụ trong công việc, giao tiếp...
Nếu không có học, con người không phân biệt được đúng sai, phải trái, sẽ khó trở thành người giỏi và tốt.
Nhiều người thiếu giáo dục, không được học => hành vi xấu: trộm cắp, giết người...
3. Bài học nhận thức và hành động
Mỗi chúng ta không ngừng học hỏi, mở rộng hiểu biết.
Học, học nữa, học mãi
:khi (77):
Mọi người góp ý giúp mình nhé!
 
T

tiemnguyen

Tích của câu Ngọc bất trác bất thành khí có thể lấy từ câu chuyện Hoà Thị hiến bích sau đây:
"Vào thời Lệ vương nước Sở, có người họ Hòa tìm được một viên ngọc ở trong núi đem dâng vua. Lệ Vương sai thợ ngọc xem, người thợ này cho là đá không phải là ngọc. Lệ Vương liền cho người họ Hòa này là nói dối, rồi sai người chặt chân trái anh ta.
Đến khi Vũ vương nối ngôi, người họ Hòa này lại đem ngọc đến dâng. Vũ Vương lại sai thợ ngọc xem. Người thợ ngọc này cũng cho thứ đó là đá không phải là ngọc. Vũ Vương lại cho người họ Hòa này là nói dối, rồi sai người chặt nốt chân phải anh ta. Vì thế người ta đều cười và thương hại anh chàng họ Hòa này.
Đến khi Văn vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy cả máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hòa thưa: Tôi khóc không phải là thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối. Vua liền cho người xem lại thật kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là Ngọc bích họ Hòa và từ đó viên ngọc này được coi là quốc bảo của nước Sở."

Mọi người có thể tham khảo.
Chị Hocmai.nguvan ơi, khi làm đề này mình có nên đưa tích chuyện này vào không ạ?
:khi (154):
 
H

hocmai.nguvan

Chào em tiemnguyen!
Đúng là câu ngạc bất trác bất thành khí là lấy từ tích Hoà Thị hiến bích ngọc.
Trong bài viết của mình, các em có thể nói qua nội dung về tích này nhưng chỉ nên dừng lại trong khoảng 3-5 dòng. Không nên đi sa vào kể lể câu chuyện vì mục đích,nội dung chính của câu nằm ở vế thứ 2: nhân bất học bất tri lí. Mượn chuyện về ngọc để nói chuyện về người.
Các em chú ý nhé!
 
D

dohuyen123

Em nghĩ ngoài những ý trên chúng ta cần bàn luận thêm 1 khía cạnh nữa đó là:
- Mỗi chúng ta không nên ngại khó, ngại khổ; không được thấy khó khăn mà lùi bước; ở trong khó khăn cần bình tĩnh và tìm cách vượt qua. Vì khó khăn, trở ngại mới làm chúng ta trưởng thành hơn, sau mỗi lần vấp ngã là một bài học quí giá.
Việc ngọc muốn thành đồ quí thì phải mài cũng giống như gạo muốn trắng thì phải giã, con người muốn thành công cần phải học, phải trải qua trường đời.
 
H

hocmai.nguvan

Chào các em!
Như vậy một tuần nữa lại trôi qua, hôm nay chị sẽ tổng kết lại cho các em những ý chính cần phải nêu trong đề bài tuần trước và sẽ ra tiếp đề tuần này cho các em.
1. Những nội dung quan trọng trong đề 2
Nhìn chung các em đã đưa gần đủ và đúng yêu cầu của đề, chị tổng kết lại để các em xem mình hiểu đã đúng và đầy đủ chưa nhé.
a. Giải thích câu nói:
- Nhắc qua về tích Hoà Thị hiến bích
- Hai câu triết kí trên nằm trong cuốn Tam tự kinh (Vương Ứng Lân)
- Diễn xuôi lại câu nói:ngọc không được mài giũa thì không thể thành đồ quí hiếm; con người không học thì không biết đạo lí, đúng sai ở đời.
- Nội dung: nhắc nhở con người ta chăm chỉ học tập, rèn luyện không ngừng mở mang kiến thức, tu dưỡng đạo đức
b. Bàn luận
- "học" ở đây là học nói chung: học vấn, học thức về các lĩnh vực (tri thức khoa học, đạo lí làm người...),một người có học thức sẽ biết cách cư xử sao cho đúng mực, có văn hoá; ngược lại người không có học thức thường không hiểu hết đạo lí làm người.
- Tuy nhiên trong cuộc sống
+ Không phải ai có học thức cũng là người tốt, nhiều kẻ đầu cơ chuộc lợi (hiện tượng tham quan, hối lộ...), làm những việc xấu (cướp của,giết người....=> vụ án Nguyễn Đức Nghĩa)
+ Không phải những người không có học thức thì đều ngu muội: có những người không học hành nhiều nhưng lại biết cách đối nhân xử thế...
=> Con người cần dung hoà hai chữ Tài và Đức như Bác Hồ từng nói; trau dồi kiến thức và phải biết đạo lí làm người
- Câu triết lí còn đưa đến một quan điểm về cuộc sống: trong cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, mỗi chúng ta cần vững tâm và có bản lĩnh để vượt qua, có như vậy mới trưởng thành, mới thành công; giống như ngọc kia phải giũa thì mới thành đồ quí.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Chăm chỉ học tập nâng cao tri thức
- Rèn luyện tu dưỡng nhân cách bản thân
2. Đề số 3:

Bức tranh bình yên nhất

Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên bình nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn.
Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ.
Bạn sẽ chọn bức tranh nào?
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Yên bình là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là yên bình thực sự”

Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về mẩu chuyện trên.



Nào các em, chúng ta bắt đầu làm bài thôi nào!
 
T

trangpeony

1.Mb: Giới thiệu vấn đề nghị luận
2.Tb:
* Tóm tắt câu chuyện
-> Bài học :- Câu chuyện giúp ta trả lời câu hỏi: Như thế nào mới gọi là bình yên trong cuộc sống.
- Đừng cố tìm sự bình yên chỉ dựa trên bề ngoài của nó. Hãy để bình yên chiếm lấy trái tim bạn đó mới là bình yên thực sự.
*Chứng minh và giải thích:
-Giải thích khái niệm :Bình yên là cảm giác an bình , yên ả ,không có cảm giác dữ dội.
-Biểu hiện: +Biết đánh giá đúng vị trí của mình trong xã hội. Không ganh đua, tranh giành những thứ không bao giờ thuộc về mình. Bởi khi ta sinh ra, Thượng Đế ban cho ta sự sống đồng nghĩa lấy của ta 1 cái gì đó.
+Hãy biết sống nhường nhịn trong mối quan hệ xunh quanh
+Hãy tự biết khiêm tốn
-Mở rộng vấn đề:Không ganh đua không có nghĩa là đứng trước mọi vấn đề không chịu tìm cách giải quyết->Đó là 1 hành vi không tốt: Không biết cố gắng nỗ lực cho chính tương lai của mình
-Tác dụng:+nâng cao chất lượng sống hơn
+Giúp con người có 1 tâm hồn thoải mái
+ Chính việc cố sống bình yên giúp con người trở nên bình tĩnh, đối mặt trước mọi khó khăn trong cuộc sống.
*Tại sao lại nói “bình yên k có nghĩa là bạn ở 1 nơi k có tiếng ồn,k gặp rắc rối,k phải làm việc vất vả. Yên bình là khi sống giữa tất cả những thứ đó bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là bình yên thực sự.”
-> Cuộc sống tồn tại vô số những vấn đề mà không ai có thể dự đoán trước được, hơn nữa thế giới tồn tại theo thuyết tương đối chứ không phải là tuyệt đối, sẽ chẳng có điều gì là tuyệt đối.Chính vậy, không thể nhìn cái vẻ bề ngoài mà đánh giá bên trong. Cũng giống như, Mặt biển nhìn trên bờ mặt nó tưởng chừng như phẳng lặng nhưng trong lòng đại dương có biết bao dòng chảy không thể đếm hết tên.
Bởi vậy mới nói chỉ khi cảm thấy bình yên ở trong chính trái tim của mình mới có thể nói đang trải nghiệm sự bình yên thực sự
3.Kb: -Khái quát vấn đề nghị luận
-Liên hệ tới chính bản thân mình:Đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường THPT, hãy tự tìm cho mình 1 cảm giác bình yên. Đừng cố ganh đua, sốc nổi chứng tỏ bản thân không đúng hoàn cảnh.

P/s : Đôi chỗ em hơi vội nên viết tắt ạ. Chị xem có chỗ nào chưa hợp lí để sửa giúp em ạ.
Mong chị sớm chữa bài và ra đề mới
 
T

tettrungthu17896

Anh/ chị hiểu như thế nào về nhận định sau: giống như sắc đẹp, sự lệch chuẩn trong hành vi, đều nằm ở quan điểm của người đánh giá ?
Mọi người thử thảo luận đề này xem
 
Top Bottom