[LTĐH] Câu hỏi ôn luyện thi thử đại học, cao đẳng

H

hocmai.sinhhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Học xong chuyên đề 4, các em đã có thể giải quyết tương đối các dạng bài tập di truyền trong các đề thi đại học, cao đẳng những năm gần đây và các đề thi thử của một số trường.
Để phục vụ cho việc ôn tập có hiệu quả của các em tham gia khóa Luyện thi đại học môn Sinh học, thời gian này, các em có thể bắt đầu thử sức với những đề thi đó. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu rõ lắm về lí thuyết, cũng như bài tập, các em có thể đưa câu hỏi lên topic này để chúng ta cùng trao đổi. Ngoài ra, khi gặp những câu hỏi, đề thi hay, các em cũng có thể đưa lên để mọi người cùng tham khảo nhé!
Rất mong nhận được sự ủng hộ của các em!
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi thi thử đại học

Để mở đầu cho chủ đề, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi trong đề thi thử của 1 trường, các em cùng tham gia thảo luận nhé!
Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 4: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9

Chúc các em học tốt!

 
V

vudinhtuan1995

giảm phân

câu 1: ba tể bào sinh tinh có kiểu gen AB//abXGhY ,khi giảm phân bình thường( có xãy ra hoán vị gen ở kì đầu giảm phân 1) cho mấy loại tinh trùng tối đa
a.24 loại
b.8 loại
c.16 loại
d.12 loại
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập nguyên phân, giảm phân

câu 1: ba tể bào sinh tinh có kiểu gen AB//abXGhY ,khi giảm phân bình thường( có xãy ra hoán vị gen ở kì đầu giảm phân 1) cho mấy loại tinh trùng tối đa
a.24 loại
b.8 loại
c.16 loại
d.12 loại

Chào em!
Ở bài này, em cần chú ý!
Với KG AB//abXGhY ---> Số loại giao tử tối đa tính theo lý thuyết là: 4x2 =8
- Tế bào sinh tinh thứ 1: cho 4 loại tinh trùng là tối đa.
- Tế bào sinh tinh thứ 2: cho 4 loại tinh trùng là tối đa.
Vì số loại giao tử theo lý thuyết là 8 ---> Tế bào sinh tinh thứ 3 sẽ cho tinh trùng với tế bào 1 hoặc tế bào 2
---> Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//abXGhY , khi giảm phân bình thường (có xảy ra hoán vị gen ở kì đầu giảm phân I) cho 8 loại tinh trùng là tối đa.
chúc em học tốt nhé!

 
V

vudinhtuan1995

..............................................................................
 
Last edited by a moderator:
V

vudinhtuan1995

thầy ơi, thầy xem cho em cái ,em làm thế này không biết sai ở chỗ nào.
Mỗi tế bào sinh tinh khi có hoán vị gen xẽ cho 4 loại tinh trùng khác nhau\Rightarrow 3 tế bào sinh tinh xẽ cho 4.3=12 loại tinh trùng tối đa và xẽ cho ít nhất là 4 tinh trùng.
thầy giải thich giúp em cái. em chúc thầy mạnh khỏe ạ
 
V

vudinhtuan1995

........................................................................
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập NP, GP

Chào em!
Ở bài này, em cần chú ý đến cả kiểu gen AB//abXGhY của các tế bào nữa. Vì cặp AB/ab khi GP có hoán vị gen, tối đa cho 4 loại giao tử, kiểu gen XGhY khi GP cho 2 loại giao tử. Do đó số giao tử tối đa tổ hợp lại chỉ có thể là 8, không thể là 12 được.
Ở đây ta xét đến 3 tế bào sinh tinh, mỗi tế bào có thể cho tối đa 4 loại giao tử, nhưng sẽ có 1 tế bào sinh ra các giao tử giống với các giao tử sinh ra từ 2 tế bào còn lại.
Chúc em học tốt nhé!
 
V

vudinhtuan1995

em cảm ơn thầy nhiều ạ.câu ấy em đã hiểu rồi. thầy giúp em mấy câu này nũa
câu 1với 3 cặp gen dị hợp Aa ,Bb ,Dd nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau.khi cá thể này tự thụ phấn thì số loại kiểu gen dị hợp tối đa có thể có ở thế hệ sau là
a.27
b.16
c.18
d.19
 
H

hoan1793

Để mở đầu cho chủ đề, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi trong đề thi thử của 1 trường, các em cùng tham gia thảo luận nhé!
Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 4: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9

Chúc các em học tốt!


Câu 1:[/B] Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9

Câu 2:[/B] Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 . B. 1/256 . C. 1/128 . D. 62/64

Câu 3:[/B] Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã . B. Khi dịch mã . C. Lúc phiên mã . D. Trước phiên mã

Câu 4:[/B] Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 . B. 1/16 . C. 1/4 . D. 1/9

Dạ cô cho đáp án đi ạ :confused:

p/s : Không post bài loài lề nhé mọi người

Cô ơi sao để mấy bạn post bài lung tung vậy ạ
 
Last edited by a moderator:
V

vudinhtuan1995

giai dáp án
câu 1: d.1/9
câu 2:d.62/64
câu 4:a. 1/18
 
Last edited by a moderator:
D

duyzigzag

cô ơi. tại sao câu 1 lại không có dáp án là 1/81 ạ
câu 1: chi có 1 th :AABBx AABB LÀ cho thế hệ lai không có sự phân ly kiêu hình\Rightarrow sác xuất là: 1/9 x 1/9=1/81
nhờ cô xem lại cho em cái.
câu 2:d.62/64
câu 4:a. 1/18

Câu 1 chọn xong nó tự thụ. đâu có chọn 2 cái rồi lai lại với nhau đâu.
 
H

hocmai.sinhhoc

Đáp án một số câu hỏi trong đề thi thử

Chào các em!
Đáp án của 4 câu hỏi trên là: 1D, 2D, 3D, 4A.
Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
Hướng dẫn: F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ: 9/16 hoa có màu, 7/16 hoa màu trắng  Xuất hiện tương tác gen
Quy ước: A-B-: có màu, A-bb + aaB- + aabb: hoa trắng
Khi lấy ngẫu nhiên cây hoa có màu đem tự thụ phấn , thế hệ lai không có sự phân li về kiểu hình, thì F2 lấy ra phải có kiểu gen AABB.
Khi lấy ngẫu nhiên cây hoa có màu thì ta chỉ xét đến các cây hoa có màu ở F2, xác suất thu được cây có KG AABB là 1/9.
Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
HD: Xác suất thu được con có da đen (AABBCC) là: ¼.1/4.1/4 = 1/64.
Xác suất thu được con có da trắng (aabbcc) là: ¼.1/4.1/4 = 1/64.
Xác suất thu được con có da nâu là: 1 – (1/64 + 1/64) = 62/64
Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 4: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9
HD: Để con sinh ra mắc bệnh, thì cả vợ và chồng đều có kiểu gen dị hợp, xác suất để cả vợ và chồng sinh ra có kiểu gen dị hợp là 2/3 . 2/3
Xác suất để sinh ra con trai mắc bệnh là: 2/3 . 2/3. ¼. ½ = 1/18.
Các em có thể tham khảo các đề thi đại học, cao đẳng của một số trường và đưa những câu hỏi mình thắc mắc lên diễn đàn để các bạn cùng thảo luận nhé!

Chúc các em học tốt!

 
C

cobemuadong1102

1. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 5100 A. Gen B có 15% A, gen b có 30% G.
1. Tính số lượng nu( Làm rùi)
2. Cho F1 có KG nói trên lai phân tích:
a) Vít sơ đồ lai về KG trog trường hợp F1 xảy ra đột biến dị bội khi giảm phân tạo giao tử.
b) Tính số lượng từng loại nu trog mỗi loại hợp tử nhận dc từ phép lai trên.

2. 1 ptử ADN chứa H=11000 và có M= 27.10^5 dVC. ADN này chứa 5 gen có L lần lượt dài hơn nhau 255 A. Số nu loại A của 5 gen đều = nhau.
_ Trong mạch thứ nhất của gen 1 có: A= 10%, G=20%
_ Trong ......................................2 có: A= 200, G=300
_ ................................................3 có: A= 300, G= 400
_ ................................................4 có: A= 350, G= 400
_ .................................................5 có: A= 500, G= 450

Bít L của gen 1< gen 2< gen 3< gen 4< gen 5 và M của 1 nu là 300 dVC.

a) Tính L của mỗi gen.
b) Tính số nu mỗi loại của từng gen.

3. Có 2 gen M và N nằm trong cùng 1 tế bào. L của gen M dài hơn L của gen N là 326,4 A. H của gen M nhiều hơn H của gen N là 150. 2 gen M và N đều wa 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi mt nội bào cung cấp 26544 nu tự do, trong số nu này có 7266 G.
1. Tìm L của gen.
2. Tính số nu tự do mỗi loại cần dùng cho wá trình tự sao nói trên.
3. Trong số gen con tạo thành từ gen M và gen N, có bn gen con có 2 mạch đều dc cấu thành từ cá nu tự do mt nội bào cung cấp? Tính số nu từng loại của các gen đó.

Nhờ mọi người chỉ cho em giải mấy bài này, em yếu môn sinh lém nên mog mọi người vít kĩ càng hay hoặc là chỉ cách giải và vít công thức. em cám ơn.

:khi (46)::khi (46)::khi (67)::khi (67):
 
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Gen mã hóa cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin, một đột biến xảy ra làm cho gen mất 3 cặp nuclêôtit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc của gen nhưng không liên quan đến bộ ba mã khởi đầu và bộ ba mã kết thúc . Trong quá trình phiên mã môi trường nội bào đã cung cấp 5382 ribônuclêôtit tự do. Hãy cho biết đã có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp?
A. 5 mARN. B. 4 mARN. C. 8 mARN. D. 6 mARN

Câu 2: Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài. F1 có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn; 3/8 mắt đỏ, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu; gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn).
Kiểu gen của ruồi F1 là
[tex] A. X^A_B X^a_b x X^A_B Y[/tex]. [tex]B. BbX^A X^a x BbXAY[/tex]
[tex]C. AaX^BX^b x AaX^bY[/tex] D. AaBb x AaBb

Câu 3:Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa xAa). Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là
A. 9/64. B. 81/256. C. 27/64. D. 27/256.

Câu 4: Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD : lông đen, Dd : tam thể, dd : lông vàng). Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau:
Mèo đực : 311 lông đen, 42 lông vàng. Mèo cái : 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 tam thể
Tần số các alen D và d trong quần thể ở điều kiện cân bằng lần lượt là:
A. 0,726 và 0,274. B. 0,654 và 0,346. C. 0,871 và 0,129. D. 0,853 và 0,147

Câu 5:Một gen dài 0,408 micrômet (µm). Alen A có 3120 liên kết hiđrô; alen a có 3240 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 có số nuclêôtit thuộc các alen trên là A = 1320 và G = 2280. Kiểu gen đột biến của thể đột biến nói trên là
A. AAA. B. Aaa. C. aaa. D. AAa.

Câu 6:Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25kcal; sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng 2,5 kcal; sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5kcal. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 là bao nhiêu?
A. 5%. B. 20%. C. 1%. D. 10%.


 
Top Bottom