lớp sinh học 11 nè(welcome to biology class)

O

oanhonkiem

nói jì lạ wá bạn ui! Nếu mở như vậy mọi người nghe đã sợ rùi! Nếu muốn thành công hãy đợi mình " luyện công luyện khí" viết một bản báo cáo, kế hoạch thiệt " nuột nà" gủi cấp trên để bạn mở lớp nhá! Hy vọng tớ và cậu sẽ làm ăn tốt đấy! heeeee;)

nói
cái khỉ gì vậy bớt nói lung tung đi được ko??? tôi mà là modd chắc tui đeo nick của ông lâu rồi. Kiếm chố khác mà tán phét đi mà bên nơi trò chuyện cua mem box sinh ấy chỗ đó vui lắm ( 3 tháng mà chẳng ai vào)
 
V

vinhx6

cho tôi gia nhập với tôi là vinh học sinh 11 biết chút ít nhưng cũng nhiều điều khó hiểu khi nào rãnh tôi sẽ pót vài câu lên thử xem.
 
O

oanhonkiem

ùh biết làm sao được!! chán thì vẫn chán chứ sao??? đến lớp ko có bạn buồn này!! mả cứ ra khỏi trường là rủ đi chơi game chán nữa nè!!! học kém thua người ta nè nhiều nhiều lắm
Hỏi bài mà chưa ai trả lời nè mà thự này kiểm tra roài nhiều môn quá chẳng biết tinh sao nữa
ôi!! mà ai trả lời mấy câu trước hộ tôi với có cần tui phải trích dẫn mấy bài đó hông vậy?????
 
H

hunganhdo

lâu không vào, cho các em 11 ít cái này, đọc đi cũng hay lém!
Các phương thức trao đổi chất và năng lượng của sinh vật
Toàn bộ sinh giới được chia thành hai nhóm chính: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.
a) Sinh vật tự dưỡng: gồm tất cả cây xanh, một số vi khuẩn và tảo có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc năng lượng từ các phản ứng hoá học tạo ra để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ đơn giản
Năng lượng sử dụng trong quá trình tổng hợp là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) nhờ có chất diệp lục (cây xanh...) hoặc năng lượng được tạo ra từ các phản ứng hoá học (hoá năng) do một số vi khuẩn thực hiện.
Sinh vật tự dưỡng được chia làm 2 nhóm. Đó là:
- Nhóm sinh vật quang tổng hợp: cây xanh, vi khuẩn lam và tảo.
- Nhóm sinh vật hoá tổng hợp: một số vi khuẩn.
b) Sinh vật dị dưỡng: gồm tất cả động vật, một số nấm, virut và phần lớn vi khuẩn.
Chúng không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể mà phải lấy các chất hữu cơ có sẵn do các sinh vật tự dưỡng chế tạo, cung cấp một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể lấy từ năng lượng được tích luỹ trong thức ăn có nguồn gốc là cây xanh.
Các sinh vật dị dưỡng được chia thành nhiều nhóm:
- Nhóm dị dưỡng toàn phần gồm: các sinh vật ăn thực vật, các sinh vật ăn động vật và các sinh vật ăn tạp
- Nhóm cộng sinh
- Nhóm hoại sinh
- Nhóm kí sinh
 
S

silent_hero

Thấy box nhà ta đông vui quá. cho mình tham gia với có được không vậy. mình cũng lớp 11 đây
 
S

silent_hero

Mình có đôi dòng ra mắt mọi người đây:
Trao đổi vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Cấu trúc và chức năng của một tế bào sống liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các phản ứng hóa học. Trao đổi chất là tổng các phản ứng hoá học do tế bào thực hiện gồm 2 loại:
- Các phản ứng giải phóng năng lượng - Các phản ứng toả nhiệt
- Các phản ứng thu năng lượng - các phản ứng thu nhiệt

Đối với một số nhóm VSV thì nguồn năng lượng là chất dinh dưỡng đã được tế bào hấp thụ. Khi các liên kết hoá học trong các chất dinh dưỡng bị đứt, năng lượng được giải phóng ở dạng hoá năng và sẽ được tế bào hấp thu, thu nhận để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau (tổng hợp các cấu trúc tế bào, tổng hợp các hợp chất cao phân tử, sử chữa và duy trì tế bào, sinh trưởng và sinh sản, di động, tiếp hợp...).

Với một nhóm VSV khác thì nguồn năng lượng lại là ánh sáng. Chúng chuyển hoá quang năng thành hoá năng để sử dụng cho các quá trình trao đổi chất.

- Quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng và chế biến để tổng hợp ra các hợp chất riêng của tế bào được gọi là quá trình đồng hoá (còn gọi là quá trình trao đổi chất xây dựng hay trao đổi chất kiến tạo)
- Ngược lại quá trình phân huỷ các thành phần của tế bào VSV được gọi là quá trình dị hoá.
- Hai quá trình trên tương tác với nhau và diễn ra đồng thời.
Quá trình đồng hoá bao giờ năng lượng tự do của sản phẩm cũng lớn hơn năng lượng tự do của các chất phản ứng. Còn trong quá trình dị hoá, năng lượng tự do của các chất phản ứng bao giờ cũng lớn hơn năng lượng tự do của sản phẩm.

Quá trình ôxi hoá - phân huỷ kèm theo sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Ở tế bào VSV, số lượng các chất dự trữ thường rất nhỏ, do vậy chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.
 
S

silent_hero

Các loại tự dưỡng
Các vi khuẩn này có những nhu cầu dinh dưỡng đơn giản nhất. Chỉ dùng dioxit carbon như nguồn carbon duy nhất, các hợp chất amoni như là nguồn nitơ duy nhất, chúng tạo ra được tất cả các hợp chất riêng cho chúng như vitamin, đường, axít amin và các nucleotit.

Các vi khuẩn hóa tổng hợp hay hóa tự dưỡng lấy năng lượng cho mình nhờ oxy hóa các hợp chất vô cơ như amoniac (NH3), hoặc hydro sunfua (H2S). Quan trọng hơn cả là những vi khuẩn nitrat hóa gồm Nitrosomonas và Nitrobacter, chúng thúc đẩy chu trình nitơ bằg cách biến các hợp chất amoni thành nitrit (NO2) và nitrát (NO3). Những vi khuẩn oxy hóa sunfua như Thiobacillus cũng có vai trò tương tự trong chu trình sunfua, chúng biến sunfua hidro và các hợp chất sunfua khác thành sunfát, là hợp chất mà cây có thể hấp thu trục tiếp theo phản ứng sau:

H2S + 2 O2 ® SO42- + 2 H+

Một số vi khuẩn này phát triển mạnh trong nước có độ axít cao của các suối nước nóng và loài Sunpholobus acidocaldarius không sống được ở nhiệt độ dưới 550C. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt đọ 70 - 750C với pH khoảng 2 - 3.

Có 3 nhóm vi khuẩn quang hợp gọi là vi khuẩn lục sunfua, đỏ sunfua và đỏ không sunfua. Ðối với chúng oxy là chất độc.
Chất cho hidro được kí hiệu là H2X, nhưng không bao giờ là nước.Đối với vi khuẩn lục sunfua, đỏ sunfua đó là sunfua hidro, còn đối với đỏ không sunfua thì đó là các phân tử hữu cơ nhỏ như axít lactic, axít pyruvic hay ethanol. Sắc tố quang hợp chính ở bọn lục sunfua là chlorobium chlorophyll, rất giống với diệp lục ở cây xanh. Ở 2 nhóm kia thấy loại sắc tố tương đối khác là bacteriochlorophyll.
 
Last edited by a moderator:
S

silent_hero

Các loại dị dưỡng
Ða số vi khuẩn là dị dưỡng, có nghĩa chúng lấy năng lượng do phân hủy các hợp chất hữu cơ có sẵn. Chúng thường là sinh vật hoại sinh, dinh dưỡng trên xác chết hữu cơ bằng cách tiết enzym và hấp thu sản phẩm hòa tan của hoạt động enzym. Các dạng vi khuẩn dị dưỡng khác nhau dinh dưỡng trên các hợp chất hữu cơ khác nhau. Nguồn năng lượng hữu cơ có thể đơn giản như metan (CH4), hoặc phức tạp như celluloz. Thường thường chúng sủ dụng những hợp chất trung gian như axít lactic, axít pyruvic hoặc glucoz. Một số ít loài có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ vòng có trong dầu mỏ. Nói chung vi khuẩn hoại sinh có một vai trò sống còn về mặt sinh thái như những tác nhân phân hủy để đảm bảo nguồn cacbon, nitơ và các nguyên tố khác dưới dạng mà cơ thể sống có thể dùng được.

Trong phòng thí nghiệm, người ta đã tách riêng nhiều loài vi khuẩn này, xác định rõ đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của chúng và độ mẫn cảm với oxy. Người ta cho rằng các loài kỵ khí bắt buộc là gần với những sinh vật đầu tiên. Oxy ức chế sự sinh trưởng của chúng, do đó chúng sống hạn chế sâu dưới đất, dưới đại dương, vùng bùn lắng nước ngọt, nơi không có oxy. Một số ít loài kỵ khí nghiêm ngặt, như các vi khuẩn khử sunfat, Deslphovibrio, có khả năng sử dụng oxy ở dạng hợp chất. Các vi khuẩn hiếu khí lấy năng lượng bằng cách sử dụng oxi để phân hủy các chất dinh dưỡng. Một số loài là hiếu khí bắt buộc nhưng đa số là hiếu khí không bắt buộc, có nghĩa là khi thiếu oxy chúng có thể sủ dụng oxy dưới dạng hợp chất. Ví dụ các vi khuẩn nitrat hóa bình thường vẫn hô hấp hiếu khí, nhưng chúng có thể phân hủy nitrat (NO3) hay nitrit (NO2) khi thiếu oxy.

Một số loài vi khuẩn tạo các tập đoàn cộng sinh với các sinh vật khác. Ðôi khi sản phẩm tạo ra là đôi bên cùng có lợi, như trong trường hợp các nốt sần rễ cây họ đậu hoặc các vi khuẩn tiêu hóa celluloz như ở bọn nhai lại. Một số tương đối ít vi khuẩn là gây bệnh, mặc dù các bệnh chúng gây nên có thể là nghiêm trọng. Nhiều vi khuẩn là có lợi, ví dụ như các vi khuẩn sản sinh ra vitamin K sống ở ruột người, hoặc các vi khuẩn tạo axít ở da giúp bảo vệ da chống lại các dạng gây bệnh khác.

Trong nhiều trường hợp các triệu chứng bệnh xuất hiện là do vi khuẩn tiết ra các độc tố ức chế các con đường chuyển hóa quan trọng của tế bào chủ. Các độc tố tiết ra bởi Clostridium botulinum, gây bệnh ngộ độc thức ăn, và C tetani, gây bệnh cứng hàm hay uốn ván, là những độc tố mạnh nhất được biết. Các độc tố này hãn hữu gây hại cho người vì các loài Clostridium thường sống hoại sinh trong đất, chúng tiết độc tố là để ức chế các vi khuẩn khác trong cạnh tranh lấy cùng loại thức ăn. Một số khác vi khuẩn và nấm sản sinh ra các chất mà gọi là các chất kháng sinh cũng với mục đích như thế. Chúng thường chỉ có hiệu quả chống lại các kiểu chuyển hóa vi khuẩn và nhiều chất như penicillin, streptomicin và actinomicin là những dược liệu tối quan trọng để chữa các bệnh nhiễm khuẩn.
 
S

silent_hero

Lịch sử và một số học thuyết
* Jean-Baptiste Lamarck là nhà tự nhiên học người Pháp (thế kỷ 19) có công lao chống lại thuyết sinh vật bất biến. Theo ông các điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể sinh vật và gây lên những biến dị và có thể di truyền cho đời sau.
* Charles Darwin (người Anh) đặt nền móng cho lý luận tiến hóa, ông đã nghiên cứu rất nhiều biến dị ở các loài khác nhau. Theo ông có 2 loại biến dị: biến dị xác định và biến dị không xác định. Quá trình phát sinh biến dị: do điều kiện môi trường và bản chất bên trong cơ thể, trong đó bản chất cơ thể là nhân tố quan trọng nhất, còn điều kiện môi trường chỉ đóng vai trò kích thích sự xuất hiện biến dị.

Hai thuyết này mới chỉ phản ánh hiện tượng biến dị chứ chưa vạch ra được bản chất của biến dị.

1856-1865 phát hiện ra qui luật Mendel. 1903 Hugo de Vries đưa ra khái niệm đột biến để chỉ những biến đổi xảy ra đột ngột của tính trạng di truyền và xây dựng thuyết đột biến trên cơ sở nghiên cứu các loài thuộc Oenothera.

Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện tác dụng gây đột biến của các tia phóng xạ và nhiều chất hóa học. Các đột biến nhân tạo cũng đã thúc đẩy phát triển di truyền học và ứng dụng trong chọn giống.
 
T

tieuho0101

Nhưng mà cho em hỏi:các anh mở lớp nhưng mà phải chuyên về phần nào nhỉ?
Và lịch học thì như thía nào đây?
 
Q

quynhdihoc

uhm , bình tĩnh nhé bạn, mình cũng đang chờ mà, xem nào, nếu ai có khả năng thì cũng có thể tự đứng ra tổ chức cơ mà, đâu nhất thiết là cứ phải chờ nhỉ.

còn về phần chuyên á, uh, chắc là đến khi nào có người dạy rồi chia theo lớp bạn ạ, không thì sẽ chia ra từng chuyên đề, dù sao cũng phải học để thi đại học mà, k lo gì cả.

còn lịch cụ thể thế nào thì tớ k biết đâu.. Có gì tớ sẽ liên hệ cho các bạn sau.
 
S

silent_hero

Đây là nơi bạn đặt câu hỏi về các vấn đề mình quan tâm.......
Trọng tâm là những phần trong sinh học lớp 11......và mở rộng ra cả đại học như : di truyền-biến dị, trao đổi năng lượng và chuyển hoá vật chất ở đọng thực vật........:cool::cool:
 
Q

quynhdihoc

uhm, mình k biết bạn múôn hỏi về vấn đề nào nữa, nhưng nếu ý bạn theo ý của silent_hero hiểu thì bạn ấy trả lời đúng rồi đấy, cái topic này không dành cho bất cứ lớp nào cả, nếu ai muốn tìm hiểu thêm thông tin thì có thể vào đây. Còn chuyên thì sẽ k rõ được đâu bạn.
 
S

silent_hero

1. Những hiện tượng di truyền

- Mỗi alen trong cặp gen tương ứng có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian là cơ sở cho nhân đôi nhiễm sắc thể góp phần đảm bảo cho nguyên phân, giảm phân, thụ tinh xẩy ra bình thường, vật chất di truyền ổn định qua các thế hệ.

- Nếu là gen cấu trúc, chúng tổng hợp mARN chỉ huy tổng hợp prôtêin để hình thành tính trạng.

- Mang gen quy định việc hình thành tính trạng. Nếu trên cặp nhiễm sắc thể chứa một cặp gen alen thì có thể tuân theo nội dung các định luật di truyền sau:

+ Di truyền trội lăn.

+ Di truyền phân tính F2.

+ Do truyền trội trung gian.

+ Di truyền đồng trội.

+ Di truyền gen đa hiệu.

+ Di truyền gen trên nhiễm sắc thể giới tính X.

+ Di truyền gen trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

+ Di truyền tê bào chất.

( Mỗi quy luật di truyền tự đưa ra một sơ đồ lai để minh hoạ)

2. Những biến dị xảy ra trên một cặp gen

- Thay đổi về số lượng các alen cùng với các hiện tượng đột biến đa bội, dị bội.

- Đột biến cấu trúc gen như mất nuclêôtit, thay thế nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác, thêm nuclêôtit, đảo vị trí nuclêôtit. Những đột biến nói trên làm thay đổi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit tạo nên các alen mới. Ví dụ đột biến hồng cầu cấu hình lưỡi liềm ở người...
 
Q

quynhdihoc

Ấy, mình quên mất đây là topic 11, hì, mấy bài trên mình post nhầm chỗ à, đau lòng quá, k để ý gì hết.
Thôi để đó cho các bạn khác tham khảo nhỉ.
 
Last edited by a moderator:
O

oanhonkiem

xin lỗi các bạn có nhầm ko đây là topic lớp 11 mà nên post nhưng bài thuộc ct 11 cải cách chứ
nêu có nhiều người ngu như tui chắc họ vào topic lớp 9 thì mới đúng là ct lớp 11 àh
Nhưng chân thành cảm ơn các bạn nhiều nhiều
 
O

oanhonkiem

TẠI SAO NÓI TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON LÀ GIAI ĐOẠN TIÊU HOÁ QUAN TRỌNG NHẤT?

Vì ở miệng và dạ dày thức ăn mới chỉ biến đổi chủ yếu về mặt cơ học nhờ răng và cơ thành dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hoá học chủ yếu ở ruột. Ở ruột, nhờ có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các phần tử tương đối đơn giản như mantôzơ và chuỗi pôlipeptit ngắn.
Chỉ riêng prôtêin là loại thức ăn có cấu trúc phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi cũng rất phức tạp, cần tới 7 loại enzim khác nhau, trong đó ở dạ dày chỉ có pepsin biến đổi thành các pôlipeptit chuỗi ngắn (khoảng 8 – 10 axit amin). Còn lại là do các enzim từ tuyến tuỵ và tuyến ruột tiết ra phân cắt các chuỗi pôlipeptit đó ở các vị trí xác định, cuối cùng thành các axit amin. Các enzim đó là: tripsin, chimotripsin, cacboxipeptiđaza, aminopeptitaza, tripepetitđaza và đipeptiđaza gọi chung là peptiđaza.
 
O

oanhonkiem

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nêu những điểm khác nhau của cơ quan tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp.
2. Quá trình tiêu hoá quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hoá? Vì sao?
3. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng được thể hiện như thế nào?
4. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất
Tiêu hoá ở ruột là giai đoạn tiêu hoá quan trọng nhất vì:
A. ruột là bộ phận dài nhất trong ống tiêu hóa
B. bề mặt hấp thụ của ruột lớn
C. ở ruột có đầy đủ các loại enzim để phân giải tất cả các loại thức ăn
D. cả A và B
E. cả B và C
5. Nêu rõ cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hoá.
 
O

oanhonkiem

1. Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hoá thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp.
2. Trình bày sự tiêu hoá ở động vật nhai lại
3. Hãy chọn phương án trả lời đúng
Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
A. Vì khối lượng thức ăn hằng ngày lớn
B. Vì có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật
C. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể
D. Cả A, B và C
4. Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở gia cầm
5. Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
Tiêu hoá
Hô hấp
Tuần hoàn
Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
Cân bằng nội môi


bài tập đây ai giải thích hộ mình với
sắp kiểm trả 1 tiết rồi
 
Top Bottom