Tác phẩm 1 : " Chữ người tử tù "
A - Nội Dung
I ) : Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
*Cảnh ngộ : Vốn là thủ lĩnh của nh kẻ ngang tàng dám đứng lên chống lại triều đình , nay bị kết án giam cầm , đợi ngày ra pháp trường . Ông là kẻ tử tù , là ng sắp đi vào cõi chết . " Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn " ( Ng Du ) . Song , dù sa cơ thất thế , ông vẫn sống nh ngày thật ung dung đường hoàng , dũng khí và tài năng của ông vẫn là 1 sức mạnh vô hình khiến nh kẻ đối nghịch phải e dè , khiếp sợ .
*Huấn Cao trong Chữ ng tử tù là 1 trong nh hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp vang bóng 1 thời theo quan niệm thẩm mĩ của Ng Tuân .Ở con ng ông nổi bật 2 phẩm chất : anh hùng và nghệ sĩ .Khí phách trọc trời khuấy nước và tư thế hiên ngang của ng anh hùng xả thân vì nghĩa lớn hiện lên rờ rờ trong tph
*Mở đầu câu chuyện , Huấn Cao đc liệt vào danh sách nh tội phạm nguy hiểm : kẻ đứng đầu bọn phản nghịch , 1 trong 6 tên tù án chém . Nhưng trong câu chuyện , Huấn Cao đc nhắc đến như 1 nhân vật đã trở thành huyền thoại .Tài viết chữ đẹp đến mức siêu phàm , đến nỗi có kẻ mất ăn mất ngủ vì muốn có đc vài ba chữ của ông .Đó là 1 phẩm chất mang tính VH , nghệ sĩ , chỉ nh ng trí thức có hoài bão , có chí lớn mới tu dưỡng rèn luyện mà gìn giữ được . Nh chữ ấy đâu phải vật vô tri vô giác , nó nói lên cái hoài bão tung hoành cả 1 đời mỗi con ng .Ngoài cái tài viết chữ đẹp , ông còn có tài bẻ khoá và vượt ngục , văn võ song toàn ! Như vậy , cái dũng khí phá bỏ gông xiềng của ông Huấn cũng vang dội , lan truyền trong vùng như 1 huyền thoại khiến chính nh con ng nắm dữ gông xiềng phải nể sợ .Nhân vật xuất hiện trong sự tương phản giữa uy danh lừng lẫy và thân phận tội đồ đã bắt đầu tạo kịch tính cho câu chuyện .
*Hoàn cảnh ngục tù chính là tình huống lửa thử vàng . Suốt nửa tháng trong đề lao của 1 tử tù án chém , Huấn Cao chưa 1 phút tỏ ra run sợ , nao núng . Bất chấp thái độ của ngục quan , ông luôn tỏ ra lạnh lùng bình thản , thậm chí còn cố ý làm ả khinh bạc đến điều, khi đc biệt đãi và sẵn sàng đón nhận sự trả thù tàn bạo . Sự đối lập trong vị thế của kẻ tử tù và viên quản ngục cũng như sự tương phản gay gắt giữa thái độ của HC và ngục quan khiến cho diễn biến sự việc trong đề lao luôn căng thẳng , đẩy mấu thuân lên đến cao trào . Có lúc vị thế của 2 bên dường như bị đảo ngược : kẻ tử tù chỉ nói 1 lời "nhà ngươi đừng đặt chân vào đây " mà ngục quan đã tuyệt đối tuân theo , ko 1 lần dám đặt chân vào buồng giam ông Huấn . Ngay cả ở trong tù , khí phách của HC vẫn còn có sức mạnh áp đảo đối phương .
*Nhưng con người đầy dũng khí , con người "nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình " ấy , khi biết đc tâm sự của viên quản ngục , ông đã thay đổi hẳn thái độ . Con ng thừa có dũng khí và tài năng này lại là 1 tâm hồn nghệ sĩ dễ rung cảm với cái đẹp , cái thiên lương . Trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ngục quan , HC đã dành trọn đêm cuối cùng của đời mình để cho Y được thoả nguyện lòng mong ước .Mâu thuẫn đc cởi bỏ , một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã hiện ra 1 cách rực rỡ trong đề lao . Nó diễn ra như 1 câu tr huyền thoại , đầy kịch tính . Vì giữa cái nhà ngục đầy bóng tối , phân chuột , gián , rệp , ... lại cháy lên 1 ngọn đuốc lửa rừng rực và sáng lên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ . Vì nhà ngục vẫn là nơi giam cầm , đày đoạ con ng , biểu tượng cho gông xiềng dã man lại diễn ra 1 việc trái khoáy : ng ta viết chữ tặng nhau , cứ đàng hoàng bình thản như ở ngoài đời . Vì ông HC là tử tù , cổ đeo gông , chân vướng xiềng mà rất ung dung viết chữ , rất đường hoàng khuyên nhủ quản ngục . Còn thầy quản và viên thơ lại vốn là ng cai tù mà phải khúm núm run run. Như chấp nhận 1 đổi thay ngôi thứ giữa 2 vị thế con ng . Đó là 3 điều nghịch lí làm nên 1 bức tranh tuyệt tác vừa hiện thực vừa siêu thực , " có thể làm đầu đề cho nh hoạ sĩ nào ưa vẽ nh cảnh đặc biệt Việt Nam " . Bức tranh ấy hiện thực , vì nó hội tụ đủ màu sắc , hình khối , đường nét , có mùi thơm của thứ mực tàu hảo hạng . Bứa tranh ấy siêu thực , vì nó kì diệu , huyền ảo , giàu ý nghĩa biểu tượng . Trong bức tranh ấy , hình tượng nhân vật HC hiện lên ***g lộng , kì vĩ . Ông ung dung , lặng lẽ viết như dồn cả tâm lực vào từng nét chữ . Ông giải thích ý nghĩa từng dòng chữ , rồi thưởng thức mùi thơm , nâng ng quản ngục đứng dậy , đứng thật thẳng , và cuối cùng , ông khuyên quản ngục nên tìm về quê mà ở , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ . Ở đây , khó giữ thiên lương cho lành vững .Hai phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ trong 1 con ng đều dành để tôn vinh cái đẹp , 1 cái đẹp hiển hiện trong nh nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời con ng . Những nét chữ ấy , những lời nói chân thành ấy , phải chăng là di huấn thiêng liêng mà ng anh hùng có trí , có dũng , có nhân , con ng biểu tượng cho cái đẹp và văn hoá truyền thống đã thức tỉnh viên quản ngục và thầy thơ lại . Từ thân phận của kẻ tử tù nơi đề lao tăm tối , hình tượng HC vụt trở nên rực sáng , uy nghi trong tư thế của ng hướng đạo với sức cảm hoá ko gì cưỡng nổi , khiến ngục quan chỉ còn biết cúi đầu : " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh " .
*Đánh giá nhân vật :
Huấn Cao là hình tượng thẩm mĩ tuyệt đẹp cả về ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật .
Ông tiêu biểu cho nh con ng mang đạo lí truyền thống VN từng vang bóng 1 thời : Có nhân , trí , dũng , nh con ng giàu sang ko thể quuyến rũ , nghèo khó ko thể chuyển lay , uy vũ ko thể khuất phục .
Hình tượng ấy vừa là khát vọng thẩm mĩ , vừa là kết quả của 1 tài năng sáng tạo mà nhà văn đem lại cho chúng ta .