Lớp học đạo đức, cách làm người và suy nghĩ. :D

A

anh_anh_1321

Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không?
Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.
Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?
Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.
Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể (về thời gian) xưa khác nay, theo môi trường nhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng...
Trước kia khi chúng ta chào người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ... thì thường cúi đầu nói "lạy ông, lạy bà, lạy cụ...". Ngày nay, người lớn, trẻ em khi chào chỉ nói: "cháu chào ông, chào bà...". Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận. Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt tay nhau kể cả giữa nam nữ, giữa người trên, người dưới (thường người trên giơ tay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻ giơ tay bắt tay người già.
Về môi trường, địa điểm. Ở gia đình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư. Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi mua hàng...) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính kiến, chính trị... Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không bình luận. Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện thoại, địa chỉ... Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.
Cách xử thế của mỗi cá nhân trong giao tiếp xã hội được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài hàng ngàn năm tiến hoá của nhân loại và ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Nó gắn với nền văn minh của từng thời đại với đặc điểm văn hoá từng dân tộc, khu vực dân cư và có tính lịch sử cụ thể. Các biểu hiện của cách xử thế mang tính dân tộc, tính giai cấp, lái gắn với tính chất giới (nam nữ) với tuổi tác (già trẻ). Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính, cá nhân.

Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật.

Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn... cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thông của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận.

Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người hoàn toàn xa lạ nhau, thì lời giới thiệu của người thứ ba là rất cần thiết. Những lời giới thiệu về tên tuổi, chức danh địa vị xã hội cho phép hai người gặp nhau lần đầu đi vào quan hệ với nhau với những rui ro thấp nhất và tuân theo những quy ước chung.

Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác: con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi…). Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo dục.

Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc...

Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc về họ: không xâm phạm vào đời tư của họ, không sử dụng những đồ vật thuộc về họ mà không được họ cho phép... Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhị và sự dè dặt. Mỗi người chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra chung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn lên, ít được giáo dục: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi - chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi, nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng ... Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác.
 
A

anh_anh_1321

(tiếp theo phần trên)
Về những mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế và phép lịch sự.

Cuộc sống xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, những lời khuyên cho hành động của chúng ta có vẻ như độc đoán, khó nhớ. Thực tế chúng hợp thành một tổng thể được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Những nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế, cũng như phép lịch sự, đồng thời là những mục tiêu nhằm đạt tới là:

Trước hết là thực hiện tốt việc xã hội hoá. Mỗi cá nhân thừa nhận và tôn trọng những quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội. Mỗi cá nhân tham gia, hoà đồng vào xã hội và thích ứng được với cuộc sống cộng đồng.

Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy nhất vượt trội, sống tách biệt với người khác. Ở đây tính xã hội vượt lên tính cá nhân. Cá nhân hoà đồng vào xã hội.

Biết thích ứng, đó là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội. Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình. Ví dụ đến dự một cuộc họp, một buổi kỷ niệm cần ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, trong khi đến gia đình gặp người quen có thể chuyện trò vui vẻ, gọi nhau anh chị, mày tao ... Đến dự đám tang, không ăn mặc loè loẹt, không nói chuyện ồn ào, cần nói khẽ, nói ít, tỏ thái độ kính trọng, thương tiếc người đã mất...

Thứ hai là sự cân bằng, nguyên tắc điều chỉnh trật tự xã hội. Các quan hệ giao tiếp diễn ra trong sự trao đổi, có đi có lại. Ví dụ phải đáp lại lời chào, trả lời cảm ơn việc bạn bê mời ăn... thể hiện sự quan tâm đến nhau (người trẻ giúp đỡ người già đi lại, người già chú ý hướng dẫn người trẻ những điều chưa biết...).

Sự cân bằng đặt sự đồng ý trên sự đối lập, cho phép giải toả những xu hướng đối lập, cũng như đáp ứng nhu cầu bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong thực tiễn xã hội: ví dụ người dưới kính nể người trên, nhưng người trên phải thể hiện sự tôn trọng người dưới, đối xử bình đẳng, không hách dịch.

Vai trò của sự cân bằng là đảm bảo một sự công bằng nhất định, một giới hạn nhất định, một sự dè dặt nhất định trong trật tự xã hội. Mọi người dù cương vị xã hội thế nào thì chỗ đứng của họ phải được thừa nhận. Các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người đó, các thành viên của cộng đồng phải thừa nhận, dù họ ở địa vị xã hội cao hay thấp.

Như vậy có sự trao đổi và sự quan tâm lẫn nhau trong đối xử xã hội. Người ta không nhận gì hết nếu không cho lại cái gì, dù là tượng trưng (thái độ kính nể, trò chuyện bình đẳng ...). Người ta cảm ơn cô bán hàng đã tiếp đón mình, trả lời thư khi nhận được...

Sự cân bằng đem lại cho người ta cảm giác về sự công bằng, sự bền vững và sự thoải mái trong giao tiếp xã hội. Trái lại những mối quan hệ không cân bằng đem lại sự khó chịu và cảm giác danh dự, tình cảm của mình bị vi phạm (chào một người mà họ không thèm chào lại, mời một người đến nhà chơi, họ không đến lại không cho biết lý do trả lời...).

Sự hài hoà giúp cho việc thực hiện được sự cân bằng và thích ứng. Ví dụ như thích ứng với một môi trường mới, đến nơi ở mới và thiết lập được những quan hệ láng giềng tết. Chú ý tạo sự cân bằng trong quan hệ với người khác (người ta giúp mình, mình quan tâm giúp đỡ họ lại ...) đó là sông hài hoà với họ.

Sự hài hoà trong việc tự thể hiện bản thân về mặt hình thể nhu màu sắc, chất liệu quần áo, dáng vẻ đi đứng phải phù hợp với lứa tuổi, địa vị xã hội và hoàn cảnh cụ thể cũng có ý nghĩa quan trọng. Tránh việc người già ăn mặc lòe loẹt con gái ăn mặc hở hang, thanh niên cởi trần, mặc quần lót đi ngoài phố. Đó là những nguyên tắc về thẩm mỹ tối thiểu.

Sự hài hoà cũng đòi hỏi chú ý việc quản lý thời gian (gặp nhau nói chuyện ngắn hay dài tuỳ tình hình), địa điểm và cách xử sụ phù hợp với mồi trường chung quanh (ví dụ không nên đứng giữa đường, giữa hai xe máy, nói chuyện với nhau rông dài, nói to, cười to…).

Thứ ba là sự kính trọng: kính trọng người khác và tôn trọng mình, gắn bó chặt chẽ với nhau. Kính trọng người khác, là thể hiện sự coi trọng và quý mến họ. Kính trọng người khác còn thể hiện ở chỗ không làm gì mất mặt họ. Ví dụ nói xấu họ một cách bóng gió... không làm cho họ lúng túng hay trở nên lo lắng. Ví dụ không hỏi ông bố ngay ở nơi công cộng về cậu con trai nghiện hút, bỏ học, khiến người khác chú ý nghe và ông ta lúng túng, xấu hổ. Hãy làm ra vẻ không biết sai sót, vụng về của một người nào đó ở nơi công cộng. Ví dụ họ đang ăn cơm đánh rơi đũa, thìa ... không nên để ý đến sự vụng về ấy của họ.

Sự tôn trọng người khác gắn với việc tôn trọng bản thân, thể hiện việc bảo vệ danh dự cá nhân và ý thức tự trọng. Cần chú ý từ dáng vẻ bề ngoài của mình (vẻ mặt, cách đi đứng chững chạc, ăn mặc theo tuổi tác không lố lăng, kỳ dị) đến nơi giao tiếp của mình.

Tự trọng cũng là giúp người khác khi tiếp xúc với mình khỏi lúng túng (ví dụ họ phải tiếp xúc với người ăn mặc quá nhếch nhác, nói năng thô lỗ...). Mỗi người phải tôn trọng nếp sống chung. Ví dụ phải xếp hàng, không được vứt giấy ra đường, không vào một địa điểm tư nhân mà không được phép...

Một thể hiện khác của sự kính trọng là sự kín đáo trong giao tiếp xã hội. Sự kín đáo là nguồn gốc của cách khéo cư xử đi đôi với sự đè dặt cần thiết. Đó là nghệ thuật biết giữ gìn chỗ đứng của mình và quên đi những cái không cần thiết.

Khéo xử, tế nhị là không làm phiền người khác, không đi sâu vào đời tư của người ta, đồng thời lại chú ý đáp ứng những mong muôn của họ. Ví dụ họ muốn tìm chỗ ngồi, muốn lấy một tách cà phê ở cuộc họp...

Dè dặt là biết cách giữ gìn một khoảng cách giữa mình và người khác, đặc biệt khi ta ít quen biết họ, không kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết, hạn chế việc nam nữ ôm nhau nơi công cộng...

Việc nêu lên 3 nguyên tắc cơ bản nói trên cho thấy cách xử thế và phép lịch sự không phải là những công thức giả tạo và có phần lỗi thời như người ta nghĩ. Đó là những phương thức cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Người ta đã ví các quan hệ xã hội mà không có phép lịch sự thì như một ngôn ngữ không có văn phạm. Nếu ngôn ngữ cho phép có những câu nói vô cùng đa dạng thì phép lịch sự đem lại cho cách cư xử của mỗi cá nhân một sự phản ứng cơ động và sự sáng tạo phong phú.

Từ cách xử thế đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp xã hội mà người ta có nhận thức đúng đắn về bản thân và về người khác. Điều này giúp họ ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sông ngày càng phong phú. Cách xử thế thể.hiện vôn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các quan hệ xã hội.

Nó được tích luỹ đần đần, qua kinh nghiệm sống, qua được học tập, giáo dục, theo tuổi tác, theo công việc xã hội đang tiến hành và hoàn cảnh riêng tư.

Tóm lại, cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, họ làm việc có kết quả và sống thoải mái.
 
A

anh_anh_1321

Từ khi con người sinh ra, biết suy nghĩ, con người đã ý thức mình như là một bộ phận của tự nhiên, suy nghĩ về tự nhiên và suy nghĩ về chính mình. Mỗi người đều có một không gian tồn tại riêng nên mỗi người điều hòa nhập với cuộc sống một cách khác nhau và dĩ nhiên câu hỏi sống như thế nào cho "an hòa" cũng được trả lời bằng nhiều câu hỏi khác nhau.

Trong thuyết vô vi, Lão tử cũng đã khuyên chúng ta rằng hãy sống theo tự nhiên, hòa hợp cùng tự nhiên, đây là cách sống làm cho con người an hưởng được những khoảnh khắc tồn tại của mình. Sống theo tự nhiên không phải là sống phó mặc mà là sống theo quy luật, hòa theo quy luật và vận dụng quy luật tự nhiên làm giàu cho đời sống vật chất và tinh thần của mình, làm cho mình hạnh phúc.
Trong tác phẩm biện chứng của tự nhiên, Angghen cũng đã đề cập đến vấn đề con người phải sống theo quy luật của tự nhiên, nếu làm trái quy luật thì con người phải gánh nhiều hậu quả.

Thực sự, trong đời sống thường tại của mình, ai cũng suy nghĩ được điều đó! Ngay từ thời nguyên sơ, con người đã nghĩ đến việc làm nhà để tránh mưa bão, biết dùng da thú để may áo để chống lại giá rét, biết dùng thuyền nổi trên để di chuyển trên sông... Người nông dân khai canh tác họ trăn trở đến "mưa thuận, gió hòa"... Đó là những cách sống để thuận theo tự nhiên. Và kết quả, con người đã phát triển như ngày nay!

Tuy nhiên, sống "an hòa" không phải chỉ sống theo quy luật của tự nhiên bởi vì không gian sống của con người không chỉ với tự nhiên mà còn xã hội và bản thân con người nữa!

Nên theo tôi, sống "an hòa" phải đề cập đến 3 không gian Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.

Sống trong xã hội phải tuân thủ quy luật của xã hội, nhất là phải thực hiện được đạo đức và trách nhiệm.

Sống trong tư duy, tức là phải luôn suy nghĩ, phải học hỏi, phải tìm cách nào đó để tinh thần được thanh thản, nhìn thấy quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai. Phải luôn nhận thức mình trong những giây phút thực tại!
 
A

anh_anh_1321

phải biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
phải tránh xa sự đố kị, biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng.
phải biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
phải nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách…nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
thà chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi.
phải niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…
phải biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.
phải có sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
phải biết cách mỉm cười khi buồn bã… và biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
phải biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những ngọt ngào cạm bẫy.
có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
 
C

congchualolem_b

Định nghĩa và cách sống được nói nhiều rồi, sao ta lại k nói về giá trị và sự nâng niu cuộc sống này, mình nghĩ bàn luận và trao đổi sẽ giúp hào hứng và phát triển nhận thức hơn là việc cứ post những bài định nghĩa, mục đích của việc mình viết bài 10 điều tuổi trẻ thường đánh mất cũng là vì thế, các bn hãy thử nghĩ về 1 giá trị nào đó cần trân trọgn mà có nhiều ng đánh mất và hãy nêu nhận định của mình nha.
 
T

trinhluan

có hay không khi đạo đức con người chúng ta đang xuống cấp
mọi người cùng nói xem nào
 
C

congchualolem_b

Em nghĩ anh nói đúng đó, đạo đức con ng đang dần tụt dốc, đặc biệt là giới trẻ đang dần đi vào sa đọa, có rất nhiều hiện tượng nói tục, hành vi thô lỗ, học đòi người lớn theo những thói quen xấu, tự tung tự tác, đôi lúc còn vô lễ với thầy cô, đây là hiện tượng rất dễ thấy chứ k phải là chụp mũ.
 
Y

yurihoa

uhm đúng là đạo đức của con người đang tuột dốc do nhiều nguyên nhân như:
+ học theo cách nói của một số người
+ Đua đòi chạy theo kiểu cách ( thấy 1 người nói tục thì thấy hay bắt chước nói theo)
+Điều kiện sống tốt hơn trước khiến họ cảm thấy bản thân giống như một ông hoàng còn giáo viên chỉ là " nô lệ của đồng tiền" bị lệ thuộc bởi họ
+ Gia đình ít quan tâm đến hơn nên họ ko nhận ra hành vi nào là đúng hành vi nào là sai
VÂn vân........
Bởi thế mà đạo đức con người ngày càng đi xuống --> đây là sự tiêu cực của xã hội
 
Last edited by a moderator:
H

hobgoblin

Đạo đức của bạn là do bạn tự dữ lấy nhiều người sống trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có đạo đức tốt và biết vươn lên vượt khó

Tuy nhiên ko thể phủ nhận một hiện tượng đang buồn hiện nay là xã hội VN mình còn quá ít người biết vươn lên vượt khó

Xã hội VN mình hiện nay đã xuống cấp một cách trầm trọng!!! Nhiều người ko còn quan tâm tới nhau mà cũng ko muốn người khác quan tâm tới mình; từ đó khi bạn phạm phải một sai lầm nào đó sẽ chả có ai giúp đỡ hay bảo ban bạn và những con người đó càng lún sâu hơn; họ chỉ còn biết tới các thú vui mới hiện nay như chơi game hay lên "sàn"

Và đã có nhiều lí do được đưa ra cho các lối sống buông thả như trên; nhưng nếu nhìn lại bản thân bạn sẽ thấy mình hoàn toàn có thể vượt qua vì lẽ đó hãy sống vì mình trước rồi tới những người khác sau nhé (vì tôi nhớ có 1 câu nói nổi tiếng: "muốn đem lại hạnh phúc cho người khác hãy mang lại hạh phúc cho chinh mình trước đã") :))

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!!!
 
T

trang14

Nguyên nhân lớn nhất khiến đạo đức con người đang tụt dốc là do xã hội đã phát triển quá nhanh
---> con người không kịp thích ứng với môi trường mới ----> những người không đủ bản lĩnh lầm đường lạc lối là điều không thể tránh khỏi ^^!
 
Y

yenthang

Có một câu chuyện mới sảy ra về vấn đề lương tâm đao đức của nhà giáo ,
có 1 nữ sinh học lớp 10 mà quan hệ cùng môt lúc với nhiều thày chỉ vì mục
đích " xin điểm " !
nếu các bạn không tin thì vào http://diendan1.eva.vn/index.php mà tìm nhá !
 
C

congchualolem_b

Theo mình nghĩ hiện nay có chuyện xuống dốc về đạo đức một phần do cơ chế hội nhập, hội nhập một phần là tiến bộ nhưng mặt khác nó lại khiến giới trẻ quên đi những giá trị quý báu của dân tộc mà đâm sầm vào những cái mà họ cho là "xì tai" và hợp thời, vì cái hợp thời đó mà họ quên đi chính mình, quên đi cội nguồn và cho rằng đó là lạc hậu. Đó chỉ là phần nhỏ nguyên nhân mà thôi.
 
H

hobgoblin

Chắc lại vấn đề tâm lí chứ có gì đâu :) Tớ thấy thời buổi này chính vì then chủ nghĩa "đèn nhà ai nhà nấy rạng" đã làm cho con người ko được gấn nhau hơn!!! Ko biết chia sẻ với ai ko biết phải làm gì => Bơ vơ lạc lõng giữa thế giới và từ đó dễ bị nhiễm nhiều tệ nạn xã hội.

Ngày xưa còn ở khu tập thể mọi người ai cũng mở cửa đón chào hàng xóm nên cảm thấy gần gũi với những người bạn hàng xóm còn nhiều hơn với người nhà nên người ta mới có câu "bán anh em xa mua láng giềng gần". Tớ ngày xưa chuyên cầm đầu hội trẻ con chơi đủ thứ trò, nào là đuổi bắt đồ hàng nấu cơm, buổi tối còn ra cả khu văn hoá của cụm để chơi nữa. Nhưng từ hồi nhà tớ chuyển nhà tớ mới thấy quý những phút giây bên hàng xóm như thế nào.

Giờ đây trong một căn nhà tuy có rộng hơn nhưng chẳng còn hội trẻ em chơi đùa xóm tối suốt ngày chỉ biết ngồi nhà lên net đọc báo (ko chỉ có gia đình tớ mà còn nhiều gia đình khác đang phải sống trong hoàn cảnh như thế). Tớ lại thấy buồn :(

Rồi một ngày kia tớ về thăm khu tập thể cũ. Vẫn khu hà đó vẫn những gương mặt thân quen nhưng giờ đây bỗng dưng có một sự ngăn cách thật là lớn mà tớ ko biết nói sao. Tui trẻ thì đều lớn cả rồi chúng chẳng còn thiết chơi với nhau nữa, khung cảnh ngày xưa lại hiện về và tớ thực sự buồn trong sâu thẳm cõi lòng mình. Nhìn đứa em hàng xóm ngày xưa chúng nó ngoan thế nào thế mà h đã biết nói những lời thô tục tớ lại càng cảm thấy sót xa. Và khi nghe tin đứa em mình cưng nhất ngày xưa bây h đã bị đuổi học tôi thực sự đã shock. Hỏi ra mới biết nó nghiện game online đã 3 năm nay và h nhìn vào trong mắt nó tôi biết rằng đây ko còn là cặp mắt xinh tươi lanh lợi của ngày xưa, trông nó nhưng một người đi bụi lâu ngày h mới có dịp trở về nhà; mình lại cảm thấy lòng đau khôn xiết...

Bây h xã hội đã quá phát triển rồi trẻ em VN ko còn như ngày xưa nữa chúng đã thay đổi, thay đổi một cách chóng mặt và tôi thực sự mong các bậc phụ huynh chịu khó chia sẻ với con cái mình hơn để chúng có dịp dãi bày tâm sự chứ đừng để đến lúc "mất bò mới lo làm chuồng" nhé!!!

P/s: mỏi tay quá mình chém hay thật tuy nhiên vẫn là câu chuyện xịn 100% nhưng cảm xúc có phần hơi điêu 1 tí
 
C

congchualolem_b

:)) chuyện suy thóai về đạo đức ngay cả 4rum mình cũng có và đối tượng lại chính là các mod, đây không phải vấn đề ohỏ, nếu nói ở 4rum mình thì chấn chỉnh lại là tạm ổn còn nếu nói toàn nước Việt Nam thì không đơn giản.
 
T

trinhluan

tớ hoàn toàn đồng ý với cậu
mọi người nghĩ do điều kiện bên ngoài nó tác động vào hành động của một con người không, khi bản năng là một người tốt nhưng dó đkbên ngoài chi phối bỗng dưng..........
 
P

phamminhkhoi

Không, không đến nỗi đáng buồn như thế đâu. Cuộc đời này tuy còn nhiều đau buồn nhưng tình thương cũng như lẽ sống của con người là không thay đổi. Tôi vẫn tin như thế. Hãy lắng lòng mình lại để tin rằng một ngày những đứa trẻ "chỉ biết văng tục" như bạn hobgoblin gọi kia, hay những đứa trẻ bị đuổi học, hay những đứa trẻ "nghiện game" cũng sẽ một ngày khóc thương cho một người, một số phận. "Nhân chi sơ, tính bản thiện", con người sinh ra là không ai xấu, chỉ có cái tốt trong lòng họ bị cuộc sống, bị đồng tiền che lấp đi. Rồi tương lai xa sẽ thanh lọc cho hồn chúng ta trong trẻo lại.
 
C

congchualolem_b

Bạn àh, biết là cuộc sống là thế đó, tôi đây, một con ng luôn đặt tình cảm và trái tim lên trên hết. Nhưng cần có cái nhìn thực tế, mình biết bạn ấy viết hay và có cái nhìn nhân hậu, nhưng nhìn thật và xem lại con người chúng ta, những giới trẻ mang bên mình chữ "thế hệ tương lai" đã giữ được cái gì cho quê hương, đc mấy ng là tài giỏi? Tôi đây chẳng phải giỏi giang hơn ai nhưng tôi nhìn thấy trong xã hội này đạo đức con ng đang giảm dần, những giá trị đẹp đẽ khi xưa đang dần mai một,thật đáng buồn...
 
Y

yurihoa

??????????????????????????????????
Sau bang hội bị close oy` vậy poro ơi
???????????????????????????????????
 
J

jupiter994

nhân chi sơ , tính bản thiện ???nói thật nhá , việc thức tình là một việc , việc đạo đức đi xuông là 1 việc khác , Bây giờ cái việc chửi bậy đã mãn tính rồi , thanh niên bây giờ nói không chửi 1 câu là không được --> rất chỗi tai . Bây giờ , ai có thể là người thức tình được hơn mấy triệu con người mà cái việc chửi bậy đó đã ăn vào máu rồi , không phải mình ko có tính cầu tiến nhưng mình nghĩ rất khó có thể thay được nó . 9x đã bị nhiễm một thứ mà không thể chữa được , còn tiền á cái này mình không dám nói !!! hi vọng thế hệ sau 9x sẽ tiến bộ hơn . Con người ai cũng có mặt tốt và mặt xấu nhưng lấy mặt tốt hay mặt xấu để làm nhân cách con người thì đó mới là điều quan trọng
 
Top Bottom