sửa đề chút nha
Hòa tan hoàn toàn a g oxit của kim loại hóa trị II trong 48 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 6.125% thu được dung dịch A chứa 2 chất tan trong đó H2SO4 có nồng độ 0.98% .mặt khác dùng 2.8 lít CO để khử hoàn toàn a gam oxit trên thành kim loại thu được khí B duy nhất .nếu lấy 0,896 lít khí B cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 0.8 g thể tích .tính giá trị của a và xác định công thức của oxit kim loại
gọi kim oxit kim loại đó là RO
n là số mol của oxit kim loại
M là nguyên tử khối của kim loại R
48 gam dd H2SO4 6,125% chứa 0,03 mol H2SO4
RO + H2SO4 ----> RSO4 + H2O
n -----> n mol
phản ứng kết thúc, H2SO4 vẫn còn dư => n < 0,03 mol
theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
m= n(M + 16) + 48
khối lượng H2SO4 còn lại là 98(0,03 - n)
dd T chứa H2SO4 0,98%
=> 98(0,03 - n) x 100 / [n(M + 16) + 48] = 0,98 (**)
tạm thời ta chưa biến đổi phương trình trên
dùng 2,8 lít CO để khử hoàn toàn oxit đó
RO + CO ---> R + CO2
Nhìn vào phản ứng trên ta thấy phản ứng thực chất là thay thế một phân tử CO bằng 1 phân tử CO2
=> số phân tử khí trong hỗn hợp vẫn không thay đổi
=> thể tích cũng như số mol của hỗn hợp khí sau phản ứng và trước phản ứng là giống nhau
=> sau phản ứng cũng thu được 2,8 lít hỗn hợp khí CO và CO2 (trước phản ứng chỉ có mỗi CO)
0,896 lít khí sục vào dd Ca(OH)2 dư => 0,8 gam kết tủa =>0,008 mol CO2
0,896 lít hỗn hợp khí thì chứa 0,008 mol CO2
=> 2,8 lít hỗn hợp khí chứa 0,025 mol CO2
theo phản ứng khử RO bằng CO thì số mol RO bằng số mol CO2
=> n = 0,025
thế n vào phương trình (**) rồi biến đổi ta tìm được M = 64
=> R là Cu
=> a = 2 gam