

Bài 1: Khử 1 lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100(g) axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng được khử hoàn toàn bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 3,36 (l) H2 <đktc>. Tìm công thức oxit sắt bị khử
Bài 2: Hỗn hợp khí gồm NO , NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45% thể tích là NO; 15% thể tích là NO2 và 40% thể tích là NxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định NxOy
Bài 3: Hỗn hợp Al và 1 kim loại hóa trị II tan trong H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A và có khí H2 thoát ra. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thấy tách ra 93,2(g) kết tủa trắng. Lọc kết tủa rồi cô cạn nước lọc thu được 36,2(g) muối khô. Cho biết khối lượng 2 kim loại ban đầu là 7,8(g), trong hỗn hợp ban đầu số mol của kim loại hóa trị II lớn hơn 33,33% so với số mol của Al. Tìm tên kim loại hóa trị II đó.
( Chú ý nhỏ cho mọi người dễ làm: Bài 3 mình được gợi ý là dùng phương pháp trị số trung bình để tìm tên kim loại)
Bài 2: Hỗn hợp khí gồm NO , NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45% thể tích là NO; 15% thể tích là NO2 và 40% thể tích là NxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định NxOy
Bài 3: Hỗn hợp Al và 1 kim loại hóa trị II tan trong H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A và có khí H2 thoát ra. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thấy tách ra 93,2(g) kết tủa trắng. Lọc kết tủa rồi cô cạn nước lọc thu được 36,2(g) muối khô. Cho biết khối lượng 2 kim loại ban đầu là 7,8(g), trong hỗn hợp ban đầu số mol của kim loại hóa trị II lớn hơn 33,33% so với số mol của Al. Tìm tên kim loại hóa trị II đó.
( Chú ý nhỏ cho mọi người dễ làm: Bài 3 mình được gợi ý là dùng phương pháp trị số trung bình để tìm tên kim loại)