Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Câu đề thứ nhất: Hoàn cảnh tâm hồn Nguyễn Trãi hòa vào thiên nhiên.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
– Ba câu đầu là bức tranh thiên đầy màu sắc: Tác giả đã không tuân thủ kết cấu đề, thực, luận, kết trong luật thơ Đường. Ngay trong câu đề thứ hai, nhà thơ đi vào tả thực “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”. Không chỉ thể hiện sự sáng tạo, phá cách, điều đó chứng tỏ cảm xúc và hồn thơ rạo rực trong thi nhân trước cảnh đẹp không thể chờ đợi, chần chừ thêm nữa. Cảnh sắc mùa hạ đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Nguyễn Trãi, nào “hòe”, nào “thạch lựu”, nào “hồng liên”. Không phải những tùng, trúc, cúc, mai như các bài thơ trước, ông đề cao nét đẹp bình dị, mộc mạc của những loài cây dân dã, thân thuộc với người thôn quê. Điều này cũng được bắt gặp trong bài “Cây chuối”: “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm/ Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm”. Quay lại với hoa hòe, qua từ láy “đùn đùn” , hình dung trước mắt người đọc là những tán hoa màu lục nở rộ, tràn đầy nhựa sống, bông nào bông nấy đùn lên nhau, phô ra vẻ đẹp tươi trẻ; thêm một chữ “rợp”, cây hoa hòe càng được tiếp thêm nhịp chuyển động mạnh mẽ, sôi sục. Hỗ trợ, tương tác với sắc lục là những dòng lửa đỏ phun ra từ những chùm hoa thạch lựu ngoài hiên nhà. Nếu như Nguyễn Du trọng miêu tả hình sắc: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” thì Ức Trai lại làm tôn lên vẻ đẹp giàu sức sống của loài hoa nở vào mùa hạ. Bên cạnh sử dụng thị giác, thi nhân còn dùng khứu giác để cảm nhận thiên nhiên: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”, thoang thoảng trong gió mùa thơm đặc trưng của mùa hạ. Sự kết hợp giữa sắc và hương trong thơ Ức Trai mới thật hoàn hảo!
– Hai câu tiếp là bức tranh cuộc sống: Nguyễn Trãi đã dùng cả trái tim và tâm hồn yêu thiên nhiên của mình để lắng nghe âm thanh xa xa: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Đó là tiếng mua bán, tiếng trò chuyện rôm rả của dân chài lưới những ngày đánh được cá. Hòa trong cái nhộn nhịp ấy còn có “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” Tâm hồn mơ mộng, giàu liên tưởng và tình yêu lãng mạn, sâu sắc với thiên nhiên chính là cơ sở cho phép so sánh tiếng ve inh ỏi như tiếng đàn. Hai âm thanh hòa hợp với nhau, tạo không khí vui tươi, rộn rã, xóa tan vẻ u tịch, lặng lẽ thường thấy trong cảnh hoàng hôn” như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan hay “Cỏ khô xơ xác đầy trên lối/ Chiều xuống quạnh hiu bốn phía non” như Nguyễn Du đã miêu tả. Đó là minh chứng cho lòng yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi.
3. Mong muốn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn.
– Tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng giống như nỗi suy tư của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya”: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Hai khung cảnh đẹp như tranh vẽ, hai trái tim nặng tình nghĩa với dân, với nước!
4. Tổng kết nghệ thuật toàn bài.
– Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ Việt Nam, là một trong những người đi đầu sáng tạo và phá cách. Trong bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú thường có xen lẫn những câu lục ngôn, lại không tuân thủ kết cấu đề thực luận kết, khiến tác phẩm không bị gò bó, buộc chặt trong luật thơ Đường. Với chủ ý miêu tả một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, Nguyễn Trãi sử dụng một loạt từ láy, động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “rợp”, “tiễn”. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ: trường từ vựng các loài hoa đặc trưng cho mùa hạ “hòe”, “thạch lựu”, “hồng liên”; nghệ thuật so sánh “Dắng dỏi cầm ve” cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Nguồn: vantogether.wordpress.com
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
– Sau khi cáo quan về ở ẩn, cuộc sống của thi nhân “suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn” ở nơi “Côn sơn suối chảy rì rầm”. Một ngày thường trôi qua sao mà lâu thế! Thay vì nói “ngày thường”, “ngày trường” của Nguyễn Trãi mang sắc thái tự sự và dễ dàng bày tỏ nỗi lòng của tác giả trong một ngày rỗi rãi. Với tâm trạng ấy, trong một buổi “tịch dương”, thi nhân ngồi xuống hiên nhà, để hồn mình hòa vào thiên nhiên mùa hạ tràn đầy nhựa sống.
2. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
– Ba câu đầu là bức tranh thiên đầy màu sắc: Tác giả đã không tuân thủ kết cấu đề, thực, luận, kết trong luật thơ Đường. Ngay trong câu đề thứ hai, nhà thơ đi vào tả thực “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”. Không chỉ thể hiện sự sáng tạo, phá cách, điều đó chứng tỏ cảm xúc và hồn thơ rạo rực trong thi nhân trước cảnh đẹp không thể chờ đợi, chần chừ thêm nữa. Cảnh sắc mùa hạ đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Nguyễn Trãi, nào “hòe”, nào “thạch lựu”, nào “hồng liên”. Không phải những tùng, trúc, cúc, mai như các bài thơ trước, ông đề cao nét đẹp bình dị, mộc mạc của những loài cây dân dã, thân thuộc với người thôn quê. Điều này cũng được bắt gặp trong bài “Cây chuối”: “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm/ Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm”. Quay lại với hoa hòe, qua từ láy “đùn đùn” , hình dung trước mắt người đọc là những tán hoa màu lục nở rộ, tràn đầy nhựa sống, bông nào bông nấy đùn lên nhau, phô ra vẻ đẹp tươi trẻ; thêm một chữ “rợp”, cây hoa hòe càng được tiếp thêm nhịp chuyển động mạnh mẽ, sôi sục. Hỗ trợ, tương tác với sắc lục là những dòng lửa đỏ phun ra từ những chùm hoa thạch lựu ngoài hiên nhà. Nếu như Nguyễn Du trọng miêu tả hình sắc: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” thì Ức Trai lại làm tôn lên vẻ đẹp giàu sức sống của loài hoa nở vào mùa hạ. Bên cạnh sử dụng thị giác, thi nhân còn dùng khứu giác để cảm nhận thiên nhiên: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”, thoang thoảng trong gió mùa thơm đặc trưng của mùa hạ. Sự kết hợp giữa sắc và hương trong thơ Ức Trai mới thật hoàn hảo!
– Hai câu tiếp là bức tranh cuộc sống: Nguyễn Trãi đã dùng cả trái tim và tâm hồn yêu thiên nhiên của mình để lắng nghe âm thanh xa xa: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Đó là tiếng mua bán, tiếng trò chuyện rôm rả của dân chài lưới những ngày đánh được cá. Hòa trong cái nhộn nhịp ấy còn có “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” Tâm hồn mơ mộng, giàu liên tưởng và tình yêu lãng mạn, sâu sắc với thiên nhiên chính là cơ sở cho phép so sánh tiếng ve inh ỏi như tiếng đàn. Hai âm thanh hòa hợp với nhau, tạo không khí vui tươi, rộn rã, xóa tan vẻ u tịch, lặng lẽ thường thấy trong cảnh hoàng hôn” như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan hay “Cỏ khô xơ xác đầy trên lối/ Chiều xuống quạnh hiu bốn phía non” như Nguyễn Du đã miêu tả. Đó là minh chứng cho lòng yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi.
3. Mong muốn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
– Dưới thời vua Ngu Thuấn trong lịch sử Trung Quốc, thiên hạ thái bình, nhân dân ấm no. Vì vậy mà Nguyễn Trãi ước mơ có được cây đàn của nhà vua để đàn lên khúc Nam Phong, cho đồng bào một cuộc sống êm ấm, no đủ. Điều đó cho thấy, tuy đã về ở ẩn, nhưng tấm lòng của thi nhân không chỉ chôn chặt nơi Côn Sơn mà trải đi “khắp đòi phương”. Đó là tấm lòng yêu nước, thương dân được gửi gắm và dồn nén trong chữ “dân” đầy thân thương ở cuối bài. Thêm vào đó, nhịp điệu câu thơ cuối: bằng/bằng/trắc/trắc/bằng/bằng chậm rãi, đều đều đã vẽ nên bức tranh đất nước bình yên, đời sống nhân dân không còn khổ cực lầm than. Từ đó, ta đặt ra một giả thiết, phải chăng bức tranh thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp ở những câu thơ trên không phải cảnh sắc xung quanh tác giả mà chính là viễn cảnh trong tâm tưởng của ông trong những đêm mưa “Ngâm rồi vẫn chẳng ngủ/ Đứt nỗi đến tờ mờ”. Giấc mơ mang tính chất vĩnh hằng tồn tại, ấp ủ trong Nguyễn Trãi từ thời trai trẻ, kéo dài suốt một đời người, bộc lộ và tô điểm cho nhân cách của ông “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen”.Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
– Tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng giống như nỗi suy tư của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya”: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Hai khung cảnh đẹp như tranh vẽ, hai trái tim nặng tình nghĩa với dân, với nước!
4. Tổng kết nghệ thuật toàn bài.
– Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ Việt Nam, là một trong những người đi đầu sáng tạo và phá cách. Trong bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú thường có xen lẫn những câu lục ngôn, lại không tuân thủ kết cấu đề thực luận kết, khiến tác phẩm không bị gò bó, buộc chặt trong luật thơ Đường. Với chủ ý miêu tả một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, Nguyễn Trãi sử dụng một loạt từ láy, động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “rợp”, “tiễn”. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ: trường từ vựng các loài hoa đặc trưng cho mùa hạ “hòe”, “thạch lựu”, “hồng liên”; nghệ thuật so sánh “Dắng dỏi cầm ve” cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Nguồn: vantogether.wordpress.com
Lập Dàn ý phân tích cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi trong sách Ngữ Văn lớp 9 ngắn gọn và hay nhất.
a, Mở bài
- Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc.
- Bài thơ“Cảnh ngày hè” phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước,đồng thời cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh mùa hè nơi miền quê và nỗi lòng chưa giãi bày của tác giả.
b, Thân bài
* Tâm trạng thanh thản nhàn rỗi của nhà thơ:
* Bức tranh cảnh ngày hè
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Màu sắc: đỏ, hồng
+ Động từ: đùn đùn, phun, tiễn
=> Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ.
- Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà.Thể hiện một bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè tràn đầy sức sống.
* Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:
* Bức tranh con người:
+ Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
- Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no.Cùng với từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt.
=> Bức tranh con người được thể hiện qua tiếng lao xao đông đúc của chợ cá. Âm thanh ấy thể hiện được nhịp sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Mọi thứ đang đủ đầy, cuộc sống lao động tươi vui, tiếng ve đặc trưng cho mùa hè tạo nên một bản cầm ca vui say theo nhịp sống con người, những tiếng ve dắng dỏi toát lên thật hay.
*Ước nguyện của nhà thơ.
- Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân.Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước.
c, Kết bài
- “Cảnh ngày hè” là một bài thơ vừa đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật,cả bài thơ là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
Nguồn: hocvan.edu.vn
a, Mở bài
- Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc.
- Bài thơ“Cảnh ngày hè” phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước,đồng thời cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh mùa hè nơi miền quê và nỗi lòng chưa giãi bày của tác giả.
b, Thân bài
* Tâm trạng thanh thản nhàn rỗi của nhà thơ:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
- “Rồi” thể hiện tâm trạng nhàn rỗi không có việc gì làm,hòa mình vào thiên nhiên mà không cần phải lo lắng việc gì của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn.
* Bức tranh cảnh ngày hè
- Bức tranh thiên nhiên:
“Hòe lục đùn đùn, tán rợp trương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
+ Hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hồng liênThạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
+ Màu sắc: đỏ, hồng
+ Động từ: đùn đùn, phun, tiễn
=> Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ.
- Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà.Thể hiện một bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè tràn đầy sức sống.
* Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:
* Bức tranh con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
+ Âm thanh: lao xao, dắng dỏiDắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
+ Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
- Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no.Cùng với từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt.
=> Bức tranh con người được thể hiện qua tiếng lao xao đông đúc của chợ cá. Âm thanh ấy thể hiện được nhịp sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Mọi thứ đang đủ đầy, cuộc sống lao động tươi vui, tiếng ve đặc trưng cho mùa hè tạo nên một bản cầm ca vui say theo nhịp sống con người, những tiếng ve dắng dỏi toát lên thật hay.
*Ước nguyện của nhà thơ.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”
- Tác giả luôn nghĩ về dân về nước.Tác giả mong ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca ngợi cuộc sống thái bình.Dân giàu đủ, khắp đòi phương”
- Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân.Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước.
c, Kết bài
- “Cảnh ngày hè” là một bài thơ vừa đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật,cả bài thơ là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
Nguồn: hocvan.edu.vn
ĐỀ : Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè” .
I. MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (luận đề).
Nguyễn Trãi để lại cho nhân loại một di sản văn chương vô giá. Nếu như ta biết đến “Đại cáo bình Ngô” như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc thì với “Cảnh ngày hè”, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên ngày hè và đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
Nhắc đến Nguyễn Trãi là người ta nghĩ ngay đến một nhà quân sự, một nhà chính trị tài ba lỗi lạc đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước cứu dân. Nhưng bên cạnh nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao là một Nguyễn Trãi nghệ sĩ với những xúc cảm tinh tế và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Con người văn võ song toàn ấy đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị mà một trong số đó là “Cảnh ngày hè”. Bài thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên sống động với âm thanh, hương sắc và cả những gam màu rực rỡ mà ẩn sâu trong đó là bức chân dung tinh thần của nhà thơ giữa cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận:
a. Vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè:
Mở đầu bài thơ là tư thế của nhân vật trữ tình:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Nhịp thơ 1/5 thật lạ lùng cho thấy cảm giác của con người trong một ngày rỗi rãi. Thi nhân ngồi hóng mát trước hiên nhà nhưng vốn không phải là người thích chìm đắm vào thiên nhiên để quên hết việc đời nên điều đó không mang lại cho ông cảm giác thanh thản hay nhẹ nhõm thực sự. Vậy nên mới có cảm giác “ngày trường”, nghĩa là ngày dài, vô vị và buồn chán. Các nhà thơ xưa thường dồi dào cảm hứng trước mùa xuân, mùa thu nhưng Nguyễn Trãi lại chọn cho mình một đề tài riêng – vẻ đẹp của mùa hè. Và với một tâm hồn yêu thiên nhiên, một hồn thơ phóng khoáng cùng với xúc cảm tinh tế, nhà thơ đã mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên mùa hạ tuyệt đẹp:
Trước tiên là màu xanh tươi mát, tràn đầy sức sống của cây hòe. Màu lá hòe như trải rộng, che mát cả một khoảng sân nhỏ. Từ láy “đùn đùn” gợi cảm giác như nhựa sống đang ứa căng, tràn đầy và trào lên trong từng nhánh lá. Phía bên hiên nhà, màu đỏ của hoa lựu càng thơm rực rỡ. Màu đỏ ấy dường như không ở trong trạng thái tĩnh mà đang vận động, phun trào, bừng sáng giữa đám lá xanh. Sắc đỏ rực rỡ của hoa lựu gợi ta nhớ đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Hình ảnh “lửa lựu lập lòe” và hình ảnh “thạch lựu phun thức đỏ” cho thấy Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều là những tâm hồn nghệ sĩ rất mực tinh tế. Nếu như Nguyễn Du thiên về tả màu sắc thì Nguyễn Trãi tập trung miêu tả sức sống nhiều hơn. Màu sắc của hoa cũng gợi lên sức sống của mùa hạ. Dưới ao nhà, sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng đặc trưng và hương thơm ngào ngạt. Nếu như ở câu thơ đầu là một tâm sự chán chường thì giờ đây, tất cả những tâm sự dồn nén ấy khi bắt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ và đầy sức sống đã nhường chỗ cho những cảm xúc vui tươi, sự say mê. Sự sinh động của thiên nhiên đã được thể hiện trong từng đường nét, màu sắc, âm thanh của bức tranh mùa hè. Bức tranh ấy không chỉ có sắc, có hương mà còn có cả những âm thanh bình dị của đời sống:
Từ “lao xao” gợi âm thanh từ xa vọng lại, không nghe rõ nhưng vẫn đủ để lại dư âm. Đó phải chăng chính là âm thanh của cuộc sống thường nhật nơi làng chài? Còn gì thân quen hơn cảnh chợ cá với cái “lao xao” của kẻ bán người mua? Tiếng ve kêu inh ỏi như thôi thúc thêm những sắc màu còn lại của mùa hè tiếp tục căng tràn và bung nở. Sự xuất hiện của tiếng ve như xua tan đi sự tĩnh lặng của căn lầu lúc mặt trời sắp lặn. Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tác giả thu nhận bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác. Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra rộn rã, vui tươi và tràn đầy sức sống. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm đã giúp nhà thơ cảm nhận, quan sát và miêu tả cảnh ngày hè một cách tinh tế, sinh động?
b. Vẻ đẹp của lòng yêu nước thương dân:
Nguyễn Trãi vui với thiên nhiên, với cuộc sống của con người nhưng điểm nổi bật nhất trong bài thơ vẫn là tấm lòng, tình đời của con người mà lòng yêu nước thương dân đã trở thành nỗi trăn trở, niềm ưu ái trong suốt cuộc đời. Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người trong ngày hè đã mở ra trong lòng nhà thơ ước vọng tha thiết:
Hai câu cuối như kết đọng bao suy tư của nhà thơ. Trước cảnh ngày hè tràn ngập sắc màu và âm thanh, Nguyễn Trãi ước muốn có một cây đàn của vua Thuấn để tấu lên khúc nhạc “Nam phong” cầu cho nhân dân giàu đủ khắp muôn nơi. Câu thơ nặng trĩu nỗi day dứt và một tinh thần trách nhiệm cao cả. Ước nguyện của Nguyễn Trãi làm ta liên tưởng đến khát khao của Đỗ Phủ:
Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đã gặp nhau trong nhận thức, trong tư tưởng, trong tâm sự ưu thời mẫn thế. Vậy ra, từ trước đến nay, Nguyễn Trãi chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm. Dù ở bất cứ đâu, chốn quan trường hay nơi thôn dã thì thi nhân vẫn đau đáu một nỗi băn khoăn, trăn trở lo nước, thương đời. Suốt đời ông theo đuổi khát vọng đem lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc để cho ở bất cứ nơi đâu dù là chốn thị thành hay nơi thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu. Tình yêu nước, yêu dân trong con người ấy trong sáng, chân thành đến mức thuần khiết. Đó cũng là tinh thần, là tư tưởng nhân đạo sâu và vững trong cốt cách của nhà thơ.
3. Đánh giá chung:
“Thơ phát khởi từ lòng người ta” (Ngô Thì Nhậm). Đọc một bài thơ hay là ta bắt gặp tâm hồn của một con người, cảm nhận được bao tâm tư, tình cảm ẩn trong từng con chữ. Bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ cho ta thấy bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống của cảnh sắc ngày hè mà còn phác họa thành công chân dung tinh thần của chính tác giả - người anh hùng, người nghệ sĩ tài hoa. Đó là con người say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên, thiết tha với sự sống, khao khát mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh nội dung đặc sắc, “Cảnh ngày hè” còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm, biểu nghĩa. Ông cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam: hình ảnh “chợ cá” và âm thanh “lao xao” của đời thường là những nét hiện thực rất dân dã mà văn chương cổ điển thường kiêng kị, cho là dung tục, không gợi sự thanh cao. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
III. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Phải nói rằng, đến với “Cảnh ngày hè” chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên độc đáo mà còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và đặc biệt là nỗi lòng thao thức, trăn trở vì nước, vì dân của nhà thơ. Vẻ đẹp trong nhân cách sáng ngời của nhà thơ cũng chính là chiều sâu nhân bản trong tâm hồn con người vĩ đại này. Chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi đã hiện lên thật trọn vẹn và để lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Không hiểu sao mỗi khi đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”, bên tai tôi lại văng vẳng hai câu thơ của Ức Trai:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
(Thuật hứng – bài 2)
-----------------------------------------------------
THAM KHẢO NHỮNG CÁCH MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI KHÁC
I. MỞ BÀI:
“Nhắc đến tên ông là thấy thơ
Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ”
(Tế Hanh)
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với sự nghiệp văn chương của ông. Nếu như thời chống Minh dâng “Bình Ngô sách”, Nguyễn Trãi tích cực thực hiện tư tưởng nhân nghĩa bằng những áng “thiên cổ hùng văn” thì đến lúc về ẩn, ông lại gửi gắm tâm sự của mình qua những bài thơ trữ tình. Khác với những vần thơ hào hùng, đầy nhiệt huyết và lòng tự tôn dân tộc như “Bình Ngô đại cáo”, những lí lẽ đanh thép, sắc sảo trong “Quân trung từ mệnh tập”, bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) thực sự là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của một người nghệ sĩ, một người suốt đời yêu nước thương dân.
II. KẾT BÀI:
Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) là một thi phẩm đặc sắc, tuy thuộc nhóm “Gương báu răn mình” nhưng không hề khô khan mà rất giàu cảm xúc. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ giàu rung cảm, có tấm lòng yêu đời tha thiết và tư tưởng, khát vọng của một nhân cách lớn. Thi phẩm cũng khẳng định vị trí của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của thơ Nôm Việt Nam thời trung đại.
Nguồn: Fb/luyenthimonnguvan - thayphung
I. MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (luận đề).
Nguyễn Trãi để lại cho nhân loại một di sản văn chương vô giá. Nếu như ta biết đến “Đại cáo bình Ngô” như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc thì với “Cảnh ngày hè”, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên ngày hè và đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
Nhắc đến Nguyễn Trãi là người ta nghĩ ngay đến một nhà quân sự, một nhà chính trị tài ba lỗi lạc đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước cứu dân. Nhưng bên cạnh nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao là một Nguyễn Trãi nghệ sĩ với những xúc cảm tinh tế và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Con người văn võ song toàn ấy đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị mà một trong số đó là “Cảnh ngày hè”. Bài thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên sống động với âm thanh, hương sắc và cả những gam màu rực rỡ mà ẩn sâu trong đó là bức chân dung tinh thần của nhà thơ giữa cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận:
a. Vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè:
Mở đầu bài thơ là tư thế của nhân vật trữ tình:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Nhịp thơ 1/5 thật lạ lùng cho thấy cảm giác của con người trong một ngày rỗi rãi. Thi nhân ngồi hóng mát trước hiên nhà nhưng vốn không phải là người thích chìm đắm vào thiên nhiên để quên hết việc đời nên điều đó không mang lại cho ông cảm giác thanh thản hay nhẹ nhõm thực sự. Vậy nên mới có cảm giác “ngày trường”, nghĩa là ngày dài, vô vị và buồn chán. Các nhà thơ xưa thường dồi dào cảm hứng trước mùa xuân, mùa thu nhưng Nguyễn Trãi lại chọn cho mình một đề tài riêng – vẻ đẹp của mùa hè. Và với một tâm hồn yêu thiên nhiên, một hồn thơ phóng khoáng cùng với xúc cảm tinh tế, nhà thơ đã mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên mùa hạ tuyệt đẹp:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Trước tiên là màu xanh tươi mát, tràn đầy sức sống của cây hòe. Màu lá hòe như trải rộng, che mát cả một khoảng sân nhỏ. Từ láy “đùn đùn” gợi cảm giác như nhựa sống đang ứa căng, tràn đầy và trào lên trong từng nhánh lá. Phía bên hiên nhà, màu đỏ của hoa lựu càng thơm rực rỡ. Màu đỏ ấy dường như không ở trong trạng thái tĩnh mà đang vận động, phun trào, bừng sáng giữa đám lá xanh. Sắc đỏ rực rỡ của hoa lựu gợi ta nhớ đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Hình ảnh “lửa lựu lập lòe” và hình ảnh “thạch lựu phun thức đỏ” cho thấy Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều là những tâm hồn nghệ sĩ rất mực tinh tế. Nếu như Nguyễn Du thiên về tả màu sắc thì Nguyễn Trãi tập trung miêu tả sức sống nhiều hơn. Màu sắc của hoa cũng gợi lên sức sống của mùa hạ. Dưới ao nhà, sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng đặc trưng và hương thơm ngào ngạt. Nếu như ở câu thơ đầu là một tâm sự chán chường thì giờ đây, tất cả những tâm sự dồn nén ấy khi bắt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ và đầy sức sống đã nhường chỗ cho những cảm xúc vui tươi, sự say mê. Sự sinh động của thiên nhiên đã được thể hiện trong từng đường nét, màu sắc, âm thanh của bức tranh mùa hè. Bức tranh ấy không chỉ có sắc, có hương mà còn có cả những âm thanh bình dị của đời sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Từ “lao xao” gợi âm thanh từ xa vọng lại, không nghe rõ nhưng vẫn đủ để lại dư âm. Đó phải chăng chính là âm thanh của cuộc sống thường nhật nơi làng chài? Còn gì thân quen hơn cảnh chợ cá với cái “lao xao” của kẻ bán người mua? Tiếng ve kêu inh ỏi như thôi thúc thêm những sắc màu còn lại của mùa hè tiếp tục căng tràn và bung nở. Sự xuất hiện của tiếng ve như xua tan đi sự tĩnh lặng của căn lầu lúc mặt trời sắp lặn. Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tác giả thu nhận bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác. Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra rộn rã, vui tươi và tràn đầy sức sống. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm đã giúp nhà thơ cảm nhận, quan sát và miêu tả cảnh ngày hè một cách tinh tế, sinh động?
b. Vẻ đẹp của lòng yêu nước thương dân:
Nguyễn Trãi vui với thiên nhiên, với cuộc sống của con người nhưng điểm nổi bật nhất trong bài thơ vẫn là tấm lòng, tình đời của con người mà lòng yêu nước thương dân đã trở thành nỗi trăn trở, niềm ưu ái trong suốt cuộc đời. Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người trong ngày hè đã mở ra trong lòng nhà thơ ước vọng tha thiết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Hai câu cuối như kết đọng bao suy tư của nhà thơ. Trước cảnh ngày hè tràn ngập sắc màu và âm thanh, Nguyễn Trãi ước muốn có một cây đàn của vua Thuấn để tấu lên khúc nhạc “Nam phong” cầu cho nhân dân giàu đủ khắp muôn nơi. Câu thơ nặng trĩu nỗi day dứt và một tinh thần trách nhiệm cao cả. Ước nguyện của Nguyễn Trãi làm ta liên tưởng đến khát khao của Đỗ Phủ:
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đã gặp nhau trong nhận thức, trong tư tưởng, trong tâm sự ưu thời mẫn thế. Vậy ra, từ trước đến nay, Nguyễn Trãi chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm. Dù ở bất cứ đâu, chốn quan trường hay nơi thôn dã thì thi nhân vẫn đau đáu một nỗi băn khoăn, trăn trở lo nước, thương đời. Suốt đời ông theo đuổi khát vọng đem lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc để cho ở bất cứ nơi đâu dù là chốn thị thành hay nơi thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu. Tình yêu nước, yêu dân trong con người ấy trong sáng, chân thành đến mức thuần khiết. Đó cũng là tinh thần, là tư tưởng nhân đạo sâu và vững trong cốt cách của nhà thơ.
3. Đánh giá chung:
“Thơ phát khởi từ lòng người ta” (Ngô Thì Nhậm). Đọc một bài thơ hay là ta bắt gặp tâm hồn của một con người, cảm nhận được bao tâm tư, tình cảm ẩn trong từng con chữ. Bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ cho ta thấy bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống của cảnh sắc ngày hè mà còn phác họa thành công chân dung tinh thần của chính tác giả - người anh hùng, người nghệ sĩ tài hoa. Đó là con người say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên, thiết tha với sự sống, khao khát mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh nội dung đặc sắc, “Cảnh ngày hè” còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm, biểu nghĩa. Ông cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam: hình ảnh “chợ cá” và âm thanh “lao xao” của đời thường là những nét hiện thực rất dân dã mà văn chương cổ điển thường kiêng kị, cho là dung tục, không gợi sự thanh cao. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
III. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Phải nói rằng, đến với “Cảnh ngày hè” chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên độc đáo mà còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và đặc biệt là nỗi lòng thao thức, trăn trở vì nước, vì dân của nhà thơ. Vẻ đẹp trong nhân cách sáng ngời của nhà thơ cũng chính là chiều sâu nhân bản trong tâm hồn con người vĩ đại này. Chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi đã hiện lên thật trọn vẹn và để lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Không hiểu sao mỗi khi đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”, bên tai tôi lại văng vẳng hai câu thơ của Ức Trai:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
(Thuật hứng – bài 2)
-----------------------------------------------------
THAM KHẢO NHỮNG CÁCH MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI KHÁC
I. MỞ BÀI:
“Nhắc đến tên ông là thấy thơ
Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ”
(Tế Hanh)
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với sự nghiệp văn chương của ông. Nếu như thời chống Minh dâng “Bình Ngô sách”, Nguyễn Trãi tích cực thực hiện tư tưởng nhân nghĩa bằng những áng “thiên cổ hùng văn” thì đến lúc về ẩn, ông lại gửi gắm tâm sự của mình qua những bài thơ trữ tình. Khác với những vần thơ hào hùng, đầy nhiệt huyết và lòng tự tôn dân tộc như “Bình Ngô đại cáo”, những lí lẽ đanh thép, sắc sảo trong “Quân trung từ mệnh tập”, bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) thực sự là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của một người nghệ sĩ, một người suốt đời yêu nước thương dân.
II. KẾT BÀI:
Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) là một thi phẩm đặc sắc, tuy thuộc nhóm “Gương báu răn mình” nhưng không hề khô khan mà rất giàu cảm xúc. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ giàu rung cảm, có tấm lòng yêu đời tha thiết và tư tưởng, khát vọng của một nhân cách lớn. Thi phẩm cũng khẳng định vị trí của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của thơ Nôm Việt Nam thời trung đại.
Nguồn: Fb/luyenthimonnguvan - thayphung
[Lớp 10] Cùng bạn ôn thi học kì 1 - Tỏ Lòng
[Lớp 10] Cùng bạn ôn thi học kì 1 - Nhàn
Last edited: