Loi Giai cac Bai tap tu luyen Kho_Hoahoc

T

trangle94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình tạo chủ để này để cùng các bạn giải đáp những thắc mắc về khóa học cũng như Lập nên hệ thống lời giải chi tiết cho các Bài tập Khó trong phần bài tập tự luyện.Mình mong các bạn tham gia một cách tích cực và tôn trọng chủ đề mà mình lập ra. Không đc spam, không đc đưa những hình ảnh không phù hợp, cần thiết vào chủ đề.không đc viết chữ dạng khó đọc, nói chung là những gì không liên quan. Mong các bạn hưởng ứng tham gia. Và mong thầy vũ khắc ngọc cùng tham gia để giải quyết những vấn đề khó khăn cho bọn em. Thân!
 
P

phamvanquyet

bài 2:
đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp khí (đktc) gồm hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvc.thu được nCO2/nH2O = 10/13.công thức phân tử của 2 hidrocacbon lần lượt là.
A.CH4 và C3H8
B.C2H6 và C4H10
C.C3H8 và C5H12
D.C4H10 và C6H14
BÀI 3:
hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức.xà phòng hoá hoàn toàn 0,3 mol X cần vừ hết 200ml dung dịch NaOH 2M.thu được 1 andehit Y và Dung dịch Z.cô cạn dung dịch Z thu được 32g hai chất rắn.biết % khối lượng của oxi trong andehit Y là 27,59%.công thức cấu tạo của 2 este là:
A. HCOOC6H5 VÀ HCOOCH=CH-CH3
B. HCOOCH=CH-CH3 VÀ HCOOC6H4-CH3
C. HCOOC6H4-CH3 VÀ CH3COOCH=CH-CH3
D. C3H5COOCH=CH-CH3 VÀ C4H7COOCH=CH-CH3

BÀI 4:
cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no,không phân nhánh.đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thu được 11,2 lit khí CO2(đktc).nếu trung hoà 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M.hai axit đó là:
A.HCOOH và HOOC-CH2-COOH
B.HCOOH , CH3COOH
C. HCOOH ; C2H5COOH
D. HCOOH; HOOC-COOH.
bai5:
đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức,mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140C.sau khi các phản ứng kết thúc thu được 6g hỗn hợp gồm 3 ete và 1,8g nước.công thức phân tử của 2 rượu trên là:
 
H

hocmai.hoahoc

Hướng dẫn
Bài 2:
nCO2 < nH2O => Hai hidrocacbon là các ankan: CnH2n+2
=>nCO2/nH2O = n/(n+1) = 10/13 =>n = 10/3
Vì 2 chất đó là chất khí và hơn kém nhau 28 đvc nên chỉ có C2H6 và C4H10 phù hợp
Bài 3:
% khối lượng của oxi trong andehit Y là 27,59% => Y là CH3CH2CHO
nNaOH/nX = 4/3 => X có 1 este của phenol hoặc đồng đẳng của phenol
=>loại đáp án D. C3H5COOCH=CH-CH3 và C4H7COOCH=CH-CH3
với neste của phenol = 0,1 mol, neste còn lại = 0,2 mol
=>nY = 0,2 mol = neste còn lại =>mY = 11,6 g
Áp dụng ĐLBTKL : mX = mY + mZ – mNaOH = 11,6 + 32 – 40*0,4 = 27,6 g.
=>MX = 92 g/mol => chỉ có đáp án A thỏa mãn
Bài 4:
Số nguyên tử C trung bình = nCO2/nX = 5/3= nNaOH /nX
=> hai axit đó là: HCOOH; HOOC-COOH.
Bài5:
nH20=0,1 mol => nhh ancol = 2nH2O = 0,2 mol
ĐLBTKL => m hh ancol=m ete + mH2O = 7,8 g
=> Mtrungbình của ancol=39: Công thức phân tử của 2 rượu trên là:CH3OH và C2H5OH
 
T

trangle94

các bạn ơi, cho mình hỏi là tại sao C02 lại có liên kết cộng hoá trị phân cực, nếu như ko nhớ độ âm điện của C và O để so sánh thì dựa vào dấu hiệu gì? Đối với các hợp chất khác nữa thì sao
 
T

trangle94

các bạn giải giúp mình mấy câu này với?
1. Trong các phân tử NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl, KOH, KF thì số phân tử có liên kết ion là bao nhiêu? Đó là những chất nào? Giải thích cho mình tại sao nữa nhé?
2.Trong các chất CO2, H2O, BeCl2, C2H2, chất có phân tử dạng thẳng là những chất nào? Làm sao để biết được điều đó?
3, Trong các phân tử sau: C2H4, C2H2, O3, N2, CO2, CH4, NH3. Số loại phân tử có liên kết đôi và liên kết ba lần lượt là:
A. 2,2 B.3,2 C. 3,1 D.2, 1
Mình làm đc đáp án A nhưng ko hiểu sao trong đáp án của thầy ngọc là B. Thầy với các bạn giải thích giúp mình với?
 
T

trangle94

Mình thật sự rất buồn. Tại sao một topic mình lập ra mà chả có ai hưởng ứng tham gia cả. Mấy bài toán mình đưa ra hôm qua tới giờ thì số người trả lời chỉ là con số O tròn trĩnh. Thế mà có người kêu này kêu nọ, rằng thầy ngọc ko cho đáp án bài tập tự luyện. Mình thấy thầy nói rất đúng. Không nên học theo kiểu lệ thuộc quá vào người khác, phải chủ động tìm tòi, đọc sách lục lọi lại kiến thức cũ để làm bài tập tự luyện của thầy, khi đó mới khắc sâu đc kiến thức và hiệu quả mới tăng lên.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

các bạn ơi, cho mình hỏi là tại sao C02 lại có liên kết cộng hoá trị phân cực, nếu như ko nhớ độ âm điện của C và O để so sánh thì dựa vào dấu hiệu gì? Đối với các hợp chất khác nữa thì sao

^^ không cần nhớ độ âm điện em ạ, đây là "2 phi kim khác nhau" nên liên kết giữa chúng là cộng hóa trị phân cực, vậy thôi em ạ.

- 2 phi kim ---> cộng hóa trị

- khác nhau ----> phân cực

các bạn giải giúp mình mấy câu này với?
1. Trong các phân tử NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl, KOH, KF thì số phân tử có liên kết ion là bao nhiêu? Đó là những chất nào? Giải thích cho mình tại sao nữa nhé?
2.Trong các chất CO2, H2O, BeCl2, C2H2, chất có phân tử dạng thẳng là những chất nào? Làm sao để biết được điều đó?
3, Trong các phân tử sau: C2H4, C2H2, O3, N2, CO2, CH4, NH3. Số loại phân tử có liên kết đôi và liên kết ba lần lượt là:
A. 2,2 B.3,2 C. 3,1 D.2, 1
Mình làm đc đáp án A nhưng ko hiểu sao trong đáp án của thầy ngọc là B. Thầy với các bạn giải thích giúp mình với?

Để biết được hình dạng phân tử thì em hãy xem kỹ lại bài giảng nhé, có 2 bước thế này:

1, viết công thức e và công thức cấu tạo ---> số hướng liên kết (liên kết đôi, liên kết 3 coi là 1 hướng, mỗi đôi e chưa liên kết coi là 1 hướng)

2, từ số hướng liên kết ----> loại lai hóa ----> hình học phân tử tương ứng.

Ví dụ: phân tử H2O có 2 liên kết O-H, có 2 đôi e chưa liên kết ở Oxi ---> có 2 + 2 = 4 hướng liên kết ----> lai hóa sp3 (4 orbital lai hóa) ----> góc ~109*

Bài liên kết đôi và liên kết 3:

- liên kết đôi gồm: C2H4, O3, CO2

- liên kết 3 gồm: C2H2 và N2

Mình thật sự rất buồn. Tại sao một topic mình lập ra mà chả có ai hưởng ứng tham gia cả. Mấy bài toán mình đưa ra hôm qua tới giờ thì số người trả lời chỉ là con số O tròn trĩnh. Thế mà có người kêu này kêu nọ, rằng thầy ngọc ko cho đáp án bài tập tự luyện. Mình thấy thầy nói rất đúng. Không nên học theo kiểu lệ thuộc quá vào người khác, phải chủ động tìm tòi, đọc sách lục lọi lại kiến thức cũ để làm bài tập tự luyện của thầy, khi đó mới khắc sâu đc kiến thức và hiệu quả mới tăng lên.

Em nên hỏi tập trung vào topic chung ở ngòai kia thầy sẽ dễ theo dõi và trả lời hơn
 
P

phamvanquyet

.
bài 1:
một hỗn hợp gồm N2O và NO ở 27,3 C;1,5 atm có tỉ khối đối với He là 8,375.thành phần phần trăm theo thể tích của NO trong hỗn hợp là:
Bài 2:
cho 5,6l khí CO2 đo ở 273C và 2 atm tan vào 600ml dung dịch NaOH 0,5M.nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch thu được lần lượt có các giá trị là:
A.0,33M; 0,4M
B.0,5M; 0,83M
C.0,6M; 0,7M
D.0,33M; 0,083M
BAI3:
cho 11g dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5g dung dịch H3PO4 39,2%.khối lượng các muối thu được trong dung dịch là:
BAI 4:
nhiệt phân hoàn toàn ag hỗn hợp X gồm Al(OH)3 và Cu(OH)2 thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng 0,713a gam.phần trăm về khối lượng của Al(OH)3 trong X là:
BÀI 5:
hỗn hợp X gồm NaCl và NaBr.cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 tham gia phản ứng.thành phần phần trăm theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là:
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 2:
nCO2 = 0,25 mol, nNaOH= 0,3 mol
CO2 + NaOH == > NaHCO3
0,25-----0,25----------0,25
NaHCO3 + NaOH == > Na2CO3 + H2O
0,05----------0,05---------0,05
=>Nồng độ của NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là 0,33M; 0,083M
Bài 3:
nNaOH = 0,0275 mol, nH3PO4 = 0,02 mol
1< nNaOH/nH3PO4 <2 => sản phẩm thu được là NaH2PO4 và Na2HPO4
H3PO4 + NaOH == > NaH2PO4 + H2O
0,02--------0,02-----------0,02
NaH2PO4 + NaOH == > Na2HPO4 + H2O
0,0075--------0,0075--------0,0075 mol
Sau phản ứng thu được 0,0125 mol NaH2PO4 và 0,0075 mol Na2HPO4
Bài 4:
Chọn a = 100 g
Ta có: mX = mAl(OH)3 +mCu(OH)2 = 78x + 98y = 100 (1)
mY = mAl2O3 + mCuO = 102x/2 + 80y = 71,3 (2)
x = 0,815, y = 0,371
=>%Al(OH)3 = 78*0,815= 63,57%.
Bài 5:
X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 tham gia phản ứng =>M(Cl-,Br-) = M (NO3-)
Áp dụng pp đường chéo:
nCl-/nBr- = (80-62)/(62-35,5) = 18/26,5
=>%mNaCl = 58,5*18/(58,5*18+103*26,5)*100
 
P

phamvanquyet

bài 1: em giải được rùi.khá đơn giản mà hôm qua em ko nghĩ ra.
Bài 2: em cũng tính được số mol của 2 muối theo cả 2 cách đường chéo và đại số rùi.nhưng em không biết khi tính nồng đọ mol/l của 2 muối thì phải lấy số mol của chúng chia cho thể tích là bao nhiêu để ra kết quả như của thầy.thầy hướng dẫn em chỗ đó thầy nhé.
 
P

phamvanquyet

bài 6:
khi sản xuất đất đèn người ta thu được hỗn hợp chất rắn gồm: CaC2;Ca;CaO.cho 5,52g hỗn hợp tác dụng hết với nước thu được 2,24l(đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi với H2 là 5,8.số mol mỗi chất trong 5,52gX là:
bài7:
từ 1 tấn quặng hematit A điều chế được 420kg Fe.từ 1 tấn quặng manhetit B điều chế được 504 kg Fe.hỏi phải trộn hai loại quặng trên với tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu để được 1 tấn quặng hỗn hợp mà từ 1 tấn quặng này điều chế được 480Kg Fe.
bài 8:
X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3.y LÀ QUẶNG MANHETIT CHỨA 69,6% Fe3O4.trộn a tấn quặng X với b tấn quặng Y thu được quặng Z,mà từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon.tỉ lệ a/b là:
bài 9:
X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O.Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO.cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối lượng t=mX/mY để được quặng c,mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất.giá trị của t là:
 
T

trangle94

Bạn xem gợi ý của thầy ngọc trong phần đáp án bài tập tự luyện ý. Bạn nên mua quyển 16 pp giải nhanh của thầy để xem và kết hợp làm bài tập theo các chủ đề phương pháp mà thầy dạy.
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 7:
Áp dụng pp đường chéo:
mA/mB = (504-480)/(480-420) = 2/5
Bài 8:
Coi Fe trong các quặng X,Y, Z là “chất tan”
% khối lượng Fe trong quặng X là C1 =60*(56*2/160)=42%
% khối lượng Fe trong quặng Y là C2= 69,6*(56*3/232) = 50,4%
% khối lượng Fe trong quặng Z là C = (100-4)*0,5 = 48%
Áp dụng phương pháp đường chéo: m1/m2 = (50,4-48)/(48-42)
Bài 9:
Cuprit chứa 45% Cu_2O tức là 40% Cu.
Tenoit chứa 70% CuO tức là 56% Cu.
Sau khi trộn thì %Cu = 0.5/1 = 50%
=> t = mX/mY= (56-50)/(50-40) = 6/10 = 3/5
 
S

sweetvelvet_nttn_vt2010

Thầy Ngọc giải thích cho em câu 13 dạng 3 phần liên kết hoá học
Hình dạng phân tử CH4, H2O,BF3,BeH2 tương ứng là:
đáp án là câu A.Tứ diện, gấp khúc, tam giác, thẳng
Vì sao H20 lai hoá sp3 ko phải hình dạng là tứ diện?
CTCT của N02 viết như thế nào?
 
C

chung2422432

về lý thuyết người ta công nhận là CO2 có CTCT là thẳng nhưng trên thực tế thì hôk đâu
giải thích điều trên dựa vào độ âm điện của hai chất trên
C:2.56
O:3.44
hai nguyên tử C đẩy nhau do cùng dấu mặt khác thì O có độ âm điện lớn hút 2 nguyên tử C về phía mình => C-O-C là mạch gấp khúc nhưng gần như nằm ngang nên người ta mặc định là ngang thôi
 
D

dongvantruong1117@gmail.com

Cho mình hỏi câu 53 trong Pứ OXH khử!
Cho hh Na,Al,Fe,FeCO3,Fe3O4 td với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần:
_Phần 1 đem td với dd HNO3 loãng dư.
_Phần 2 đem td với dd HCl dư.
Số pứ oxh khử xảy ra là:
A.5 B.6 C.8 D.7.
 
T

thanhtoantnt

Top Bottom