Vật lí 9 LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO CHUYÊN 10 VẬT LÍ

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello các em, thời gian gần đây chị nhận được rất nhiều tin nhắn của các em về nên bắt đầu ôn chuyên từ đâu, cách học chuyên như nào bla bla... rất nhiều há, chủ yếu là vì các em còn nhỏ nên chưa có đủ trải nghiệm để biết mình nên bắt đầu từ đâu, thì topic này đã được ra đời!!! Và như tiêu đề, chị sẽ hướng dẫn từ A - Z cho các em học sinh THCS có ý định ôn thi chuyên vào 10 môn Vật Lí về:

LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO CHUYÊN 10 VẬT LÍ :Rabbit40

Vậy thì topic này sẽ giúp các em những gì và các em sẽ được làm gì ở topic mới toanh này ta?
I/ Mục đích:
- Định hướng cho các bạn THCS có niềm yêu thích với môn Vật Lí và có ý định thi chuyên/HSG bộ môn này
- Phân loại đầy đủ các dạng và form đề đặc trưng để hỗ trợ các bạn THCS hình dung rõ hơn về đề thi chuyên
II/ Nội dung
- Các phần quan trọng (khả năng cao sẽ xuất hiện trong đề) sẽ được cập nhật đầy đủ theo trình tự từ thấp đến cao
- Chia dạng bài cần học theo từng chương và theo từng khối lớp
- Dẫn link những topic học thuật liên quan
- Cập nhật tài liệu thường xuyên và đề thi vào chuyên của các tỉnh (kèm đáp án)
- Là nơi chia sẻ, tâm tình cách luyện đề
III/ Đối tượng tham gia:
Tất cả thành viên HMF và đặc biệt là các bé THCS yêu môn Vật Lí nha
IV/ Hướng dẫn sử dụng
- Đọc tài liệu, tham khảo cách học và bài tập (kèm lời giải chi tiết)
- Trao đổi bài thoải mái, cởi mở và hòa đồng
* Lưu ý: Topic mang tính định hướng là chính, còn về bài tập và kiến thức lý thuyết nâng cao kèm theo sẽ được dẫn link đến các topic học thuận tương ứng!

Trên đây là một số điều nho nhỏ chị muốn nhắn nhủ thui, còn giờ thì mình tiến ngay vào nội dung đầu tiên nhé ^^
CHUẨN BỊ RÕ RÀNG, ĐIỂM ĐẦU THUẬN LỢI
Trong phần này, chị sẽ phân chia các phần các em cần lưu ý vì khả năng cao và chắc chắn sẽ có trong đề thi, ngoài ra chị cũng chia ra các dạng bài kèm bài tập ví dụ cho các em dễ hiểu.
* Chương trình lớp 6 là những khái niệm rất cơ bản về Vật Lí, và rất đơn giản, phần này các em tự ôn sơ lại, vì chắc chắc các em phải nắm vững mới dám đi thi HSG/Chuyên nhé! Còn đề thi HSG/Chuyên sẽ không có đánh trực tiếp vào khối này nên chị sẽ bỏ qua nè. Tuy nhiên có gì thắc mắc thì hãy hỏi ngay dưới topic này để được chị giải đáp nhé :D : D

Chương trình lớp 7:

1. Quang học: Những điều cần nhớ:
  • Khái niệm: về các định nghĩa và bản chất, ý nghĩa của những kiến thức mới
  • Gương phẳng: vẽ đường truyền tia sáng, chứng minh công thức, bài toán áp dụng
2. Điện học:
  • Những khái niệm cơ bản về những phần tử trong mạch điện
  • Biết cách vẽ mạch điện theo yêu cầu của đề
Tham khảo lý thuyết tại đây nha: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-on-kien-thuc-vat-li-lop-7.831024/

Những dạng bài tập hay, nâng cao áp dụng chương trình Lý 7 có khả năng xuất hiện trong đề thi HSG 9 và chuyên vào 10

Quang học:
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CÁCH BỐ TRÍ GƯƠNG
Ví dụ:
Một tia sáng bất kỳ SI chiếu tới một hệ quang gồm hai gương phẳng, sau đó ra khỏi hệ theo phương song song và ngược chiều với tia tới như hình vẽ.
1) Nêu cách bố trí hai gương phẳng trong quang hệ đó.
2) Có thể tịnh tiến tia ló SI ( tức tia tới luôn luôn song song với tia ban đầu) sao cho tia ló JK trùng với tia tới được không? Nếu có thì tia tới đi qua vị trí nào của hệ?
quang 7 1.png
Hướng dẫn cách giải:
Hai gương phẳng này phải quay mặt phản xạ vào nhau. Vậy ta cần bố tri:
  1. Ta có: SI // JK => [imath]\widehat{KNM} + \widehat{SMN} = 180^{O}[/imath]
Theo định luật phản xạ: [imath]\widehat{KNM} = 2.\widehat{O'NM}[/imath]
Vậy [imath]\widehat{SMN} = 2. \widehat{O'MN}[/imath]
=> [imath]\widehat{MO'N} = 90^{0}[/imath]
=> Tứ giác MONO’ là hình chữ nhật
=> hai gương phẳng hợp nhau một góc 90 độ
  1. [imath]SI \equiv JK[/imath] thì MN = 0
=> SI phải đến O tức là [imath]I \equiv O[/imath]
quang 7 2.png

DẠNG 2: BÀI TOÁN QUAY GƯƠNG PHẲNG
Ví dụ:
Chiếu một tia sáng hẹp SI vào một gương phẳng. Nếu giữ nguyên tia SI rồi cho gương quay một góc [imath]\alpha[/imath] quanh một trục đi qua điểm ở đầu mút [imath]\mathrm{O}[/imath] của gương thì góc quay của tia phản xạ tính như thế nào?

Hướng dẫn cách giải:
- Hình vẽ khác đi so với ban đầu, và cách tính góc quay cũng khác đi.
- Vận dụng các tính chất góc của hình học khác của tam giác để tính góc quay [imath]\beta[/imath] của tia phản xạ.
Xét [imath]\Delta \mathrm{JII}^{\prime}[/imath], ta có:
[imath]\widehat{II'R'} = 2i'= \beta + \widehat{JII'} = \beta + 2i[/imath]
=> [imath]\beta[/imath] = 2i' - 2i = 2(i’ - i) (*)
Mặt khác, xét [imath]\Delta \mathrm{O}[/imath] 'II', ta có:
[imath]\widehat{II'N'} = \alpha + i[/imath]
Thay vào (*) => [imath]\beta = 2\alpha[/imath]

Kết luận: Khi quay gương phẳng một góc [imath]\alpha[/imath] quanh một trục quay bất kỳ vuông góc với tia tới thì tia phản xạ quay 1 góc 2[imath]\alpha[/imath]
QUANG 7 3.png

DẠNG 3: VẼ ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG QUA GƯƠNG PHẲNG
Ví dụ:
Hai gương phẳng M và N đặt vuông góc và hai điểm A,B cho trước cùng nằm trong hai gương (như hình vẽ). Hãy vẽ một tia sáng từ B đến gặp gương M phản xạ đến gương N rồi phản xạ qua A

Hướng dẫn cách giải:
  • Xác định ảnh B’ của B qua gương (M)
  • Xác định ảnh A’ của A qua gương (N)
  • Nối B’ với A’ cắt gương (M) và (N) lần lượt tại I và J
  • Nối B,I,J,A ta được tia sáng truyền từ B đến gặp gương (M) phản xạ đến gương (N) rồi phản xạ qua A
quang 7 4.png


DẠNG 4: VÙNG NHÌN THẤY ĐƯỢC CỦA GƯƠNG PHẲNG
Ví dụ:
a. Bằng hình vẽ 209 hãy xác định vùng quan sát được ảnh của từng người. Từ đó cho biết 2 người có thấy nhau trong gương không?
b. Nếu hai người cùng tiến đến gần gương (với vận tốc như nhau) theo phương vuông góc thì họ có nhìn thấy nhau trong gương hay không?
c. Một trong hai người di chuyển theo phương vuông góc với gương để nhìn thấy nhau trong gương. Hỏi phải di chuyển về phía nào? Cách gương bao nhiêu?
quang 7 5.png

Hướng dẫn cách giải:
a. Từ hình vẽ 234, ta thấy
Vùng quan sát được ảnh M' của M giới hạn bởi mặt gương PQ và các tia gió́i hạn PC, QD. Vùng quan sát được ảnh N' của [imath]N[/imath] giới hạn bởi mặt gương [imath]P Q[/imath] và các tia giới hạn [imath]P A, Q B[/imath]. Vị trí của mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia nên họ không thấy nhau trong gương
b. Nếu hai người cùng tiến đến gần gương (với vộn tốc như nhau) theo phương vuông góc thì khoảng cách từ mỗi người đến gương không thay đổi, từ hình vẽ ta luôn có vị trí của mỗi người đểu không nằm trong vùng quan sát ånh của người kia nên họ vẫn không thấy nhau trong gương.
c. Xét 2 trường hợp:
- Người M di chuyển, N đứng yên
Từ hình vẽ ta thấy để nhìn thấy ảnh N'của người N người [imath]M[/imath] phåi di chuyển về phía gần gương đến vị trí [imath]M_{1}[/imath] thì bắt đầu nhìn thấy N' trong gương
Tam giác [imath]M_{1} I Q \approx[/imath] Tam giác [imath]N^{\prime} K Q[/imath] nên [imath]\frac{I M_{1}}{K N^{\prime}}=\frac{I Q}{K Q}[/imath]
thay số ta tính được IM [imath]=0,5(\mathrm{~m})[/imath]
- Người N di chuyển, [imath]M[/imath] đứng yên
Từ hình vẽ ta thấy để nhìn thấy ảnh M' của người M người N phái di chuyển về phía xa gương đến vị trí [imath]N_{1}[/imath] thì bắt đầu nhìn thấy [imath]M^{\prime}[/imath] trong gương
Tam giác M’IQ = Tam giác [imath]N_1[/imath]KQ nên [imath]\frac{IM'}{KN_{1}} = \frac{IQ}{KQ}[/imath]
Thay số tính được K[imath]N_1[/imath] = 2m
quang 7 6.png

Điện học
DẠNG 1: VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN VỚI ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC

Ví dụ:
Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn, khóa 2 K1 và K2 sao cho:
Đóng K1: hai đèn cùng sáng
Đóng K2: một đèn sáng
Đóng K1 và K2: một đèn sáng.

Hướng dẫn cách giải:
Khi đóng K1 thì cả hai đèn cùng sáng.
Khi đóng K2 thì đèn 1 sáng.
Khi đóng cả hai khóa K thì đèn 1 sáng, đèn 2 bị nối tắt bởi K2 nên đèn 2 không sáng.
điện 7 1.png

DẠNG 2: ĐỘ SAI LỆCH CỦA MẠCH ĐIỆN
Ví dụ:
Trên mặt của hai ampe kế đều có ghi 100 vạch chia. Người ta dùng nó để đo cường độ dòng điện của cùng 1 mạch điện. Trong hai lần đo được kết quả như sau:
- Lần 1 với thang đo 3A thì kim chỉ vạch thứ 88.
- Lần 2 với thang đo 10A thì kim chỉ vạch thứ 26.
a) Hãy xác định cường độ dòng điện trong hai lần đo.
b) Phép đo nào chính xác hơn trong hai lần đo? Vì sao?

Hướng dẫn cách giải:
a) - Nếu dùng với thang đo là 3A thì ĐCNN của thang đo là [imath]\frac{3}{100}[/imath] = 0.03 A
Kim chỉ vạch thứ 88 thì cường độ dòng điện là: 88 x 0.03 = 2.64 A
- Nếu dùng với thang đo là 10A thì ĐCNN của thang đo là: [imath]\frac{10}{100}[/imath] = 0.1 A
Khi kim chỉ vạch thứ 26 thì cường độ dòng điện là: 26 x 0.1 = 2.6 A
b) Khi ĐCNN càng nhỏ thì phép đo càng chính xác nên lần đo 1 cho giá trị chính xác hơn lần thứ 2

Tham khảo thêm tài liệu hay tại:
[Vật Lí 7] Tổng hợp những điều quan trọng chương Quang học
[Vật Lí 7] Tổng hợp những điều quan trọng chương Điện học

Vậy là chúng ta đã đi sơ qua những kiến thức có khả năng cao ra thi ở chương trình Vật Lí lớp 7 rồi đấy, vì Lí 7 vẫn tập trung chủ yếu ở kiến thức cơ bản nên chưa nhiều dạng và nhiều bài tập, nhưng đợi số tiếp theo là của chương trình lớp 8 và 9 sẽ thấy nhiều điều hay hơn nhé :p:p
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Không để các em chờ lâu thêm nữa, lộ trình ôn chuyên 10 với phần chương trình lớp 8 cập bến rồi đây ^^
Cụ thể chương trình lớp 8 sẽ gồm các phần sau đây:
- Cơ học:
1. Chuyển động cơ học
2. Áp suất - Bình thông nhau
3. Các loại lực
4. Phân tích lực
5. Năng lượng
- Nhiệt học:
1. Các khái niệm cần nắm vững, lý thuyết bản chất
2. Phương trình cân bằng nhiệt

Trong bài đăng lần này sẽ gồm hai phần rất quan trọng và khó của chương trình Vật Lí THCS, vì thế các em hãy xem kĩ và ghi nhớ cũng như tham khảo các dạng bài tập tương ứng nhé!

CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 (P1)

I/ Chuyển động cơ học
Chương này đã được chị làm rõ kèm bài tập chi tiết của từng dạng bài gồm:
1. Bài toán liên quan đến chuyển động thẳng đều
2. Tốc độ trung bình. Vận tốc trung bình
3. Bài toán tính tương đối của chuyển động
4. Chuyển động tròn đều
5. Chuyển động theo quy luật
6. Bài toán liên quan đến đồ thị
7. Những dạng bài khác cần chú ý
Tham khảo chi tiết và đầy đủ tại topic này: Chuyên đề chuyển động cơ

II/ Áp suất - Bình thông nhau
Những công thức cần nhớ và biết cách áp dụng
  1. Công thức tính áp suất: [imath]p = \frac{F}{S}[/imath]
Với: p là áp suất (N/[imath]m^2[/imath])
F là áp lực tác dụng lên bề mặt vật (N)
S là diện tích bị ép ([imath]m^2[/imath])
  1. Công thức tính áp suất chất lỏng: [imath]p = d.h[/imath]
Với: p là áp suất tại điểm đang xét trong chất lỏng (N/[imath]m^2[/imath])
d là trọng lượng riêng của chất lỏng ([imath]N/m^3[/imath])
h là độ sâu của chất lỏng bằng khoảng cách từ mặt phân cách chất lỏng đến với điểm đang xét (m)
  1. Công thức bình thông nhau: [imath]\frac{F}{f} = \frac{S}{s}[/imath]
Với: F là lực tác dụng lên tiết diện nhánh 1 (N)
f là lực tác dụng lên tiết diện nhánh 2 (N)
S là tiết diện nhánh 1 ([imath]m^2[/imath])
s là tiết diện nhánh 2 ([imath]m^2[/imath])
  1. Công thức tính trọng lực: P = m.g
Với: P là trọng lực (N)
m là khối lượng (kg)
g là gia tốc trọng trường tại nơi đang xét (m/[imath]s^2[/imath])
  1. Công thức tính khối lượng riêng: D = [imath]\frac{m}{V}[/imath]
Với: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (kg/[imath]m^3[/imath])
m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật ($m^3)

Bài tập ví dụ
Câu 1:
Một cái bình có lỗ nhỏ A ở thành bên và đáy là một pit tông. Người ta đổ nước đến điểm B. Có một tia nước phun ra từ A.

a) Khi mực nước hạ dần từ B đến điểm A thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào?

b) Người ta kéo pit tông lên cao một đoạn (chưa đến điểm A) rồi lại đổ nước cho tới điểm B. Tia nước phun từ A có gì thay đổi không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

a) Hình dạng của tia nước phụ thuộc vào áp suất mà nước tác dụng vào thành bình tại điểm A. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình.Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm A thì áp suất áp dụng lên điểm A giảm dần. Vì vậy tia nước dịch dần về phía bình nước khi mực nước gần sát điểm A, áp suất rất nhỏ, không tạo được tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thành bình xuống đáy bình.
b) Khi đẩy pittông lên cao, đáy bình được nâng cao đến gần điểm A, nhưng khoảng cách từ A đến điểm B không thay đổi, vì áp suất mà nước tác dụng vào A không thay đổi. Do đó tia nước từ lỗ A vẫn như trong trường hợp trên

Câu 2: Một bình thông nhau hình chữ U chứa một chất lỏng có trọng lượng riêng [imath]d_o[/imath].
  1. Người ta đổ vào nhánh trái một chất lỏng khác có trọng lượng d > [imath]d_o[/imath] với chiều cao h. Tìm độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh (các chất lỏng không hòa trộn vào nhau)
  2. Để mực chất lỏng trong hai nhánh bằng nhau, người ta đổ vào nhánh phải một chất lỏng khác có trọng lượng riêng d’. Tìm độ cao của cột chất lỏng này. Giải tất cả các trường hợp và rút ra kết luận.
Hướng dẫn giải:
  1. Áp suất tại thời điểm A và B bằng nhau do cùng độ cao:
[imath]p_A = p_o + d.h[/imath]
[imath]p_B = p_o + d_o.h_2[/imath]
(Với [imath]p_o[/imath] là áp suất khí quyển)
=> [imath]p_o + d.h = p_o + d_o.h_2[/imath]
⇔ [imath]d.h = d_o.h_2[/imath]
Gọi [imath]h_1[/imath] là độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh, ta có: [imath]h_1 + h = h_2[/imath]
Thay vào phương trình ta được: [imath]d.h = d_o.(h_1 + h)[/imath]
=> [imath]h_1 = \frac{d-d_o}{d_o}.h[/imath]

  1. Trường hợp d’ < [imath]d_o[/imath]
Do [imath]p_A = p_B[/imath] nên [imath]d.h + d_o.h_o = d’.h’[/imath]
Mặt khác: h + [imath]h_o[/imath] = h’ => [imath]h_o = h’ - h[/imath]
Thay vào ta được: d.h + [imath]d_o.(h’-h) = d’.h[/imath]
=> [imath]h' = \frac{d-d_o}{d'-d_o}.h[/imath]
Do d > [imath]d_o[/imath] và d’ < [imath]d_o[/imath] thì h’ < 0, bài toán không cho kết quả nên d’ > [imath]d_o[/imath]


Trường hợp d’ > d:
Tương tự: [imath]d.h = d’.h’ + d_o.h_o[/imath] (1)
Mặt khác h = h’ + [imath]h_o[/imath] (2)
Từ (1),(2) => [imath]h' = \frac{d-d_o}{d'-d_o}.h[/imath] > 0

Kết luận: Nếu [imath]d’ < d_o[/imath]: bài toán không cho kết quả
Nếu [imath]d_o <d’ < d[/imath] hoặc d’>d: [imath]h' = \frac{d-d_o}{d'-d_o}.h[/imath]
Đặc biệt: d’ = d thì h’ = h

Câu 3: Ba ống giống nhau và thông đáy chứa nước chưa đầy. Đổ vào bên nhánh trái một cột dầu cao[imath]h_1[/imath] = 20cm và đổ vào ống bên phải một cột dầu cao [imath]h_2[/imath] = 25cm. Hỏi mực nước ở ống sẽ dâng lên bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là [imath]d_1 = 10000 N/m^3[/imath], của dầu là [imath]d_2 = 8000 N/m^3[/imath]
4.3.png
Hướng dẫn giải:

Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ ta có các phương trình:
[imath]p_A = h_1.d_1 + H_1.d_2[/imath]
[imath]p_B = h_2.d_1 + H_2.d_2[/imath]
[imath]p_C = h_3.d_1[/imath]
Do [imath]p_A = p_C[/imath] nên [imath]h_1.d_1 + H_1.d_2 = h_3.d_1 => h_1 = h_3 -[/imath]H_1.\frac{d_2}{d_1}$
Vì [imath]p_B = p_C[/imath] nên $h_2.d_1 + H_2.d_2 = h_3.d_1 => h_2 = h_3 - H_2.\frac{d_2}{d_1}

Ta có [imath]V_{nước}[/imath] không đổi nên [imath]h_1 + h_2 + h_3 = 3h[/imath]

Thay tất cả vào tìm được [imath]3h_3 - 3h = (H_1 + H_2). \frac{d_2}{d_1}[/imath]
Thay số vào: [imath]h_3 - h = 0.12m = 12cm[/imath]

Đây là toàn bộ những định hướng kiến thức cho các em đang có ý định ôn thi vào chuyên 10 của phần chuyển động cơ + áp suất - bình thông nhau!
Chúc các em ôn luyện thật tốt! Có bất kì khúc mắc gì thì hãy cho chị biết nhé ^_^
 
Top Bottom