Liệu có mâu thuẫn trong việc giải thích tính axit các chất?

L

longtony

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Liệu có mâu thuẫn trong việc giải thích tính axi

Khi giải thích độ mạnh yếu của các axit HF, HCl, HBr, HI. Thì người ta giải thích bằng độ linh động của Hiđro, gốc halogenua nào nó độ âm điện càng bé, khả năng giữ H càng thấp, càng linh động, độ phân cực thấp, thì tính axit càng mạnh.
Nhưng mình thấy, nếu dùng cách đó để giải thích độ mạnh yếu của các axit khác (như axit thuộc dãy đồng đẳng axit axetic), thì nó lại khá mâu thuẫn. HCOOH có độ phân cực mạnh hơn CH3COOH, khả năng giữ H của HCOO- mạnh hơn CH3COO-, nên tất nhiên độ linh động H ở HCOOH sẽ yếu hơn, nên tính axit của HCOOH phải yếu hơn CH3COOH chứ.
Nhưng thực tế HCOOH lại mạnh hơn CH3COOH, khi giải thích theo độ phân cực của H+ trong phân tử.
Lạ quá??? Ai có thể giải thích giùm mình hok :-/
 
S

saobanglanhgia

Re: Liệu có mâu thuẫn trong việc giải thích tính

longtony said:
Khi giải thích độ mạnh yếu của các axit HF, HCl, HBr, HI. Thì người ta giải thích bằng độ linh động của Hiđro, gốc halogenua nào nó độ âm điện càng bé, khả năng giữ H càng thấp, càng linh động, độ phân cực thấp, thì tính axit càng mạnh.
Nhưng mình thấy, nếu dùng cách đó để giải thích độ mạnh yếu của các axit khác (như axit thuộc dãy đồng đẳng axit axetic), thì nó lại khá mâu thuẫn. HCOOH có độ phân cực mạnh hơn CH3COOH, khả năng giữ H của HCOO- mạnh hơn CH3COO-, nên tất nhiên độ linh động H ở HCOOH sẽ yếu hơn, nên tính axit của HCOOH phải yếu hơn CH3COOH chứ.
Nhưng thực tế HCOOH lại mạnh hơn CH3COOH, khi giải thích theo độ phân cực của H+ trong phân tử.
Lạ quá??? Ai có thể giải thích giùm mình hok :-/
:p em hiểu sai bản chất mất rồi.
Đối với HX (X là halogen) thì người ta giải thích bằng độ dài liên kết
Đối với các RCOOH thì phải giải thích bằng khả năng hút e hay đẩy e của gốc R
Có thể có nhiều yếu tốc tác động trái ngược nhau đến một quá trình, nhưng ta phải phân biệt yếu tố nào chiếm ưu thế
 
N

nhocsakura

ôi ôi máy cai tính tan rồi tính axit rồi nhiệt độ sôi của các chất khó ghê
 
P

phanhuuduy90

Re: Liệu có mâu thuẫn trong việc giải thích tính

saobanglanhgia said:
longtony said:
Khi giải thích độ mạnh yếu của các axit HF, HCl, HBr, HI. Thì người ta giải thích bằng độ linh động của Hiđro, gốc halogenua nào nó độ âm điện càng bé, khả năng giữ H càng thấp, càng linh động, độ phân cực thấp, thì tính axit càng mạnh.
Nhưng mình thấy, nếu dùng cách đó để giải thích độ mạnh yếu của các axit khác (như axit thuộc dãy đồng đẳng axit axetic), thì nó lại khá mâu thuẫn. HCOOH có độ phân cực mạnh hơn CH3COOH, khả năng giữ H của HCOO- mạnh hơn CH3COO-, nên tất nhiên độ linh động H ở HCOOH sẽ yếu hơn, nên tính axit của HCOOH phải yếu hơn CH3COOH chứ.
Nhưng thực tế HCOOH lại mạnh hơn CH3COOH, khi giải thích theo độ phân cực của H+ trong phân tử.
Lạ quá??? Ai có thể giải thích giùm mình hok :-/
:p em hiểu sai bản chất mất rồi.
Đối với HX (X là halogen) thì người ta giải thích bằng độ dài liên kết
Đối với các RCOOH thì phải giải thích bằng khả năng hút e hay đẩy e của gốc R
Có thể có nhiều yếu tốc tác động trái ngược nhau đến một quá trình, nhưng ta phải phân biệt yếu tố nào chiếm ưu thế
nhân tiên cho em hỏi phenol > CO32- (xanh), nhưng phenol lại không màu :D
 
S

saobanglanhgia

Re: Liệu có mâu thuẫn trong việc giải thích tính

phanhuuduy90 said:
saobanglanhgia said:
longtony said:
Khi giải thích độ mạnh yếu của các axit HF, HCl, HBr, HI. Thì người ta giải thích bằng độ linh động của Hiđro, gốc halogenua nào nó độ âm điện càng bé, khả năng giữ H càng thấp, càng linh động, độ phân cực thấp, thì tính axit càng mạnh.
Nhưng mình thấy, nếu dùng cách đó để giải thích độ mạnh yếu của các axit khác (như axit thuộc dãy đồng đẳng axit axetic), thì nó lại khá mâu thuẫn. HCOOH có độ phân cực mạnh hơn CH3COOH, khả năng giữ H của HCOO- mạnh hơn CH3COO-, nên tất nhiên độ linh động H ở HCOOH sẽ yếu hơn, nên tính axit của HCOOH phải yếu hơn CH3COOH chứ.
Nhưng thực tế HCOOH lại mạnh hơn CH3COOH, khi giải thích theo độ phân cực của H+ trong phân tử.
Lạ quá??? Ai có thể giải thích giùm mình hok :-/
:p em hiểu sai bản chất mất rồi.
Đối với HX (X là halogen) thì người ta giải thích bằng độ dài liên kết
Đối với các RCOOH thì phải giải thích bằng khả năng hút e hay đẩy e của gốc R
Có thể có nhiều yếu tốc tác động trái ngược nhau đến một quá trình, nhưng ta phải phân biệt yếu tố nào chiếm ưu thế
nhân tiên cho em hỏi phenol > CO32- (xanh), nhưng phenol lại không màu :D

^^ khoảng pH chuyển màu của quỳ tím là 5-8, có nghĩa là dung dịch phải có pH dưới 5 thì quỳ tím mới chuyển sang màu đỏ, trên 8 thì mới chuyển sang màu xanh.
Mạnh hơn H2CO3 thì cũng chưa chắc đã đổi màu được quỳ tím.
 
T

torai112

Cho e hỏi tí : Những ax hữu cơ nào mạnh hơn H2CO3 và cách xác định e hoá trị của mỗi nguyên tố ? Thanks thầy nhìu nhìu !
Ps: Mấy bài thầy viết trong blog hay lém :)
 
S

saobanglanhgia

torai112 said:
Cho e hỏi tí : Những ax hữu cơ nào mạnh hơn H2CO3 và cách xác định e hoá trị của mỗi nguyên tố ? Thanks thầy nhìu nhìu !
Ps: Mấy bài thầy viết trong blog hay lém :)
ồ, hình như câu xác định e hóa trị em từng hỏi thầy rùi ^^ nhưng mà thầy vẫn chưa hỉu ý câu hỏi của em.
Em nói cụ thể, rõ ràng hơn nhé, rồi thầy sẽ giải đáp 1 cục luôn
 
S

silent_hero

theo nhiều tài liệu thì HClO có tính tẩy trắng là do Oxi nguyên tử,
Nhưng các giáo viên cấp III lại giải thích là do Cl có số oxi hóa là -1 ?????
Ai biết chỉ giùm cái ~Thanks nhiều
 
L

let_it_be135

Cl trong HClO có số oxi hóa là +1 chứ nhỉ. Giải thích tính tẩy trắng của HClO do trong phân tử có O nguyên tử theo mình là chính xác. Ở lớp thầy mình cũng giải thích dựa vào O nguyên tử mà.
 
S

saobanglanhgia

Trước đây người ta giải thích tính tẩy trắng của nước Javen là do sinh ra O nguyên tử. Thực ra, cách giải thích này cũng có cơ sở ở 2 điểm: 1 là sự phân huỷ của Javen có sinh ra O2, 2 là tính oxh của O mạnh hơn O2 thật.
Tuy nhiên, Hóa học hiện đại đã khảo sát và khẳng định là do Cl ở trạng thái oxh +1. (người ta đã xác định được sự có mặt của cấu tử này)
 
Top Bottom