Sử 8 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1884

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
a. Tình hình trước khi Pháp xâm lược Việt Nam
* Bối cảnh quốc tế
- Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, các nước châu Âu phát triển theo đường lối tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa vì cần vốn, nhân công và thị trường tiêu thụ.
- Đông Nam Á là vùng đất rộng, người đông và giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến ở các nước này phát triển chậm chạp và lạc hậu, trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược. Ngay từ thế kỷ XVI, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược Đông Nam Á: Bồ Đào Nha rồi Hà Lan, Anh xâm chiếm Malaysia, Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan xâm chiếm Indonesia, Trung Quốc ở vùng Đông Bắc Á cũng đang bị các đế quốc xâu xé… Chỉ trừ Nhật Bản và Xiêm (Thái Lan) là không bị các đế quốc xâm lược.
* Bối cảnh trong nước:
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền nhưng đã khủng hoảng và suy yếu trầm trọng: nông nghiệp sa sút vì chính quyền quân chủ chuyên chế bảo thủ không chú trọng chăm sóc đê điều, nông dân phải bỏ làng tha phương cầu thực; công thương nghiệp không chú trọng do chính sách “trọng nông ức thương” của triều đình. Về đối ngoại, chính quyền chủ trương “thân với nhà Thanh, xa lánh phương Tây”, cấm đạo và giết hại giáo sĩ. Chính sách đối ngoại sai lầm của triều đình làm sức dân bị hao mòn, làm nội bộ triều đình chia rẽ và tạo điều kiện cho thực dân phương Tây xâm lược về sau này => muốn thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, Việt Nam cần phải cải cách và mở cửa đất nước để đoàn kết sức dân.
- Từ thế kỷ XVII, Pháp đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam thông qua con đường truyền đạo và buôn bán. Thông qua các giáo sĩ, người Pháp có mặt từ sớm và họ tiến hành các hoạt động truyền bá và thăm dò tình hình Việt Nam để báo cáo với chính phủ, chuẩn bị dọn đường cho cuộc xâm lược về sau này. Pháp bắt đầu “dính líu” vào Việt Nam qua sự kiện Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp để chiếm lại Gia Định (Hiệp ước Versailles 1787). Sau những thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) và nhất là cách mạng công nghiệp ở Pháp thập niên 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển mạnh, âm mưu xâm lược Việt Nam càng lộ rõ. Năm 1857, Napoleon III lập ra cái gọi là “Hội đồng Nam Kỳ”, chuẩn bị kế hoạch xâm lược Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á.
Rút ra được:
+ Nguyên nhân sâu xa: do nhu cầu tìm kiếm tài nguyên, nhân công của chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh.
+ Nguyên cớ trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình cấm đạo và giết giáo sĩ, làm nhục quốc thể Pháp (không nhận và không trả lời quốc thư của vua Pháp), ngăn cản thương nhân Pháp buôn bán
=> Việc nước ta bị chủ nghĩa tư bản phương Tây nhòm ngó và âm mưu xâm lược của chủ nghĩa tư bản Pháp. Việc “bị xâm lược” và “bị mất nước” là hai vấn đề khác nhau – không phải cứ bị xâm lược là mất nước. Vì trước tình hình đó, nhiều nước như Nhật Bản và Xiêm tiến hành cải cách và đã vượt qua được. Chính cái chính sách bảo thủ và lạc hậu của triều Nguyễn đã làm cho Việt Nam gặp nhiều bất lợi khi Pháp tiến hành xâm lược

b. Nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược
* Giai đoạn 1858 – 1862:
+ Chiến sự ở Đà Nẵng:

- Tháng 8/1858, sau hàng loạt chuẩn bị kỹ càng, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa bể Đà Nẵng. Tháng 9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha bất ngờ tấn công Đà Nẵng, thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” nhằm chiếm Việt Nam trong vòng 1 tháng. Pháp đánh chiếm Đà Nẵng vì các lý do: Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu thuyền dễ ra vào; Đà Nẵng gần Huế và nếu chiếm được Đà Nẵng thì tấn công ra Huế buộc triều đình đầu hàng; Đà Nẵng có nhiều giáo dân, Pháp có thế tận dụng họ làm nội ứng cho cuộc xâm lược
- Quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã phối hợp với nhân dân tiến hành “vườn không nhà trống”, tổ chức chặn đánh quân Pháp – Tây Ban Nha ở nhiều nơi thuộc Đà Nẵng. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt giữa hai bên. Về sau, do thiếu kiên quyết, quân triều đình chưa đánh thắng một số trận quyết định để buộc quân địch rút lui. Trái ngược với thái độ do dự của triều đình, nhân dân anh dũng chống trả rất mạnh mẽ quân xâm lược ngay từ đầu. Cuối cùng, vì không quen khí hậu và địa hình, quá mệt mỏi nên Pháp giữ một lực lượng nhỏ ở Đà Nẵng, còn phần lớn thì kéo vào Gia Định.
+ Chiến sự ở Gia Định:
- Đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo vào Gia Định vì các lý do: chiếm vựa lúa lớn Gia Định của triều đình để “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, tận dụng hệ thống kênh rạch (đường thủy) để tiến đánh sang Campuchia và Lào, lợi dụng tình hình phức tạp ở Gia Định để mở rộng chiến tranh ra bên ngoài. Ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đổi chiến lược sang “tằm ăn lá dâu” (chinh phục từng gói nhỏ) và đã hạ được thành Gia Định. Mặc dù đánh chiếm được thành Gia Định, quân Pháp buộc phải rút lui vì các lý do: (1) sợ quân ta tập kích; (2) chính quốc Pháp gặp khó khăn trên chiến trường Trung Quốc, phải đưa phần lớn quân viễn chinh sang tiếp viện cho chiến trường Syria và Mexico, để lại khoảng hơn 1.000 quân đóng giữ quanh thành Gia Định – Đó là thời cơ thuận lợi để quan quân triều đình tiêu diệt quân Pháp, nhưng lúc này trong nội bộ triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hòa, có từ sau khi quân triều đình của Dương Bình Tâm đang đánh Pháp ở Sài Gòn (1860). Tư tưởng chủ hòa nhanh chóng được vua và một bộ phận lớn quan lại nhà Nguyễn vốn có suy nghĩ an phận, lo bảo vệ quyền lợi giai cấp mà quên đi quyền lợi của dân tộc. Tư tưởng chủ hòa lan rộng từ triều đình cho đến tướng lĩnh, khiến tướng Nguyễn Tri Phương bỏ lỡ mất cơ hội đánh Pháp, chỉ lo thủ (xây đại đồn Chí Hòa) mà không chủ động đánh giặc.
- Sau khi giải quyết xong chiến trường Trung Quốc, quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta và chúng nhanh chóng hạ Đại đồn Chí Hòa (24/2/1861); đánh chiếm dễ dàng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/12/1861) và Định Tường (23/3/1862) bất chấp cuộc kháng chiến đầy anh dũng của nhân dân. Như vậy đến đầu năm 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị quân Pháp đánh chiếm.
- Năm 1862, triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). Lý do Pháp muốn ký Hiệp ước 1862 là vì: (1) không đủ binh lực để đánh chiếm mở rộng đất, đánh bại quân triều đình và nhân dân Nam Kỳ; (2) bị quân dân ta đánh mạnh và ngụy quân hoạt động chưa hiệu quả; (3) cuộc xâm lươc này bị “lỗ” nhiều hơn “lời” – đến năm 1862, Pháp tốn mất 139 triệu quan tiền. Về phía triều đình Huế lại muốn ký Hiệp ước là vì: (1) nội bộ triều đình có chủ trương sợ địch mà không rõ khả năng, quân số và nhược điểm của Pháp mà chỉ thấy ưu điểm là Pháp có tàu to, súng lớn; (2) không tin tưởng khả năng chiến đấu của nhân dân; (3) có ảo vọng hòa bình – dùng thương thuyết để buộc giặc rút lui. (Theo Trần Văn Giàu (2017), Chống xâm lăng, Nxb Tổng hợp TPHCM)). Theo hiệp ước, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là thuộc Pháp, mở cửa biển và bồi thường 288 vạn lạng bạc (4 triệu quan), triều đình lấy lại Vĩnh Long khi nào nhân dân ngừng kháng chiến.
# Nhận xét chung:
* Về phía triều đình:
- Từ năm 1858 đến năm 1859, triều đình và nhân dân cùng sát cánh bên nhau để đánh Pháp, có chiến thuật tốt nên đã đánh bại bước đầu chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- Từ năm 1859 đến năm 1861, triều đình tiếp tục áp dụng kế sách cũ nên đã thất bại. Đến năm 1862, triều đình bất ngờ phản bội dân tộc khi ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất tháng 5/1862 khi phong trào chống Pháp của nhân dân đang diễn ra rất mạnh mẽ. Sau Hiệp ước, triều đình bắt đầu sợ Pháp, sợ dân khi tìm cách điều đình với giặc để chuộc lại các tỉnh đã mất.
* Về phía nhân dân: nhân dân có tinh thần chống Pháp quyết liệt và không thay đổi ngay khi giặc mới đặt chân vào xâm lược nước ta, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định (1860 – 1864) ở Gò Công, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Esperance (Hy vọng) tháng 12/1861…. Về tính chất, phong trào chống Pháp của nhân dân mang tính nhân dân sâu sắc

* Giai đoạn 1862 – 1867:
a. Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Hoàn cảnh: Sau khi đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị ở các tỉnh bị chiếm đóng và dọn đường tiến đánh chiếm Campuchia (1863). Xong hết mọi việc, Pháp lên kế hoạch đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Để xâm lược, Pháp lấy cớ triều đình Huế quá bạc nhược; lực lượng của quân triều đình chủ quan và Phan Thanh Giản là chủ hòa, không kháng cự. Pháp đánh vào mùa mưa để tận dụng triệt để sông rạch để hành quân, có đủ nước uống và tránh được các đòn hỏa công của quân ta. Chúng cho rằng triều đình vi phạm Hiệp ước 1862 và đang ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân, gây sức ép để buộc triều đình nộp thành. Phan Thanh Giản lúc này rất lo sợ Pháp, viết thư kêu gọi các quan trấn thủ ở ba tỉnh miền Tây phải nộp thành. Triều đình sợ Pháp, sợ cả nhân dân nên tạo điều kiện cho Pháp xâm lăng mà ít đổ máu nhân dân.
- Diễn biến: Từ ngày 20 đến ngày 24/6/1867, quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên dễ dàng, không tốn một viên đạn nào.
b. Phong trào kháng chiến của nhân dân:
Trong điều kiện khó khăn, nhân dân kháng Pháp ở miền Tây Nam Kỳ rất mạnh mẽ với khẩu hiệu “Phen này ta quyết đánh triều lẫn Tây”. Họ đánh giặc theo hai xu hướng: xu hướng về Bình Thuận kháng chiến lâu dài, xu hướng ở lại quê hương tiếp tục kháng Pháp. Ở miền Tây Nam Kỳ, xu hướng ở lại quê hương tiếp tục kháng Pháp chiếm ưu thế với các cuộc khởi nghĩa Phan Tôn – Phan Liêm, khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân…. Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu tham gia chống Pháp bằng thơ văn kháng chiến rất mạnh mẽ. Tuy nhiên do tương quan lực lượng quá chênh lệch và vũ khí thô sơ; hơn nữa triều đình Nguyễn lúc này đã thực sự thỏa hiệp với Pháp và bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta, cuối cùng các phong trào bị đàn áp và thất bại.

* Giai đoạn 1867 – 1874:
a. Tình hình miền Trung và Bắc của Việt Nam sau năm 1867:
- Triều đình Huế tiếp tục chính sách cầu hòa, với mong muốn chuộc lại các tỉnh đã mất từ tay Pháp
- Triều đình cầu viện Mãn Thanh (Trung Quốc)
- Triều đình tăng cường vơ vét và bóc lột của cải của nhân dân hai miền Trung và Bắc để một phần là trả chiến phí cho Pháp, phần còn lại là phục vụ cho bản thân mình
- Triều đình cự tuyệt mọi cải cách duy tân của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ… Các nhà cải cách dâng bản tấu với mong muốn triều đình cải cách đất nước, nhưng đều bị bác bỏ hết cả.
- “Giặc khách”, cướp biển, cướp sông…. gây bạo loạn khắp nơi.
b. Quân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất
- Tung gián điệp ra Bắc để do thám tình hình thông qua các giáo sĩ truyền đạo (nổi bật là giám mục Puginier) và những thương nhân
- Gây ra “vụ Dupuis” (1872 - 1873) làm Bắc Kỳ rối loạn. Dupuis là tên lái buôn súng ở nam Trung Quốc, được Pháp cử về Bắc Kỳ để gây rối quan quân triều đình trên các sông ngòi, trên biển. Khi Dupuis ra gây rối phía Bắc thì triều đình gặp nhiều khó khăn, Pháp đề nghị được đem quân ra giải quyết vụ này. Garnier được cử ra Bắc để hội quân và tiến hành các hoạt động khiêu khích triều đình
- Ngày 19/11/1873, Garnier gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Nguyễn Tri Phương nộp thành Hà Nội. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873 Garnier nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Hà Nội, quân dân ra sức chiến đấu để giữ thành. Nhưng trước sức mạnh hỏa lực của Pháp, thành Hà Nội bị phá vỡ. Nguyễn Tri Phương bị bắt, rồi nhịn ăn mà mất.
c. Tinh thần của quan quân triều đình
- Quân triều đình của viên Chưởng cơ chặn đánh Pháp quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà
- Hai cha con Nguyễn Tri Phương cùng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội
- Sau thành thất thủ, quan quân triều đình tan rã
d. Tinh thần của nhân dân Bắc Kỳ và các tỉnh
- Nhân dân Hà Nội chống Pháp kiên cường cùng với nhân dân các tỉnh bạn.
- Quân dân ta đánh tan quân Pháp tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873). Chiến thắng này làm 10 tên giặc cùng Garnier bị giết tại trận. Theo Trương Bá Phát trong bài “Bọn Cờ đen hạ sát Francis Garnier” đăng trong tập san Sử Địa số 25 năm 1973, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn ấn hành mô tả như sau: “Cờ đen cũng là vũ khí. Cờ cao, khổ rộng, mầu đen, xung quanh biên có rất nhiều móc câu kín nhau. Mỗi khi đánh nhau quân lính vác cờ theo như là quân cầm cờ thường. Vác cờ đi gần tướng bên địch, đối phương ngồi trên ngựa thấy họ chỉ cầm lá cờ trên tay không có vũ khí nào khác, không lưu ý đề phòng. Quân Cờ đen kéo đi như gần kề bên mình ngựa câu móc vào bó chặt lại, tức thì người cầm cờ lôi người bị lá cờ quấn gọn xuống đất, bắt sống như chơi. Trường hợp Francis Garnier bị quân Cờ đen bắt giết là như vậy”
Chiến thắng Cầu Giấy khiến nhân dân ta rất phấn khởi và đây là thời cơ cho quan quân triều đình tiến lên chống Pháp. Tiếc rằng triều đình đã không hiểu được thời cuộc, ký với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874 giao Lục tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Trái ngược với thái độ đầu hàng của triều đình, nhân dân Bắc Kỳ đấu tranh mạnh để phản đối hiệp ước, tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh với khẩu hiệu “Chống cả triều lẫn Tây”. Ở Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp.
Kết luận: việc triều đình ký với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874 thể hiện một sự yếu ớt và nhu nhược, đầu hàng Pháp và nối tiếp cho các lần đầu hàng tiếp theo. Việc triều đình giao Lục tỉnh Nam Kỳ cho Pháp là có lợi cho bọn thực dân và có lợi nữa cho cả triều đình. Triều đình được “mặc cả” đất đai với quân xâm lược để ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp; sự thỏa hiệp mang tính “buông xuôi” của Huế với Pháp khiến nhân dân phản đối rất mạnh mẽ.

* Giai đoạn 1874 – 1884:
a. Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước 1874
- Triều đình kìm hãm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đàn áp khởi nghĩa rất tàn bạo và ngăn cản dân ta chống Pháp – điều này dẫn đến gây tốn kém về nhân tài và vật lực của triều đình Huế
- Đất nước Việt Nam rối loạn về kinh tế và tài chính do phải bồi thường chiến phí cho Pháp
- Pháp tăng cường lập chính quyền cai trị và bóc lột nhân dân miền Nam, trong khi triều đình vơ vét và bóc lột tàn bạo nhân dân hai miền Trung – Bắc.
b. Quân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai (1883)
- Chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh. Trở lại phần lịch sử thế giới thì vào sau những năm 1870, các nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; nhu cầu thị trường, tài nguyên (nhất là mỏ than) trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, trong đó có bọn thực dân Pháp. Trong bối cảnh đó, Anh đã chiếm được Ấn Độ và Pháp lo sợ nếu chậm chân thì sẽ bị các đế quốc khác xâm chiếm mất Việt Nam. Vì vậy, Pháp đẩy mạnh xâm lược Việt Nam với mục tiêu lớn nhất là xâm lược Hà Nội, các tỉnh Bắc Kỳ của Việt Nam.
- Bắc Kỳ là vùng đất rộng, dân đông và giàu khoáng sản, tài nguyên dồi dào phong phú; kích thích dã tâm xâm lược Việt Nam ngày càng tăng của thực dân Pháp.
- Để chuẩn bị xâm lược Bắc Kỳ, Pháp củng cố vững chắc Nam Kỳ và đồng thời cử người ra Bắc để do thám tình hình, tiếp tục quấy rối triều đình ở Bắc Kỳ.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874. Bọn Pháp lấy cớ này là vì: Thứ nhất, Pháp thèm muốn đường sông Hồng và không dễ gì bỏ qua một con đường thương mại quá thuận lợi để xâm nhập vào thị trường 15 triệu dân ở Bắc Kỳ và thị trường miền Nam Trung Quốc. Sau sự kiện Pháp rút lui khỏi Bắc Kỳ năm 1873, sự thèm thuồng đường sông Hồng vẫn còn trong một số thương gia và chính khách Pháp. Tên lái buôn Dupuis trong Đại hội quốc tế và địa lý thương mại năm 1878 đã nhắc lại, không nên bỏ qua đường sông Hồng vì thị trường ở Bắc Kỳ và nam Trung Quốc quá rộng lớn, hơn nữa người Anh từ Miến Điện đang nhắm vào Bắc Kỳ. Thập niên 1880, bọn tư bản công nghệ Pháp tuyên truyền và “khích lệ” chính phủ. Chúng tuyên truyền rằng: nhân công rất nhiều và không có giá cả gì hết, rất rẻ. Một quyển sách tuyên truyền cũng viết: Bắc Kỳ là một xứ giàu lắm, là thuộc địa để khai khẩn. Cần có cán bộ tốt và nhiều vốn liếng; xuất nhập cảng có lời vô kể. Mặc dù là tuyên truyền như thế, nhưng thực tế buôn bán ở Bắc Kỳ còn hạn chế: trị giá hàng từ Sài Gòn ra Bắc Kỳ là 23.000 franc; trong khi hàng của Anh lời lãi tới 41 lần (3 triệu franc). Hàng của Bắc Kỳ xuất khẩu ra Sài Gòn chỉ có 300.000 quan, còn lại là xuất qua Hương Cảng của Anh. Năm 1881, trước khi Rivière đánh chiếm Bắc Kỳ thì bọn tài phiệt Pháp cử hai đoàn đi khảo sát mỏ than ở Quảng Yên và Hòn Gai (than ở sát mé biển, số lượng là nhiều vô kể). Thứ hai, Pháp nhận định Tự Đức thuận theo Hiệp ước 1874 nhưng chúng lại cho rằng triều đình Huế không đủ sức cai trị thần dân Việt Nam (ý nói Tự Đức nhờ quân Pháp hợp tác để giữ trị an) – nhưng chúng không giấu giếm âm mưu xâm chiếm bằng được nước ta. Sợ triều đình Huế ngờ vực (thực ra triều đình Huế cũng ngờ vực từ lâu, khi Pháp ký Hiệp ước thì thừa nhận Việt Nam độc lập – nhưng sự thực thì bọn thực dân ở Sài Gòn trong cử chỉ thì xem Việt Nam là thuộc địa), Pháp giả vờ công nhận độc lập của Việt Nam và không ghi chữ “bảo hộ”, nhưng thực tế thì Pháp “bảo hộ” khi có chủ trương lấn dần và gặm dần để biến Việt Nam thành thuộc địa (thư của Jaureguiberry gửi Ngoại trưởng Waddington năm 1879). Triều đình ngờ vực nên chỉ nhờ triều đình Mãn Thanh dẹp bọn cướp biển Hạ Long mà không nhờ Pháp, là cũng vì lý do này); quân Pháp do Henri Rivière kéo ra Hà Nội, cũng gửi tối hậu thư đòi giải giáp quân triều đình. Không đợi trả lời, quân địch nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu chỉ huy quân lính bảo vệ thành, nhưng không chống được sức mạnh hỏa lực của quân Pháp. Chiếm xong Hà Nội, Pháp tỏa ra đánh Quảng Yên, Hòn Gai và Nam Định – dã tâm xâm lược Việt Nam của Pháp càng lộ rõ.
c. Tinh thần chống giặc của quan quân triều đình
- Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc Hà Nội cùng quan quân kiên quyết đánh trả để bảo vệ thành. Thành mất, Tổng đốc hi sinh.
- Triều đình hoang mang và khiếp sợ đã cầu cứu nhà Mãn Thanh. Quân Thanh được cớ sang nước ta, cấu kết với Pháp cùng chia sẻ quyền lợi ở Bắc Kỳ.
- Lúc này, nhân dân kháng chiến quyết liệt bên cạnh quân triều đình của Hoàng Tá Viêm nhằm bao vây quân giặc, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) giết chết luôn Rivière. Sau trận Cầu Giấy 1883, triều đình lại nuôi ảo tưởng thương thuyết, làm quân Pháp quyết tâm hơn trong việc thôn tính Việt Nam.
d. Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta
- Khi thành Hà Nội bị chiếm đóng, nhân dân đã chống Pháp bằng nhiều cách: khua chiên gõ mõ, dựng các đồ vật trong nhà cửa làm chướng ngại vật, đốt cây cối để ngăn bước tiến của quân Pháp; làm quân giặc gặp nhiều khó khăn khi chúng tiến đánh các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 (19/5/1883) đã làm quân Pháp quá hoang mang, khích lệ nhân dân ta vùng lên mạnh mẽ để chống đánh quân Pháp; nhưng không được triều đình đáp lại.
* So sánh về trận Cầu Giấy lần một (1873) và lần hai (1883): hai trận này đều có điểm giống là: (1) hai tên tướng Pháp chỉ huy đều bị thiệt mạng; (2) ở cả hai trận đều có sự phối hợp chiến đấu giữa quân triều đình với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, (3) riêng kết quả của hai trận này, triều đình Nguyễn đều dùng thương lượng với Pháp. Điểm khác là: (1) trận Cầu Giấy lần 1 thì quân Pháp vội vã rút lui ngay vì hoang mang và sợ bị tập kích, ký một hiệp ước để bảo đảm quyền lợi của chúng ở Việt Nam; (2) trận Cầu Giấy (1883) thì quân Pháp không rút lui vì chủ nghĩa tư bản Pháp đang phát triển rất mạnh[ Chủ nghĩa tư bản Pháp bắt đầu phát triển mạnh sau khi chính phủ Pháp trả xong chiến phí của chiến tranh Pháp – Phổ (1873). Năm 1875, các chủ nhà băng Pháp hoạt động rất mạnh với việc đầu tư vào Việt Nam với việc thành lập Nhà băng Đông Dương (1875). Lợi tức của nhà băng sau khi thành lập tăng lên tới gần 7 triệu franc năm 1914. Sợ bị tư bản Anh và Đức chen chân vào Việt Nam, bọn tài phiệt Pháp thúc giục chính phủ Pháp phải có chính sách như thế nào đó với Việt Nam, chủ yếu là Bắc Kỳ. Năm 1881 – 1882, tên chính khách Jules Ferry nói Pháp phải đánh chiếm Việt Nam vì phải đánh bật ảnh hưởng của nước khác vào nước ta. Năm 1883, tờ báo Journal das Chambres de Commerce cũng viết: Pháp quyết tâm đánh chiếm Việt Nam là để mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa của Pháp (thuyền bè ở Marseille, Bordeaux, tơ lụa ở Lyon…)] và Chính phủ Pháp quyết tâm chiếm toàn bộ Việt Nam, ký liên tiếp hai hiệp ước 1883 và 1184 buộc triều đình đầu hàng toàn bộ.
e. Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự (1883 – 1884)
- Triều đình rối loạn cực độ sau khi Tự Đức vừa chết (tháng 5/1883), các quan đại thần gặp khó khăn trong việc tìm người kế vị. Chỉ trong hơn 1 năm mà Huế trải qua ba đời vua liên tiếp: Dục Đức (3 ngày, tháng 7/1883), Hiệp Hòa (tháng 7/1883 – tháng 11/1883) và Kiến Phúc (tháng 12/1883 – tháng 7/1884). Sau khi Kiến Phúc bị giết, triều đình đưa Hàm Nghi lên ngôi (1884 – 1888). Lợi dụng sự rối loạn của triều đình, Pháp đẩy mạnh hơn nữa xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
- Tháng 8/1883, hạm đội Pháp do Courbet chỉ huy đã mở cuộc tấn công vào cửa Thuận An. Sau khi đổ bộ lên bờ, quân Pháp liên tục bắn phá các pháo đài của triều đình bất chấp sự chống trả kiên cường của quân ta
- Cuối tháng 8/1883 được tin Pháp sắp đánh vào Huế, triều đình Hiệp Hòa hoảng sợ và đã cho người ra đàm phán, ký với Pháp bản Hiệp ước Harmand (25/8/1883). Theo hiệp ước này, Huế công nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ và Trung Kỳ thuộc quyền quản lý của triều đình – quân ta có quân Thanh phối hợp đã kháng cự kịch liệt.
- Tháng 6/1884, để chấm dứt chiến sự, thực dân Pháp lại buộc triều đình Huế ký tiếp Hiệp ước Pathenotre (6/6/1884). Với hai hiệp ước này đã đánh dấu chấm hết cho nhà Nguyễn với tư cách là quản lý quốc gia độc lập, thay vào đó nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
* Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1858 – 1884:
+ Bước 1: Pháp đánh chiếm Đà Nẵng => Gia Định => ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
+ Bước 2: Pháp tiếp tục đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
+ Bước 3: Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, kết thúc bằng Hiệp ước 1874.
+ Bước 4: Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, kết thúc bằng Hiệp ước 1883-1884. Hiệp ước 1884 đánh dấu nước ta chính thức mất độc lập và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
* Nhận xét, đánh giá:
- Cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp có nhiều tổn thất. Pháp không thực hiện được chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” như hồi mới xâm lược năm 1858-1859 và phải đổi sang chiến lược “chinh phục từng gói nhỏ” – phải mất 26 năm Pháp mới chinh phục được toàn bộ Việt Nam.
- Mặc dù đã đô hộ được Việt Nam kể từ năm 1884, nhưng Pháp không thể đặt được ách cai trị lên nhân dân Việt Nam vì phe chủ chiến của triều đình hoạt động mạnh, lấn át cả phe chủ hòa; trở thành cái gai mà Pháp phải nhổ bỏ
* Nguyên nhân Việt Nam rơi vào tay Pháp:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Pháp hơn hẳn Việt Nam một phương thức sản xuất. Pháp là nước tư bản tiến lên đế quốc chủ nghĩa; điều này cho thấy Pháp mạnh về binh lực, vũ khí và tính kỷ luật; trong khi Việt Nam có chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu
- Quân Pháp có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược ở châu Á, châu Phi và luôn giành thắng lợi. Thời kỳ này chủ nghĩa tư bản đang đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông nên tâm lý các nước phương Đông sợ phương Tây luôn là trở ngại lớn. Điển hình là nhà Nguyễn lúc đầu kiên quyết đánh Pháp, về sau thì sợ Pháp nên chủ trương cầu hòa thực dân.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Chính sách bảo thủ, phản động và lỗi thời của triều đình Huế cả về đối nội và đối ngoại. Đối nội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại thương đều lạc hậu; đối ngoại thì thân thiện với Mãn Thanh và mất lòng phương Tây, chính sách cấm và sát đạo…
- Thiếu tinh thần kiên quyết đánh Pháp, trong lúc đánh Pháp thì không kiên định – lúc đánh lúc hòa. Chính bản thân của nhà vua cũng không kiên định, lúc thì đánh rất mạnh; nhưng khi bị thua thì quay sang sợ Pháp, rồi đi đến thỏa hiệp và đầu hàng quân Pháp – vì quyền lợi giai cấp mà quên đi quyền lợi dân tộc.
- Các chính sách của vua Nguyễn làm cho hao mòn sức dân, sức nước, làm cho nội bộ dân tộc bị chia rẽ. Việc này nếu khắc phục được sẽ tập hợp được lực lượng to lớn thì kháng chiến mới thắng lợi.
- Đường lối kháng chiến thiên về cố thủ và thiếu linh hoạt, không biết dựa vào sức dân là hạn chế của giai cấp và thời đại. Ta nhận thấy trong khi Pháp xâm lược Việt Nam, quân ta dùng “vận động chiến” thì giành thắng lợi (trận Đà Nẵng, trận của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trận Cầu Giấy), nhưng đánh ở trong thành thì y như rằng quân ta thua trận (thành Gia Định, thành Hà Nội). Như vậy đường lối kháng chiến nặng tính bảo thủ ăn sâu vào tiềm thức của văn thân sĩ phu, quan quân triều đình.
- Thái độ đầu hàng Pháp và ngăn cản nhân dân hai miền Nam – Bắc cùng chi viện cho nhau để chống giặc cũng là nguyên nhân dẫn đến Việt Nam thất bại. Khi quân Pháp vừa bước chân vào Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân lập tức mộ quân sĩ chống giặc. Phạm Văn Nghị từ Nam Định đã xin vua đem quân chi viện cho miền Nam đánh giặc, nhưng Tự Đức không đồng ý. Như vậy triều đình Huế không biết dựa vào sức dân để đánh Pháp.
- Việc để mất nước là trách nhiệm chung của vua quan triều Nguyễn, vì rất nhiều quan lại triều đình không hiểu được thời cuộc, chỉ lo bảo vệ quyền lợi giai cấp mà quên đi quyền lợi của dân tộc nên không có quyết sách hợp lý để lãnh đạo kháng chiến.
=> Nhầ Nguyễn đã biến việc mất nước ta vào tay Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu. Để giải quyết, nhà Nguyễn cần: (1) dựa vào dân, lấy dân làm gốc; (2) nhanh nhạy với thời cuộc; (3) thực hiện cải cách duy tân đất nước; (4) đề ra các chính sách linh hoạt và phù hợp với tình hình; tận dụng linh hoạt các thời cơ để đánh bại quân giặc khi chúng bất ngờ suy yếu (triều đình mất thời cơ ở các trận đánh thành Gia Định (1859) và trận Cầu Giấy (1873)
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1. Phong trào Cần Vương
a. Bối cảnh lịch sử
- Về phía triều đình Huế: Với Hiệp ước Harmand 1883 và Pathenotre 1884, thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Khi Pháp chính thức đô hộ nước ta kể từ năm 1884, mâu thuẫn dân tộc nổi lên gay gắt. Trong triều đình Huế, nổi lên mâu thuẫn giữa phe chủ hòa với phe chủ chiến và mâu thuẫn giữa phe chủ chiến với thực dân Pháp rất gay gắt. Phe chủ chiến được sự ủng hộ của nhân dân mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã quyết tâm hành động tích cực chống Pháp, lợi dụng thời cơ để đánh đuổi giặc để giành lại độc lập cho dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến.
- Về phía Pháp: đã hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam (1884) về mặt quân sự, nhưng chưa thể đặt được ách thống trị vì phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra trên khắp 3 kỳ. Để giải quyết vấn đề, Pháp phải tìm mọi cách đàn áp nhân dân ta mạnh mẽ, trừ khử phe chủ chiến mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tại triều đình Huế
- Về phía nhân dân: nguyện vọng số một của nhân dân ta đó là làm thế nào để giành lại độc lập cho đất nước từ tay Pháp, nên nhân dân quyết đánh Pháp và ủng hộ phe chủ chiến là họ đang thực hiện nguyện vọng cơ bản nhất của mình: giành lại độc lập cho đất nước.
- Kinh tế xã hội: mặc dù Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam, nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa được du nhập vào nước ta. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn bao trùm, chưa có dấu hiệu của phương thức sản xuất mới. Các giai cấp và tầng lớp mới chưa xuất hiện – điều này chi phối tới phong trào yêu nước là lãnh đạo là ai, kinh tế và xã hội có tác động gì đến phong trào….
- Tư tưởng: hệ tư tưởng mới của bên ngoài (tức phương Tây) chưa được du nhập vào nước ta. Mặc dù chế độ phong kiến chính thức bị mất quyền lực sau Hiệp ước 1884, nhưng hệ tư tưởng phong kiến vẫn còn chi phối các tầng lớp nhân dân. Điều này cắt nghĩa về tư tưởng chủ đạo của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX là gì.

Kết luận: đất nước mất độc lập và mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với Pháp là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX. Độc lập dân tộc là yêu cầu số một của nhân dân ta.

b. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
+ Bối cảnh lịch sử
- Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam thông qua Hiệp ước Pathenotre (1884), nhân dân ta không tán thành việc triều đình Huế đầu hàng và tiếp tục đấu tranh. Triều đình chia thành phe chủ hòa và phe chủ chiến – phe chủ chiến đang hoạt động mạnh. Quân Pháp gặp khó khăn khi muốn đặt ách thống trị lên đất nước ta và chúng mưu tiêu diệt phe chủ chiến để dễ dàng hành động. Năm 1885, Chính phủ Pháp cử De Courcy đem quân vào đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ Pháp để chuẩn bị tiêu diệt phe chủ chiến.
- Để ngăn chặn âm mưu của Pháp, phe chủ chiến được sự ủng hộ của nhân dân đã chuẩn bị lực lượng kỹ càng. Khi Pháp tìm mọi cách gây sức ép đến Tôn Thất Thuyết để tiêu diệt phe chủ chiến, để tránh bị động Tôn Thất Thuyết quyết định cho quân nổ súng đánh quân Pháp ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ Pháp – lịch sử gọi là “cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế” (tháng 7/1885). Diễn ra vào đêm mùng 4 rạng 5/7/1885, cuộc tấn công của quân triều đình làm quân Pháp choáng váng và bất ngờ. Nhưng do công tác chuẩn bị của quân ta chưa tốt, vũ khí còn lạc hậu nên quân địch củng cố lại và chờ tới sáng thì phản công vào kinh thành Huế. Trên đường đi, chúng mặc sức cướp bóc và giết người vô tội vạ - lịch sử gọi là ngày “quẩy cúng cơm” vì có tới hàng nghìn người bị giặc sát hại

c. Diễn biến phong trào Cần Vương
Vì nguyên nhân sâu xa là căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do, Phong trào Cần Vương bùng nổ và trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1885 – 1888: mở đầu bằng sự kiện Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kháng Pháp (13/7/1885) tại Tân Sở, Quảng Trị. Nét nổi bật của giai đoạn này là có văn thân sĩ phu của triều đình lãnh đạo với chỉ huy tối cao là nhà vua và Tôn Thất Thuyết. Địa bàn hoạt động là ở khắp các tỉnh miền Bắc và Trung Kỳ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị khó khăn, công tác tuyên truyền vất vả và bị động, bị cô lập nên Tôn Thất Thuyết phải sang Trung Quốc cầu viện nhưng không thành. Giai đoạn này kết thúc khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đi đày ra Algeria (11/1888).
+ Giai đoạn 1888 – 1896, mở đầu bằng sự kiện vua Hàm Nghi bị Pháp bắt; phong trào diễn ra quyết liệt và quy tụ thành những trung tâm khởi nghĩa lớn như Ba Đình (1886 – 1887), Bãi Sậy (1883 – 1892) và Hương Khê (1885 – 1896), khi lòng yêu nước vẫn còn bùng cháy trong lòng nhân dân ta

d. Đặc điểm của phong trào Cần Vương:
- Mục tiêu, hướng đi lên: thực hiện muc tiêu số một là giành lại độc lập dân tộc, phong trào Cần Vương thực hiện mục tiêu lớn nhất là đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc. Hướng đi lên chủ yếu là thiết lập lại chế độ phong kiến ở Việt Nam. Đối tượng đấu tranh của phong trào chính là thực dân Pháp và phe chủ hòa trong triều đình lúc bấy giờ.
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong kiến. Văn thân sĩ phu là một lực lượng trong xã hội và chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong kiến, làm quan trong triều nên phong trào mang đậm khuynh hướng phong kiến.
- Quy mô phong trào: phong trào nổ ra từ khu vực Phú Yên trở ra Bắc. Ở Nam Kỳ không có phong trào Cần Vương vì nơi này Pháp bình định từ trước và trở thành thuộc địa của chúng từ Hiệp ước 1874, nên phong trào chỉ diễn ra ở miền Trung và Bắc Kỳ
- Lực lượng tham gia: văn thân sĩ phu chịu ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến, binh lính, đồng bào dân tộc nhưng chủ yếu là nông dân.
- Hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh: phong trào Cần Vương được tổ chức thông qua các văn thân sĩ phu yêu nước. Phương pháp đấu tranh chủ yếu là vũ trang
- Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc. Đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu, phong trào Cần Vương do các sĩ phu yêu lãnh đạo theo khuynh hướng phong kiến (đất nước mất độc lập, triều đình chia rẽ) nhưng có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh lúc này là đánh đuổi thực dân Pháp để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước
=> Kết cục: dù diễn ra sôi nổi ở Bắc – Trung Kỳ với các trung tâm khởi nghĩa lớn như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê… nhưng cuối cùng bị dập tắt, phải nhường chỗ cho khuynh hướng cứu nước mới sẽ diễn ra vào đầu thế kỷ XX

e. Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn cả về sách lược lẫn chiến lược. Chiến lược là “lâu dài”, sách lược là “trước mắt”. Và chúng ta kết luận lúc này đường lối phong kiến đã lỗi thời nhưng nhân dân vẫn phải theo vì nó là chỗ dựa duy nhất để cứu nước, cứu quê hướng xóm làng (nguyên nhân cơ bản, quyết định nhất)
+ Diễn ra rời rạc, lẻ tẻ giữa những vùng miền; không có sự thống nhất và không có liên kết với nhau. Ngay cả khởi nghĩa Yên Thế lúc giảng hòa đã có liên lạc với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhưng không đi đến kết quả. Sự bế tắt và thiếu thống nhất giữa các phong trào tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đàn áp
+ Lực lượng khởi nghĩa được tập hợp vội vàng và bị động, không có sự rèn luyện về quân đội và chuẩn bị vũ khí thô sơ nên khó có thành công.
+ Cách đánh: theo kiểu phòng thủ và đơn điệu, chủ yếu là dựa vào căn cứ để cố thủ mà không nghĩ đến việc sẽ chủ động phản công chống lại vũ khí hiện đại của quân Pháp. Ví dụ, khởi nghĩa Ba Đình nhanh chóng bị xóa sổ do quân Pháp dùng đại bác, vòi rồng để công phá mạnh mẽ. Các căn cứ khác dù kiên cố đến đâu cũng không tránh khỏi sự tàn phá của vũ khí hiện đại phương Tây
+ Mục tiêu và hướng đi lên: bế tắt; dù cho đánh thắng thì vẫn thiết lập nhà nước phong kiến vốn đã mục nát từ trước đó => hướng đi lên mịt mờ và không có tương lai.
+ Khách quan: quân ta kém Pháp rất nhiều về tổ chức kỷ luật, kinh nghiệm tác chiến. Quân ta bị động trong chiến đấu, trang bị thô sơ nên không thể đưa đến thành công. Quân của thực dân luôn thắng nên tâm lý sợ Pháp vẫn còn trong phong trào.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) do Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, nổ ra chủ yếu ở Bãi Sậy (Hưng Yên). Lợi dụng địa hình hiểm yếu của Bãi Sậy và Hai Sông, nghĩa quân (nông dân, văn thân) dùng chiến thuật du kích để đánh giao thông hào và đánh tan nhiều cuộc càn quét lớn của giặc. Năm 1888 – 1889, nghĩa quân bị Pháp liên tục bao vây và suy yếu, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, Đốc Tít bị bắt đi đày. Sau sự kiện Đốc Vinh bị giết năm 1892, khởi nghĩa chính thức tan rã.

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) ở 4 tỉnh Bắc Trung Kỳ, do quan ngự sử Phan Đình Phùng lãnh đạo. Từ 1885 – 1888, nghĩa quân chuẩn bị lực lượng và vũ khí, Cao Thắng chế tạo thành công mẫu súng mới theo mẫu của Pháp. Năm 1888, Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các văn thân sĩ phu, rồi trở về tiếp tục lãnh đạo quân khởi nghĩa. Từ năm 1889, nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc càn của giặc, nhưng lực lượng ngày càng suy yếu. Sau việc Cao Thắng hi sinh năm 1893, nghĩa quân suy yếu dần và mãi đến khi Phan Đình Phùng hi sinh (12/1895), khởi nghĩa Hương Khê chấm dứt vào đầu năm 1896. Về tính chất, khởi nghĩa Hương Khê mang tính dân tộc sâu sắc. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất, làm Pháp tổn thất nặng nề và làm chậm lại quá trình bình định của Pháp ở Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có tính tổ chức cao, cách đánh linh hoạt và kỷ luật chặt chẽ, có tướng tài Cao Thắng chế tạo thành công mẫu súng trường mới theo mẫu của Pháp

- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
* Bối cảnh lịch sử: nước ta đã mất độc lập hoàn toàn kể từ sau khi triều đình Huế đầu hàng Pháp bởi Hiệp ước Pathenotre 1884, các miền quê bị bọn thực dân dày xéo => mâu thuẫn dân tộc là nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa. Có những người nông dân Yên Thế lúc đầu khởi nghĩa chống triều đình. Khi Pháp chính thức đô hộ Việt Nam vào năm 1884, họ chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp để bảo vệ xóm làng, bảo vệ quê hương.
+ Đặc điểm bao trùm của khởi nghĩa Yên Thế: là phong trào đấu tranh “tự phát” của nông dân, họ đoàn kết để giữ đất và bảo vệ xóm làng dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân. Phong trào không chịu sự chi phối của “Cần Vương” nhưng chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong kiến.
* Diễn biến:
- Từ năm 1884 – 1892, xuất hiện nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm đã lãnh đạo quân khởi nghĩa đẩy lui nhiều cuộc càn quét của quân triều đình. Khi quân Pháp tấn công vào Yên Thế, nghĩa quân chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp để giữ làng, bảo vệ quê hương. Sau khi Đề Nắm hi sinh năm 1892, quân khởi nghĩa do Đề Thám lãnh đạo.
- Từ năm 1892 – 1908, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng. Lúc này lực lượng của nghĩa quân đã lớn mạnh, nhưng vẫn yếu thế hơn nên Đề Thám hai lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) nhằm duy trì cuộc khởi nghĩa.
- Từ năm 1909 – 1913, khởi nghĩa suy yếu dần do Pháp hoàn thành việc bình định lãnh thổ và dập tắt xong phong trào Cần Vương. Thực dân thực hiện chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” nên nhanh chóng dập tắt hoàn toàn khởi nghĩa Hương Khê – khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương, nên có điều kiện chĩa mũi nhọn tiêu diệt nghĩa quân Yên Thế. Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (1908), Pháp quyết định tổng tấn công nhằm tiêu diệt bằng được khởi nghĩa Yên Thế. Sau nhiều trận càn liên tiếp của Pháp, nghĩa quân hao mòn dần; nhân dân không thể tiếp viện được cho nghĩa quân; nhiều thủ lĩnh Yên Thế bị bắt, bị sát hại hoặc là đầu hàng. Đến tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại thì phong trào chính thức tan rã.
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom