Sử 7 Lịch sử Hà Nội

Nguyễn Xuân Trà My

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng tám 2018
226
195
51
17
Hà Nội
Trường trung học cơ sở An Thượng
Bạn hiểu lộn ý mình rồi mình cần tìm về Ỷ Lan 1 trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lý
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
- Lý Công Uẩn là ông vua sáng lập ra nhà Lý (1009 - 1226). Gốc ban đầu là con trai của người dân thường ở quê hương hiện nay là Bắc Ninh (người cha mất sớm và không rõ họ tên, người mẹ họ Phạm) nên chưa có tên. Ông được đưa vào chùa cho sư Lý Khánh Văn nuôi từ năm 3 tuổi, được nhà sư đặt tên là Lý Công Uẩn (lấy theo họ của nhà sư là họ Lý). Lý Công Uẩn lớn lên ra làm quan cho triều đình Hoa Lư thời Tiền Lê, đứng vững trước những bão tố sau khi vua Lê Hoàn qua đời. Khi vua thứ ba là Lê Ngọa Triều qua đời lúc trẻ, con trai kế nghiệp là Sạ còn quá bé (mới 9 tuổi), các quan đại thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi (2/11/1009). Tháng 7/1010, Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long (1010 - 1802). Sau khi định đô, Lý Công Uẩn tổ chức lại triều đình theo khuôn mẫu thời Tiền Lê (có bổ sung), xây dựng chùa chiền để chấn hưng Phật giáo và nhiều lần phải đem quân trấn áp nổi loạn để ổn định quốc gia. Cuối thời ông, nhà vua cho con trai cả là Khai Minh vương Lý Phật Mã sang lập phủ ở ngoài nội cung để được làm quen với các quan lại và dân chúng. Sau khi Lý Công Uẩn vừa qua đời năm 1028, ba con trai của nhà vua nổi dậy tranh ngôi với anh cả là Lý Phật Mã (lúc này lên ngôi hiệu Thiên Thành đế) - sử gọi là loạn Tam vương (1028). Loạn Tam vương tương tự như "loạn 11 hoàng tử" cuối thời Lê Hoàn và "sự biến Huyền Vũ môn" cuối thời Đường Cao tổ (626 - 627)
- Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), tên họ thực sự chưa được biết rõ (bài bia của người cháu viết sau khi ông mất thì ghi ông họ Quách) và biểu tự là Thường Kiệt, xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan lại. Hơn 10 tuổi, ông được bổ làm quan nhỏ (thái giám) hầu cận hoàng gia Lý. Nhờ có công đánh dẹp khởi nghĩa và bạo loạn, ông được thăng chức và đến khi Lý Thánh Tông mất thì được cử làm Phụ chính (phó vương) theo hầu cận ấu vương Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi. Ông cùng Thái sư Lý Đạo Thành, Thái hậu Ỷ Lan trở thành "bộ ba" quản lý triều chính khi hoàng đế còn nhỏ tuổi. Khi nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, bộ ba này đã hợp bàn và tán thành chủ trương "tiến công trước để tự vệ" của ông (tức Lý Thường Kiệt) và chính chủ trương này đã làm quân giặc mất tinh thần sau trận tiến công đầu tiên của quân Lý cuối năm 1075. Biết giặc thế nào cũng xâm lược cho kỳ được, ông chủ trương lập "phòng tuyến sông Như Nguyệt" và ra bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" làm quân giặc yếu dần, mất đi ý chí chiến đấu (đòn tâm lý với quân giặc là chủ yếu hơn là đòn quân sự). Sau thắng lợi, ông được triều đình ban "quốc tính" (tức họ vua - họ Lý) và được triều đình Thăng Long ban cho nhiều chức vụ cao (lớn nhất là Tể tướng). Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc. Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi.
- Thái hậu Ỷ Lan (năm sinh không rõ), gốc gác là quan lại, vốn họ Lê (chưa rõ tên gì). Khi vua Lý tiến hành tuyển cung phi để mong có người kế vị thì người dân kéo đến xem như hội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả: "Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân". Tên hiệu Ỷ Lan nghĩa là tựa vào gốc lan, Thánh Tông ban phong hiệu này để lấy làm kỷ niệm của việc gặp gỡ giữa hai người. Ỷ Lan vào cung, giữ tước vị Nguyên phi. Bà sanh được 2 con trai là Thái tử Lý Càn Đức và Sùng Hiền hầu (cha của Lý Thần Tông). Khi vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành năm 1069, bà quản lý triều đình rất tốt. Khi chồng qua đời và Thái tử lên ngôi, Ỷ Lan làm chính biến lật đổ Thái hậu họ Dương để chễm chệ lên ngôi Hoàng thái hậu - đuổi thái sư Lý Đạo Thành ra trấn giữ Nghệ An. Năm 1074, trước âm mưu của giặc ngoại xâm thì Thái hậu dẹp bỏ hiềm khích, cho vời cựu Thái sư về cùng với mình và Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân nhà Lý chống giặc Tống. Năm 1096, Thái hậu lập mưu bắt đi đày Thái sư Lê Văn Thịnh trong vụ án hồ Dâm Đàm.

Tài liệu tham khảo
1. Hà Nội 1000 năm
2. Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch, quyển I, phần "Thánh Tông Hoàng đế" và "Nhân Tông Hoàng đế")
3. Wiki
 
Last edited by a moderator:

_Gem_

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng mười một 2018
34
24
6
Đắk Nông
THPT ND
Em biết gì về Lí Công Uẩn,Lí Thường Kiệt và Ỷ Lan?

Mình tóm tắt giúp bạn nhé.

- Lý Công Uẩn (974 – 1028):

là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.

+ Là người sáng lập ra nhà Lý (1009 - 1226).

+ Con trai của người dân thường ở quê hương hiện nay là Bắc Ninh.

+ Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ.

+ 2/11/1009 Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

+ Tháng 7/1010, Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La và đổi tên thành là Thăng Long (1010 - 1802). Sau khi định đô, Lý Công Uẩn tổ chức lại triều đình theo khuôn mẫu thời Tiền Lê (có bổ sung), xây dựng chùa chiền để chấn hưng Phật giáo và nhiều lần phải đem quân trấn áp nổi loạn để ổn định quốc gia.

+ Năm Mậu Thìn 1028, sức khỏe nhà vua không được tốt. Ông qua đời ở điện Long An vào ngày Mậu Tuất, hưởng thọ 55 tuổi.

- Lý Thường Kiệt (1019 - 1105): vốn họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt

+ Xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan lại.

+ Nhờ có công đánh dẹp khởi nghĩa và bạo loạn, ông được thăng chức và đến khi Lý Thánh Tông mất thì được cử làm Phụ chính theo hầu cận ấu vương Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi.

+ Ông cùng Thái sư Lý Đạo Thành, Thái hậu Ỷ Lan trở thành "bộ ba" quản lý triều chính khi hoàng đế còn nhỏ.

+ Khi nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, bộ ba này đã hợp bàn và tán thành chủ trương "tiến công trước để tự vệ" của Lý Thường Kiệt và chính chủ trương này đã làm quân giặc mất tinh thần, sau trận tiến công đầu tiên của quân Lý cuối năm 1075.

+ Biết giặc thế nào cũng xâm lược cho kỳ được, ông chủ trương lập "phòng tuyến sông Như Nguyệt" và ra bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" làm quân giặc yếu dần, mất đi ý chí chiến đấu

+ Sau thắng lợi, ông được triều đình ban "quốc tính" (tức họ vua - họ Lý) và được triều đình Thăng Long ban cho nhiều chức vụ cao.

+ Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi.

- Thái hậu Ỷ Lan : Hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (? - 1117)

+ Gốc gác là quan lại, vốn họ Lê (chưa rõ tên gì).

+ Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân".

+ Bà sanh được 2 con trai là Thái tử Lý Càn Đức và Sùng Hiền hầu.

+ Khi vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành năm 1069, bà quản lý triều đình rất tốt.

+ Khi chồng qua đời và Thái tử lên ngôi, Ỷ Lan làm chính biến lật đổ Thái hậu họ Dương để chễm chệ lên ngôi Hoàng thái hậu - đuổi thái sư Lý Đạo Thành ra trấn giữ Nghệ An.

+ Năm 1074, trước âm mưu của giặc ngoại xâm thì Thái hậu dẹp bỏ hiềm khích, cho vời cựu Thái sư về cùng với mình và Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân nhà Lý chống giặc Tống.

+Năm 1096, Thái hậu lập mưu bắt đi đày Thái sư Lê Văn Thịnh trong vụ án hồ Dâm Đàm.

+ Năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ khoảng 73 tuổi
 
Top Bottom