- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Thanh Hóa kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
a. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá xây dựng hậu phương
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, quân đội các nước trong phe đồng minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta. Nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng, chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá và người đã căn dặn: “Thanh Hoá phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu...phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu” làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến.
- Về chính trị, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là ở miền núi và khu vực trọng yếu. Đảng bộ Thanh Hoá đã tiến hành 4 kỳ đại hội. Đại hội I vào tháng 2- 1948, Đại hội II vào tháng 4- 1949, Đại hội III vào tháng 6- 1950, Đại hội IV vào tháng 5- 1952 xác định phương hướng, chủ trương, 54 giải pháp lãnh đạo toàn dân xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện cho kháng chiến thắng lợi.
- Về quân sự, tích cực xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: tiêu thổ kháng chiến, rào làng kháng chiến, đào đắp chiến hào, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng các xưởng quân giới... Tỉnh uỷ quyết định chuyển chi đội Đinh Công Tráng thành trung đoàn chủ lực, xây dựng các đại đội chủ lực huyện, đại đội du kích xã, lập quỹ cấp dưỡng bộ đội địa phương nuôi quân ăn no đánh thắng.
- Về kinh tế, Đảng bộ phát động toàn dân khai hoang, phục hoá, chống thiên tai, xây dựng tổ đổi công, thực hiện giảm tô tức 25% tiến tới giảm tô triệt để và cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng. Các ngành thủ công nghiệp mở rộng, xây dựng nhiều cơ sở thương nghiệp Nhà nước.
- Về văn hoá, Tỉnh uỷ phát động phong trào bình dân học vụ và mở rộng hệ thống giáo dục phổ thông các cấp. Năm 1953, toàn tỉnh đã có 453 trường phổ thông cấp I, 85 trường phổ thông cấp II, 3 trường phổ thông cấp 3 gồm 7 vạn học sinh. Toàn tỉnh xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực và hàng chục trạm xá tuyến huyện. Hoạt động văn hoá- nghệ thuật hướng vào xoá bỏ tàn dư văn hoá phản động, lạc hậu. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.
b. Nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc thôn tính nước ta, trong đó Thanh Hoá là một vùng trọng điểm.
- Sang năm 1948, thực dân Pháp tấn công vào Thanh Hoá toàn diện và ác liệt hơn
-- Từ năm 1950- 1953, bị thua đau ở Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, địch hung hãn phá hoại Thanh Hoá trên mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quân sự.
- Pháp tiến hành đổ bộ tấn công và chiếm giữ một số điểm ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hòn Mê, dùng lực lượng phản động, thổ phỉ nổi dậy chống phá ta ở Ba làng (Tĩnh Gia), vùng biên giới Việt -Lào (Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh). Các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, Kim Tân- Vĩnh Lộc, Yên Định- Cẩm Thuỷ, các cửa lạch, bến sông Mã, sông Chu, các cầu cảng...đều bị địch dùng máy bay ném bom oanh tạc. Các đập dự trữ nước tưới tiêu như: Bái Thượng, Bàn Thạch và đê Phong Lạc bị giặc Pháp dùng máy bay phá huỷ hoàn toàn.
- Trước tình hình đó quân và dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, của Uỷ ban kháng chiến đã kiên quyết giáng trả mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù. Lực lượng vũ trang chủ lực của Tỉnh, lực lượng tự vệ của các huyện, xã với vũ khí ít ỏi đã sát cánh bên nhau lập nên những chiến công oanh liệt ngay trên quê hương. Cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Nga Sơn trong những năm 1951, 1952, 1953 thực sự là tinh thần “Ba Đình” quật khởi. Điển hình là trận đánh chìm chiến hạm Ô- đanh vin diệt 200 viên sĩ quan và binh lính trên biển Sầm Sơn.
c. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến
- Trong 9 năm kháng chiến gian khổ, ác liệt, Thanh Hoá đã thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương kháng chiến theo lời căn dặn của Bác.
- Thanh Hoá đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các cơ quan Trung ương, các cơ quan khu 3, khu 4, bộ đội Pa Thét, Chính phủ kháng chiến và vùng giải phóng Bắc Lào.
- Nhân dân Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam 2 đại đội bộ đội địa phương, bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 36 đại đội, 6 trung đội, 500 chiến sĩ du kích, huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung phong, huy động hàng triệu dân công phục vụ các chiến dịch.
-Trong những năm 1948-1950: Thanh Hoá đã quyên góp và thu mua luá khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn.
-Từ năm 1951 đến năm 1954, Thanh Hoá đã thu góp được 261.728 tấn thóc thuế nông nghiệp góp phần cung ứng cho cuộc kháng chiến.
-Năm 1953 Thanh Hoá cung cấp cho Việt Bắc 3000 thếp giấy và hàng vạn tấn giấy in báo.
- Năm 1953 Thanh Hoá nhập kho nhà nước 1495 tấn muối.
- Từ năm 1951- 1953 lò cao Như Xuân đã sản xuất được 500 tấn gang phục vụ công cuộc kháng chiến. - Dù ở đâu và trên chiến trường nào, con em Thanh Hoá cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Do vậy, 5 chiến sĩ ưu tú đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Vào thăm Thanh Hoá lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện biên phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”
2, Thanh Hóa kháng chiến chống Mĩ cứu nước
a. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
- Tháng 9- 1954, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các địa phương tu sửa nâng cấp đê Bái Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, tu sửa đường 1A, đường thị xã- Bái Bái Thượng- Eo Lê- Bá Thước và làm mới 460 km đường nội tỉnh, 340 cầu, 34 phà. Tháng 11-1955, xây dựng tuyến đường 217A, sau đó xây dựng tuyến đường 217B giúp nước bạn Lào... khôi phục lại thị xã Thanh Hoá và các trung tâm huyện, thị trong tỉnh.
- Sau 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, tính đến cuối năm 1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 4.930 HTX nông nghiệp (chiếm 915 tổng số hộ nông dân) và 313 HTX tiểu thủ công nghiệp (chiếm 70% hộ thủ công và tiểu thương toàn tỉnh), đưa 96 hộ tư sản công- thương vào các công ty hợp doanh. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp mới trong tỉnh.
- Kinh tế tổ chức các phong trào thi đua làm thuỷ lợi, phân bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Năm 1964, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 562 ngàn tấn, ngư nghiệp đánh bắt được từ 20- 30 ngàn tấn cá, lâm nghiệp khai thác được hàng vạn m 3 gỗ, luồng, tre, nứa. Xây dựng được 106 cơ sở sản xuất quốc doanh và công ty hợp doanh, 1.241 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 149 điểm cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp.
- Văn hoá xây dựng, nâng cấp 598 trường phổ thông cấp I, 293 trường cấp II, 13 trường cấp III, xoá mù chữ cho 95% đồng bào miền xuôi và 74% đồng bào miền núi. Xây dựng 95 bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, 500 trạm xá xã.
- Phong trào xây dựng nếp sống mới và văn hoá - văn nghệ phát triển mạnh phục vụ đời sóng tinh thần cho nhân dân.
b. Giữ vững mạch máu giao thông Bắc- Nam
- Ở vào vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn nối liền khúc ruột miền Trung, Thanh Hoá đã trở thành mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ. - Trong 2 ngày 3 và 4 - 4 – 1965 Mỹ đã huy động 455 lượt máy bay các loại, năm 627 quả bom phá và 58 bom nổ chậm, bắn hàng trăm tên lửa, rốc két xuống các trọng điểm ở Thanh Hoá. Riêng Hàm Rồng, Mỹ ném 350 quả bom, bắn 149 tên lửa, rốc két nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, chặn đường chi viện cho miền Nam.
- Phát huy thắng lợi Lạch Trường, trong 2 ngày 3 và 4-4-1965, được sự phối hợp của bộ đội phòng không và không quân, quân và dân Thanh Hoá đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi 47 máy bay phản lực của Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, cầu Lèn.
- Kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy 26 tàu chiến, bắn chìm 5 tàu biệt kích, góp phần cùng quân dân miền bắc buộc Mỹ phải ngừng leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc
c. Chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam
- Nằm trong vùng trọng điểm ném bom bắn phá của đế quốc Mỹ, Thanh Hoá là một trong những địa phương thiệt hại nhiều nhất ở miền Bắc. Trong hai lần leo thang bắn phá miền Bắc, Mỹ đã ném bom xuống Thanh Hoá 20 vạn tấn bom các loại, 34.809 qủa đạn của hải quân Mỹ bắn phá trên biển. Bình quân mỗi km2 phải chịu 19,7 tấn bom, mỗi người dân phải chịu 220 kg
- 21 năm kháng chiến, Thanh Hoá đã có 227. 082 người gia nhập quân đội, bằng 10,15% dân số toàn tỉnh. - Những người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá với truyền thống “Lam Sơn”, “Hàm Rồng” đã hiến cả tuổi thanh xuân và máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Dọc theo Trường Sơn, trên khắp các chiến trường miền Nam đều có mặt những người con quê Thanh.
- Để động viên sức người, sức của cho tiền phương, Thanh Hoá đã dấy lên nhiều phong trào thi đua kháng chiến. Các cụ phụ lão với tinh thần “tuổi cao chí càng cao” luôn luôn mẫu mực trong chiến đấu, trong sản xuất và đóng góp ủng hộ kháng chiến. Phụ nữ với phong trào “ba đảm đang”, tay cuốc, tay cày, tay súng vừa sản xuất, bảo vệ quê hương vừa động viên chồng con tòng quân cứu quốc.
- Thanh niên với phong trào “ba sẵn sàng” luôn xung phong đi đầu trong lao động sản xuất và chiến đấu. Tuổi nhỏ với phong trào “Trần Quốc Toản” đã hăng hái “mang mũ rơm đi học đường dài” lại tích cực tham gia gieo cấy, chăm bón, gặt hái, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ...
a. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá xây dựng hậu phương
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, quân đội các nước trong phe đồng minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta. Nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng, chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá và người đã căn dặn: “Thanh Hoá phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu...phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu” làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến.
- Về chính trị, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là ở miền núi và khu vực trọng yếu. Đảng bộ Thanh Hoá đã tiến hành 4 kỳ đại hội. Đại hội I vào tháng 2- 1948, Đại hội II vào tháng 4- 1949, Đại hội III vào tháng 6- 1950, Đại hội IV vào tháng 5- 1952 xác định phương hướng, chủ trương, 54 giải pháp lãnh đạo toàn dân xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện cho kháng chiến thắng lợi.
- Về quân sự, tích cực xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: tiêu thổ kháng chiến, rào làng kháng chiến, đào đắp chiến hào, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng các xưởng quân giới... Tỉnh uỷ quyết định chuyển chi đội Đinh Công Tráng thành trung đoàn chủ lực, xây dựng các đại đội chủ lực huyện, đại đội du kích xã, lập quỹ cấp dưỡng bộ đội địa phương nuôi quân ăn no đánh thắng.
- Về kinh tế, Đảng bộ phát động toàn dân khai hoang, phục hoá, chống thiên tai, xây dựng tổ đổi công, thực hiện giảm tô tức 25% tiến tới giảm tô triệt để và cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng. Các ngành thủ công nghiệp mở rộng, xây dựng nhiều cơ sở thương nghiệp Nhà nước.
- Về văn hoá, Tỉnh uỷ phát động phong trào bình dân học vụ và mở rộng hệ thống giáo dục phổ thông các cấp. Năm 1953, toàn tỉnh đã có 453 trường phổ thông cấp I, 85 trường phổ thông cấp II, 3 trường phổ thông cấp 3 gồm 7 vạn học sinh. Toàn tỉnh xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực và hàng chục trạm xá tuyến huyện. Hoạt động văn hoá- nghệ thuật hướng vào xoá bỏ tàn dư văn hoá phản động, lạc hậu. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.
b. Nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc thôn tính nước ta, trong đó Thanh Hoá là một vùng trọng điểm.
- Sang năm 1948, thực dân Pháp tấn công vào Thanh Hoá toàn diện và ác liệt hơn
-- Từ năm 1950- 1953, bị thua đau ở Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, địch hung hãn phá hoại Thanh Hoá trên mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quân sự.
- Pháp tiến hành đổ bộ tấn công và chiếm giữ một số điểm ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hòn Mê, dùng lực lượng phản động, thổ phỉ nổi dậy chống phá ta ở Ba làng (Tĩnh Gia), vùng biên giới Việt -Lào (Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh). Các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, Kim Tân- Vĩnh Lộc, Yên Định- Cẩm Thuỷ, các cửa lạch, bến sông Mã, sông Chu, các cầu cảng...đều bị địch dùng máy bay ném bom oanh tạc. Các đập dự trữ nước tưới tiêu như: Bái Thượng, Bàn Thạch và đê Phong Lạc bị giặc Pháp dùng máy bay phá huỷ hoàn toàn.
- Trước tình hình đó quân và dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, của Uỷ ban kháng chiến đã kiên quyết giáng trả mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù. Lực lượng vũ trang chủ lực của Tỉnh, lực lượng tự vệ của các huyện, xã với vũ khí ít ỏi đã sát cánh bên nhau lập nên những chiến công oanh liệt ngay trên quê hương. Cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Nga Sơn trong những năm 1951, 1952, 1953 thực sự là tinh thần “Ba Đình” quật khởi. Điển hình là trận đánh chìm chiến hạm Ô- đanh vin diệt 200 viên sĩ quan và binh lính trên biển Sầm Sơn.
c. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến
- Trong 9 năm kháng chiến gian khổ, ác liệt, Thanh Hoá đã thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương kháng chiến theo lời căn dặn của Bác.
- Thanh Hoá đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các cơ quan Trung ương, các cơ quan khu 3, khu 4, bộ đội Pa Thét, Chính phủ kháng chiến và vùng giải phóng Bắc Lào.
- Nhân dân Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam 2 đại đội bộ đội địa phương, bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 36 đại đội, 6 trung đội, 500 chiến sĩ du kích, huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung phong, huy động hàng triệu dân công phục vụ các chiến dịch.
-Trong những năm 1948-1950: Thanh Hoá đã quyên góp và thu mua luá khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn.
-Từ năm 1951 đến năm 1954, Thanh Hoá đã thu góp được 261.728 tấn thóc thuế nông nghiệp góp phần cung ứng cho cuộc kháng chiến.
-Năm 1953 Thanh Hoá cung cấp cho Việt Bắc 3000 thếp giấy và hàng vạn tấn giấy in báo.
- Năm 1953 Thanh Hoá nhập kho nhà nước 1495 tấn muối.
- Từ năm 1951- 1953 lò cao Như Xuân đã sản xuất được 500 tấn gang phục vụ công cuộc kháng chiến. - Dù ở đâu và trên chiến trường nào, con em Thanh Hoá cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Do vậy, 5 chiến sĩ ưu tú đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Vào thăm Thanh Hoá lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện biên phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”
2, Thanh Hóa kháng chiến chống Mĩ cứu nước
a. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
- Tháng 9- 1954, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các địa phương tu sửa nâng cấp đê Bái Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, tu sửa đường 1A, đường thị xã- Bái Bái Thượng- Eo Lê- Bá Thước và làm mới 460 km đường nội tỉnh, 340 cầu, 34 phà. Tháng 11-1955, xây dựng tuyến đường 217A, sau đó xây dựng tuyến đường 217B giúp nước bạn Lào... khôi phục lại thị xã Thanh Hoá và các trung tâm huyện, thị trong tỉnh.
- Sau 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, tính đến cuối năm 1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 4.930 HTX nông nghiệp (chiếm 915 tổng số hộ nông dân) và 313 HTX tiểu thủ công nghiệp (chiếm 70% hộ thủ công và tiểu thương toàn tỉnh), đưa 96 hộ tư sản công- thương vào các công ty hợp doanh. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp mới trong tỉnh.
- Kinh tế tổ chức các phong trào thi đua làm thuỷ lợi, phân bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Năm 1964, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 562 ngàn tấn, ngư nghiệp đánh bắt được từ 20- 30 ngàn tấn cá, lâm nghiệp khai thác được hàng vạn m 3 gỗ, luồng, tre, nứa. Xây dựng được 106 cơ sở sản xuất quốc doanh và công ty hợp doanh, 1.241 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 149 điểm cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp.
- Văn hoá xây dựng, nâng cấp 598 trường phổ thông cấp I, 293 trường cấp II, 13 trường cấp III, xoá mù chữ cho 95% đồng bào miền xuôi và 74% đồng bào miền núi. Xây dựng 95 bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, 500 trạm xá xã.
- Phong trào xây dựng nếp sống mới và văn hoá - văn nghệ phát triển mạnh phục vụ đời sóng tinh thần cho nhân dân.
b. Giữ vững mạch máu giao thông Bắc- Nam
- Ở vào vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn nối liền khúc ruột miền Trung, Thanh Hoá đã trở thành mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ. - Trong 2 ngày 3 và 4 - 4 – 1965 Mỹ đã huy động 455 lượt máy bay các loại, năm 627 quả bom phá và 58 bom nổ chậm, bắn hàng trăm tên lửa, rốc két xuống các trọng điểm ở Thanh Hoá. Riêng Hàm Rồng, Mỹ ném 350 quả bom, bắn 149 tên lửa, rốc két nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, chặn đường chi viện cho miền Nam.
- Phát huy thắng lợi Lạch Trường, trong 2 ngày 3 và 4-4-1965, được sự phối hợp của bộ đội phòng không và không quân, quân và dân Thanh Hoá đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi 47 máy bay phản lực của Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, cầu Lèn.
- Kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy 26 tàu chiến, bắn chìm 5 tàu biệt kích, góp phần cùng quân dân miền bắc buộc Mỹ phải ngừng leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc
c. Chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam
- Nằm trong vùng trọng điểm ném bom bắn phá của đế quốc Mỹ, Thanh Hoá là một trong những địa phương thiệt hại nhiều nhất ở miền Bắc. Trong hai lần leo thang bắn phá miền Bắc, Mỹ đã ném bom xuống Thanh Hoá 20 vạn tấn bom các loại, 34.809 qủa đạn của hải quân Mỹ bắn phá trên biển. Bình quân mỗi km2 phải chịu 19,7 tấn bom, mỗi người dân phải chịu 220 kg
- 21 năm kháng chiến, Thanh Hoá đã có 227. 082 người gia nhập quân đội, bằng 10,15% dân số toàn tỉnh. - Những người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá với truyền thống “Lam Sơn”, “Hàm Rồng” đã hiến cả tuổi thanh xuân và máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Dọc theo Trường Sơn, trên khắp các chiến trường miền Nam đều có mặt những người con quê Thanh.
- Để động viên sức người, sức của cho tiền phương, Thanh Hoá đã dấy lên nhiều phong trào thi đua kháng chiến. Các cụ phụ lão với tinh thần “tuổi cao chí càng cao” luôn luôn mẫu mực trong chiến đấu, trong sản xuất và đóng góp ủng hộ kháng chiến. Phụ nữ với phong trào “ba đảm đang”, tay cuốc, tay cày, tay súng vừa sản xuất, bảo vệ quê hương vừa động viên chồng con tòng quân cứu quốc.
- Thanh niên với phong trào “ba sẵn sàng” luôn xung phong đi đầu trong lao động sản xuất và chiến đấu. Tuổi nhỏ với phong trào “Trần Quốc Toản” đã hăng hái “mang mũ rơm đi học đường dài” lại tích cực tham gia gieo cấy, chăm bón, gặt hái, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ...