- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


4. Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
a. Phong trào Cần Vương
- Ngày 13 tháng 7 năm 1885 Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân ra sức phò vua cứu nước. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá từ miền ngược đến miền xuôi đều đứng lên giúp Vua cứu nước.
- Phong trào Cần vương ở Thanh Hoá đã được qui tụ và có chỉ đạo chung, Trần Xuân Soạn được vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cử phụ trách tỉnh Thanh Hoá. Phạm Bành phụ trách vùng đồng bằng, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước làm chủ vùng núi, xây dựng căn cứ liên hệ với nghĩa quân Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở Nghệ An.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
+ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn. Trung tâm căn cứ của cuộc khởi nghĩa là ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê. Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng, bên cạnh còn có Nguyễn Khế, Nguyễn Toại.
+ Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên Quốc lộ 1 và đánh tan hai cuộc tấn công của quân Pháp. Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc.
+ Cuối cùng quân Pháp đã phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Khế, Đinh Công Tráng hy sinh, để giữ trọn khí tiết Phạm Bành đã tự sát.
+ Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892)
- Hùng Lĩnh thuộc huyện Vĩnh Lộc. Trung tâm của căn cứ là các ngọn núi Cù Mông, Đa Bút của dãy Hùng Lĩnh nay là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tống Duy Tân quê ở Đông Biện, nay là Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Ông vốn là người họ Nguyễn ở Tống Sơn (nay là Hà Trung) nhưng sau đổi thành họ Tống.
- Khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, để giữ trọn khí tiết và thanh danh ông từ quan về quê mở trường dạy học và bí mật chuẩn bị kháng chiến, tổ chức phục kích tiêu diệt giặc.
- Ngày 8 tháng 11 năm 1885 và ngày 22 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân đã đánh trả hai cuộc tấn công của Pháp tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch và đáng chú ý là trận Vân Đồn (Xuân Châu- Thọ Xuân).
- Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn bằng cả đại bác vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt qua Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi về Yên Định đến Vạn Lai lập căn cứ phục kích đánh giặc ở nhiều nơi như Cầu Quan (Nông Cống), Yên Thái khi chúng lên đường rút về tỉnh lị.
- Nhưng về sau do bị quân Pháp tổ chức tấn công và bao vây. Biết lực lượng chưa đủ mạnh Tống Duy Tân và Cao Điền cho nghĩa quân giải tán chờ cơ hội. Tháng 9 năm 1892 Tống Duy Tân về hang Nhâm Kỷ ở Bá Thước để xây dựng căn cứ. Ngày 5 tháng 10 năm 1892 Tống Duy Tân bị bắt ở hang Dong (Thiết Ống, Bá Thước).
* Khởi nghĩa của Hà Văn Mao
- Hà Văn Mao ông là người dân tộc Mường ở Điền Lư, Châu Quan Hoá (nay là Điền Lư huyện Bá Thước) Trung tâm của cuộc khởi nghĩa là Mường Khê sau này mở rộng địa bàn hoạt động tới Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ. Nghĩa quân đã chặn đánh nhiều cuộc hành quân của Pháp giành thắng lợi.
- Tháng 11 năm 1887 quân Pháp do thiếu tá Hen- Bơ- Boa và đại uý Pátxcan mở cuộc tấn công vào nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch ông đã cho nghĩa quân giải tán, còn mình để giữ trọn khí tiết ông đã vào rừng tuần tiết.
* Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước
- Cầm Bá Thước ông là người dân tộc Thái quê ở Mường Chiềng Bán thuộc tổng Trịnh Vạn (nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
- Căn cứ của cuộc khởi nghĩa ở Trịnh Vạn nơi có vùng núi hiểm trở. Ông đã cho xây dựng ở đây một hệ thống đồn trại kiên cố, bố trí giàn đá, lao gỗ, bãi chông dọc theo núi cao, sông sâu. Sau này mở rộng địa bàn hoạt động sang Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).
- Tháng 2 năm 1894 Pháp đưa quân lên đóng rải rác ở đồn Cửa Đạt, Thổ Sơn, Nhiên Trạm để đè bẹp nghĩa quân. Để giành thế chủ động sáng ngày 6 tháng 2 năm 1844 Cầm Bá Thước cho quân tấn công quân Pháp gây cho Pháp những tổn thất lớn.
- Ngày 10 tháng 5 năm 1895 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp tổ chức tấn công với qui mô lớn vào Hón Bòng. Ngày 13 tháng 5 năm 1895 Cầm Bá Thước cùng vợ cả, con trai và 12 nghĩa quân bị sa vào tay giặc cuộc khởi nghĩa kết thúc.
# Đặc điểm và ý nghĩa phong trào Cần vương ở Thanh Hoá
& Đặc điểm:
+ Phong trào nổ ra sớm và mạnh mẽ, tỏ rõ ý thức thiết tha với độc lập dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân kiên quyết đánh bại quân xâm lược. Đây là nhân tố quyết định sự bùng nổ rộng khắp và sức sống mãnh liệt của phong trào.
+ Phong trào diễn ra một diện rộng càng về sau qui mô càng lớn. Điểm đặc biệt là phong trào ở đồng bằng, trung du tan vỡ thì phong trào ở miền núi lại phát triển với xu hướng liên kết rộng, chặt chẽ với các phong trào ngoài tỉnh.
+ Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc, thể hiện cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ miền ngược đến miền xuôi.
+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu, thổ ty, lang đạo và cả nông dân. Phương thức đấu tranh phong phú với mọi vũ khí có trong tay.
+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do phân tán, thiếu đường lối kháng chiến thống nhất giữa các vùng, vũ khí còn thô sơ và đặc biệt nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đối phó và dập tắt phong trào.
5. Thanh Hóa từ 1919 đến 1945
a. Phong trào yêu nước từ 1919 đến 1930
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt Nam. Tại Thanh Hóa chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.
- Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá.
- Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh. Lễ truy điệu được nhân dân Thanh Hoá cử hành trọng thể, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên học sinh.
- Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng ở Thanh Hoá. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 5 năm 1926, đồng chí Lê Hữu Lập đã thành lập ra “Hội đọc sách báo cách mạng” (tại số nhà 25 phố hàng Than thị xã Thanh Hoá), nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến để truyền bá chủ nghĩa MácLê nin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
- Hội đọc sách báo cách mạng đã nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương, nhất là Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng, các tiểu tổ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, BCH tỉnh bộ lâm thời đã được bầu. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá báo hiệu một phong trào vận động cách mạng mới bắt đầu.
- Cuối năm 1926 một tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng. Cơ sở của tổ chức này cũng phát triển nhanh chóng nhất là ở vùng Thiệu Hoá. Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ra đời của tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá.
b. Phong trào yêu nước từ 1930 đến 1945
* Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.
- Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn).
- Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).
- Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời. - Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng sản ra đời.
- Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường - Thọ Xuân).
* Cao trào cách mạng 1930 - 1931
- Sau khi Đảng bộ thành lập, cùng với Nông hội đỏ đã phát động quần chúng đấu tranh và treo cờ búa liềm ở phủ lỵ Quảng Hoá (Vĩnh Lộc), phủ lỵ Thọ Xuân, những cuộc đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán, giảm định mức khoán.
- Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá)...các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống phù thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân).
- Ngày 1 tháng 5 năm 1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá, truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết- Nghệ Tĩnh; kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động khiến chính quyền địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố đánh phá ác liệt của địch kéo dài nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào nhưng không diệt được sức sống mãnh liệt của cách mạng
* Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- Tháng 8 năm 1936 phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra sôi nổi trong cả nước. Đảng bộ đã tiến hành vận động nhân dân hưởng ứng phong trào một cách rộng rãi. Khắp nơi Uỷ ban hành động được thành lập, đẩy mạnh việc tập hợp yêu sách, kiến nghị của nhân dân gửi lên Công sứ tỉnh yêu cầu giải quyết những quyền lợi tối thiểu về sinh hoạt dân chủ. Phong trào Đông dương Đại hội đã hình thành một mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi.
- Năm 1937 phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, các hội tương tế ái hữu ra đời ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ở các làng, xã, huyện. Đặc biệt năm 1937 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi to lớn trong cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu trung kỳ. Sang năm 1938 phong trào phát triển thành cao trào cách mạng. cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm, chống cúp phạt nổ ra liên tiếp ở các nơi: Mỏ sắt, Thanh xá, núi Bần, Nhà máy rượu Nam Đổng ích, đồn điền Yên Mỹ, nhà máy diêm Hàm Rồng
- Tháng 2 năm 1938, ba nghìn quần chúng của bốn huyện Yên Định, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh tại làng Chiềng với những khẩu hiêu đòi tự do dân chủ, ủng hộ Liên Xô. Chỉ tính riêng trong năm 1938 đã có hàng trăm cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó cuộc đấu tranh chống dự án thuế mới của chính quyền thực dân đã giành thắng lợi.
* Phong trào cách mạng 1939 - 1945
- Tháng 9 năm 1940 Nhật kéo vào Việt Nam và ngày càng mở rộng sự chiếm đóng. Từ đây nhân dân Việt Nam phải chịu một cổ hai tròng. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn cướp nước trở nên gay gắt. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng chủ trương đưa nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật lên hàng đầu. Chủ trương này đã kịp thời đến với Đảng bộ Thanh Hoá.
- Tháng 11 năm 1940 tại làng Thuần Hậu (Hậu Lộc), các đồng chí Đảng viên lãnh đạo khu vực đã tiến hành Hội nghị, thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ và đề ra biện pháp phát triển phong trào cách mạng. Để tập hợp quần chúng tham gia phong trào cứu quốc, mặt trận phản đế cứu quốc đã được thành lập.
- Mặt trận phản đế cứu quốc nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định. Các đội tự vệ cứu quốc được thành lập ở các tổng, xã và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh.
- Năm 1941 cao trào phản đế cứu quốc đã dâng lên cuồn cuộn. Phong trào chống thuế diễn ra ở nhiều nơi như: Phong Lộc, Xá Lê, Long Linh (Thiệu Hoá) Trường Xuân (Hậu Lộc). Tiêu biểu nhất là Ngọc Trạo, phong trào phản đế cứu quốc phát triển đã lôi cuốn mọi người dân nơi đây tham gia, trở thành cơ sở, thành chiến khu- trái tim cách mạng của tỉnh nhà. Đêm ngày 19 tháng 9 năm 1941 tại hang Treo- một địa điểm nằm sâu trong rừng Ngọc Trạo, đội du kích Ngọc Trạo đã ra đời với 21 đội viên. Từ đây trở đi công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền càng thêm khẩn trương
- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8, mặt trận Việt Minh được xây dựng ở nhiều phủ, huyện. Các đoàn thể cứu quốc phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ ở các địa phương: Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, nhằm chống thuế, chống bắt phu bắt lính, chống thu thóc, thu bông. Tháng 6 năm 1944 công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đình công đòi chủ phải giải quyết yêu sách. Phối hợp với phong trào sôi nổi rộng lớn ở bên ngoài, cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Thanh Hoá cũng quyết liệt
- Năm 1945 phong trào đấu tranh càng được đẩy lên đỉnh cao khi Đảng bộ và các quần chúng quán triệt chỉ thị Trung ương về việc phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. Phong trào đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của quần 47 chúng nên đã lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người tham gia. Phong trào chuyển dần thành một cuộc vận động chính trị rộng lớn và những cuộc khởi nghĩa từng phần. - Tại Hoằng Hoá ngày 24 tháng 7, phát xít Nhật cho lính bảo an phối hợp với chi phủ tiến hành khủng bố, đánh phá cơ sở cách mạng. Chi bộ Đảng ở đây đã tổ chức và lãnh đạo quần chúng và lực lượng tự vệ chặn đánh địch. Bị truy kích, địch bỏ chạy, tri phủ Hoằng Hoá Phạm Trọng Bào bị bắt. Phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh chống khủng bố, Nhân dân Hoằng Hoá tiến về bao vây, giải tán triệt để bộ máy chính quyền bù nhìn ở các tổng, làng xã. Uỷ ban dân tộc giải phóng được thành lập quản lý mọi công việc ở địa phương.
* Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Thanh Hóa
-- Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thanh Hoá đang phát triển mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi. - Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thanh Hoá đã chín muồi.
- Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày 14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
- Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.
Để hạn chế đổ máu và nhanh chóng khởi nghĩa giành thắng lợi. Hội nghị đã sử dụng sách lược khôn khéo: Gửi thư của mặt trận Việt minh cho Nhật, yêu cầu 48 chúng không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, rút hết quân đội ở các đồn bốt, cơ sở về nhà Giòng thị xã Thanh Hoá để hồi hương an toàn. - Ngày 17 tháng 8, Chỉ thị khởi nghĩa của tỉnh được triển khai rộng khắp cơ sở. Bọn Nhật đã chấp thuận yêu cầu của mặt trận Việt Minh. Bộ máy chính quyền địch ở tỉnh lị tan rã từng mảnh.
- Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt minh, quần chúng nhân dân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền.
- Tính đến rạng sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân.
- Chiều ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Đông Sơn. - Ngày 20 tháng 8 lực lượng khởi ở Tĩnh Gia giành chính quyền về tay nhân dân. - Ngày 21 tháng 8 hai huyện Nông Cống và Cẩm Thuỷ cũng giành được thắng lợi trong khởi nghĩa.
- Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng bốn chiếc xe khách chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum, lên đến Trường Thi, lực lượng khởi nghĩa đổ về chùa Hai Voi và toả đi chiếm trại Bảo an binh, dinh tỉnh trưởng... đi tới đâu lực lượng khởi nghĩa thu hút thêm lực lượng nhân dân tới đó, kẻ thù hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của quần chúng khởi nghĩa. Chiều ngày 20 tháng 8 thị xã Thanh Hoá hoàn toàn thuộc về cách mạng. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã Thanh Hoá ra mắt nhân dân.
- Đến ngày 21- 8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá đã giành được thắng lợi.
- Đối với 6 châu miền núi, tỉnh uỷ chỉ đạo giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình.
- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng vạn nhân dân thị xã và các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của tỉnh nhà.
- Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Thanh Hoá là kết quả của sự vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo những chủ trương nghị quyết Trung ương Đảng của Đảng bộ Thanh Hóa vào tình hình cụ thể trong tỉnh.
a. Phong trào Cần Vương
- Ngày 13 tháng 7 năm 1885 Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân ra sức phò vua cứu nước. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá từ miền ngược đến miền xuôi đều đứng lên giúp Vua cứu nước.
- Phong trào Cần vương ở Thanh Hoá đã được qui tụ và có chỉ đạo chung, Trần Xuân Soạn được vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cử phụ trách tỉnh Thanh Hoá. Phạm Bành phụ trách vùng đồng bằng, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước làm chủ vùng núi, xây dựng căn cứ liên hệ với nghĩa quân Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở Nghệ An.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
+ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn. Trung tâm căn cứ của cuộc khởi nghĩa là ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê. Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng, bên cạnh còn có Nguyễn Khế, Nguyễn Toại.
+ Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên Quốc lộ 1 và đánh tan hai cuộc tấn công của quân Pháp. Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc.
+ Cuối cùng quân Pháp đã phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Khế, Đinh Công Tráng hy sinh, để giữ trọn khí tiết Phạm Bành đã tự sát.
+ Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892)
- Hùng Lĩnh thuộc huyện Vĩnh Lộc. Trung tâm của căn cứ là các ngọn núi Cù Mông, Đa Bút của dãy Hùng Lĩnh nay là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tống Duy Tân quê ở Đông Biện, nay là Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Ông vốn là người họ Nguyễn ở Tống Sơn (nay là Hà Trung) nhưng sau đổi thành họ Tống.
- Khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, để giữ trọn khí tiết và thanh danh ông từ quan về quê mở trường dạy học và bí mật chuẩn bị kháng chiến, tổ chức phục kích tiêu diệt giặc.
- Ngày 8 tháng 11 năm 1885 và ngày 22 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân đã đánh trả hai cuộc tấn công của Pháp tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch và đáng chú ý là trận Vân Đồn (Xuân Châu- Thọ Xuân).
- Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn bằng cả đại bác vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt qua Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi về Yên Định đến Vạn Lai lập căn cứ phục kích đánh giặc ở nhiều nơi như Cầu Quan (Nông Cống), Yên Thái khi chúng lên đường rút về tỉnh lị.
- Nhưng về sau do bị quân Pháp tổ chức tấn công và bao vây. Biết lực lượng chưa đủ mạnh Tống Duy Tân và Cao Điền cho nghĩa quân giải tán chờ cơ hội. Tháng 9 năm 1892 Tống Duy Tân về hang Nhâm Kỷ ở Bá Thước để xây dựng căn cứ. Ngày 5 tháng 10 năm 1892 Tống Duy Tân bị bắt ở hang Dong (Thiết Ống, Bá Thước).
* Khởi nghĩa của Hà Văn Mao
- Hà Văn Mao ông là người dân tộc Mường ở Điền Lư, Châu Quan Hoá (nay là Điền Lư huyện Bá Thước) Trung tâm của cuộc khởi nghĩa là Mường Khê sau này mở rộng địa bàn hoạt động tới Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ. Nghĩa quân đã chặn đánh nhiều cuộc hành quân của Pháp giành thắng lợi.
- Tháng 11 năm 1887 quân Pháp do thiếu tá Hen- Bơ- Boa và đại uý Pátxcan mở cuộc tấn công vào nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch ông đã cho nghĩa quân giải tán, còn mình để giữ trọn khí tiết ông đã vào rừng tuần tiết.
* Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước
- Cầm Bá Thước ông là người dân tộc Thái quê ở Mường Chiềng Bán thuộc tổng Trịnh Vạn (nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
- Căn cứ của cuộc khởi nghĩa ở Trịnh Vạn nơi có vùng núi hiểm trở. Ông đã cho xây dựng ở đây một hệ thống đồn trại kiên cố, bố trí giàn đá, lao gỗ, bãi chông dọc theo núi cao, sông sâu. Sau này mở rộng địa bàn hoạt động sang Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).
- Tháng 2 năm 1894 Pháp đưa quân lên đóng rải rác ở đồn Cửa Đạt, Thổ Sơn, Nhiên Trạm để đè bẹp nghĩa quân. Để giành thế chủ động sáng ngày 6 tháng 2 năm 1844 Cầm Bá Thước cho quân tấn công quân Pháp gây cho Pháp những tổn thất lớn.
- Ngày 10 tháng 5 năm 1895 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp tổ chức tấn công với qui mô lớn vào Hón Bòng. Ngày 13 tháng 5 năm 1895 Cầm Bá Thước cùng vợ cả, con trai và 12 nghĩa quân bị sa vào tay giặc cuộc khởi nghĩa kết thúc.
# Đặc điểm và ý nghĩa phong trào Cần vương ở Thanh Hoá
& Đặc điểm:
+ Phong trào nổ ra sớm và mạnh mẽ, tỏ rõ ý thức thiết tha với độc lập dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân kiên quyết đánh bại quân xâm lược. Đây là nhân tố quyết định sự bùng nổ rộng khắp và sức sống mãnh liệt của phong trào.
+ Phong trào diễn ra một diện rộng càng về sau qui mô càng lớn. Điểm đặc biệt là phong trào ở đồng bằng, trung du tan vỡ thì phong trào ở miền núi lại phát triển với xu hướng liên kết rộng, chặt chẽ với các phong trào ngoài tỉnh.
+ Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc, thể hiện cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ miền ngược đến miền xuôi.
+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu, thổ ty, lang đạo và cả nông dân. Phương thức đấu tranh phong phú với mọi vũ khí có trong tay.
+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do phân tán, thiếu đường lối kháng chiến thống nhất giữa các vùng, vũ khí còn thô sơ và đặc biệt nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đối phó và dập tắt phong trào.
5. Thanh Hóa từ 1919 đến 1945
a. Phong trào yêu nước từ 1919 đến 1930
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt Nam. Tại Thanh Hóa chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.
- Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá.
- Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh. Lễ truy điệu được nhân dân Thanh Hoá cử hành trọng thể, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên học sinh.
- Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng ở Thanh Hoá. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 5 năm 1926, đồng chí Lê Hữu Lập đã thành lập ra “Hội đọc sách báo cách mạng” (tại số nhà 25 phố hàng Than thị xã Thanh Hoá), nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến để truyền bá chủ nghĩa MácLê nin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
- Hội đọc sách báo cách mạng đã nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương, nhất là Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng, các tiểu tổ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, BCH tỉnh bộ lâm thời đã được bầu. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá báo hiệu một phong trào vận động cách mạng mới bắt đầu.
- Cuối năm 1926 một tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng. Cơ sở của tổ chức này cũng phát triển nhanh chóng nhất là ở vùng Thiệu Hoá. Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ra đời của tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá.
b. Phong trào yêu nước từ 1930 đến 1945
* Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.
- Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn).
- Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).
- Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời. - Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng sản ra đời.
- Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường - Thọ Xuân).
* Cao trào cách mạng 1930 - 1931
- Sau khi Đảng bộ thành lập, cùng với Nông hội đỏ đã phát động quần chúng đấu tranh và treo cờ búa liềm ở phủ lỵ Quảng Hoá (Vĩnh Lộc), phủ lỵ Thọ Xuân, những cuộc đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán, giảm định mức khoán.
- Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá)...các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống phù thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân).
- Ngày 1 tháng 5 năm 1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá, truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết- Nghệ Tĩnh; kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động khiến chính quyền địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố đánh phá ác liệt của địch kéo dài nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào nhưng không diệt được sức sống mãnh liệt của cách mạng
* Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- Tháng 8 năm 1936 phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra sôi nổi trong cả nước. Đảng bộ đã tiến hành vận động nhân dân hưởng ứng phong trào một cách rộng rãi. Khắp nơi Uỷ ban hành động được thành lập, đẩy mạnh việc tập hợp yêu sách, kiến nghị của nhân dân gửi lên Công sứ tỉnh yêu cầu giải quyết những quyền lợi tối thiểu về sinh hoạt dân chủ. Phong trào Đông dương Đại hội đã hình thành một mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi.
- Năm 1937 phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, các hội tương tế ái hữu ra đời ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ở các làng, xã, huyện. Đặc biệt năm 1937 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi to lớn trong cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu trung kỳ. Sang năm 1938 phong trào phát triển thành cao trào cách mạng. cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm, chống cúp phạt nổ ra liên tiếp ở các nơi: Mỏ sắt, Thanh xá, núi Bần, Nhà máy rượu Nam Đổng ích, đồn điền Yên Mỹ, nhà máy diêm Hàm Rồng
- Tháng 2 năm 1938, ba nghìn quần chúng của bốn huyện Yên Định, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh tại làng Chiềng với những khẩu hiêu đòi tự do dân chủ, ủng hộ Liên Xô. Chỉ tính riêng trong năm 1938 đã có hàng trăm cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó cuộc đấu tranh chống dự án thuế mới của chính quyền thực dân đã giành thắng lợi.
* Phong trào cách mạng 1939 - 1945
- Tháng 9 năm 1940 Nhật kéo vào Việt Nam và ngày càng mở rộng sự chiếm đóng. Từ đây nhân dân Việt Nam phải chịu một cổ hai tròng. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn cướp nước trở nên gay gắt. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng chủ trương đưa nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật lên hàng đầu. Chủ trương này đã kịp thời đến với Đảng bộ Thanh Hoá.
- Tháng 11 năm 1940 tại làng Thuần Hậu (Hậu Lộc), các đồng chí Đảng viên lãnh đạo khu vực đã tiến hành Hội nghị, thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ và đề ra biện pháp phát triển phong trào cách mạng. Để tập hợp quần chúng tham gia phong trào cứu quốc, mặt trận phản đế cứu quốc đã được thành lập.
- Mặt trận phản đế cứu quốc nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định. Các đội tự vệ cứu quốc được thành lập ở các tổng, xã và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh.
- Năm 1941 cao trào phản đế cứu quốc đã dâng lên cuồn cuộn. Phong trào chống thuế diễn ra ở nhiều nơi như: Phong Lộc, Xá Lê, Long Linh (Thiệu Hoá) Trường Xuân (Hậu Lộc). Tiêu biểu nhất là Ngọc Trạo, phong trào phản đế cứu quốc phát triển đã lôi cuốn mọi người dân nơi đây tham gia, trở thành cơ sở, thành chiến khu- trái tim cách mạng của tỉnh nhà. Đêm ngày 19 tháng 9 năm 1941 tại hang Treo- một địa điểm nằm sâu trong rừng Ngọc Trạo, đội du kích Ngọc Trạo đã ra đời với 21 đội viên. Từ đây trở đi công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền càng thêm khẩn trương
- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8, mặt trận Việt Minh được xây dựng ở nhiều phủ, huyện. Các đoàn thể cứu quốc phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ ở các địa phương: Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, nhằm chống thuế, chống bắt phu bắt lính, chống thu thóc, thu bông. Tháng 6 năm 1944 công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đình công đòi chủ phải giải quyết yêu sách. Phối hợp với phong trào sôi nổi rộng lớn ở bên ngoài, cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Thanh Hoá cũng quyết liệt
- Năm 1945 phong trào đấu tranh càng được đẩy lên đỉnh cao khi Đảng bộ và các quần chúng quán triệt chỉ thị Trung ương về việc phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. Phong trào đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của quần 47 chúng nên đã lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người tham gia. Phong trào chuyển dần thành một cuộc vận động chính trị rộng lớn và những cuộc khởi nghĩa từng phần. - Tại Hoằng Hoá ngày 24 tháng 7, phát xít Nhật cho lính bảo an phối hợp với chi phủ tiến hành khủng bố, đánh phá cơ sở cách mạng. Chi bộ Đảng ở đây đã tổ chức và lãnh đạo quần chúng và lực lượng tự vệ chặn đánh địch. Bị truy kích, địch bỏ chạy, tri phủ Hoằng Hoá Phạm Trọng Bào bị bắt. Phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh chống khủng bố, Nhân dân Hoằng Hoá tiến về bao vây, giải tán triệt để bộ máy chính quyền bù nhìn ở các tổng, làng xã. Uỷ ban dân tộc giải phóng được thành lập quản lý mọi công việc ở địa phương.
* Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Thanh Hóa
-- Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thanh Hoá đang phát triển mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi. - Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thanh Hoá đã chín muồi.
- Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày 14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
- Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.
Để hạn chế đổ máu và nhanh chóng khởi nghĩa giành thắng lợi. Hội nghị đã sử dụng sách lược khôn khéo: Gửi thư của mặt trận Việt minh cho Nhật, yêu cầu 48 chúng không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, rút hết quân đội ở các đồn bốt, cơ sở về nhà Giòng thị xã Thanh Hoá để hồi hương an toàn. - Ngày 17 tháng 8, Chỉ thị khởi nghĩa của tỉnh được triển khai rộng khắp cơ sở. Bọn Nhật đã chấp thuận yêu cầu của mặt trận Việt Minh. Bộ máy chính quyền địch ở tỉnh lị tan rã từng mảnh.
- Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt minh, quần chúng nhân dân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền.
- Tính đến rạng sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân.
- Chiều ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Đông Sơn. - Ngày 20 tháng 8 lực lượng khởi ở Tĩnh Gia giành chính quyền về tay nhân dân. - Ngày 21 tháng 8 hai huyện Nông Cống và Cẩm Thuỷ cũng giành được thắng lợi trong khởi nghĩa.
- Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng bốn chiếc xe khách chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum, lên đến Trường Thi, lực lượng khởi nghĩa đổ về chùa Hai Voi và toả đi chiếm trại Bảo an binh, dinh tỉnh trưởng... đi tới đâu lực lượng khởi nghĩa thu hút thêm lực lượng nhân dân tới đó, kẻ thù hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của quần chúng khởi nghĩa. Chiều ngày 20 tháng 8 thị xã Thanh Hoá hoàn toàn thuộc về cách mạng. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã Thanh Hoá ra mắt nhân dân.
- Đến ngày 21- 8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá đã giành được thắng lợi.
- Đối với 6 châu miền núi, tỉnh uỷ chỉ đạo giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình.
- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng vạn nhân dân thị xã và các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của tỉnh nhà.
- Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Thanh Hoá là kết quả của sự vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo những chủ trương nghị quyết Trung ương Đảng của Đảng bộ Thanh Hóa vào tình hình cụ thể trong tỉnh.