- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Điều kiện tự nhiên, dân cư Thanh Hóa
a. Điều kiện tự nhiên
- Thanh Hóa là vùng đất cổ.
- Địa hình khá đa dạng: vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển...
- Khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt.
b. Cư dân
- Cách đây khoảng 40 vạn năm các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vết của Người tối cổ ở núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên...
- Sống thành bầy bằng nghề săn bắt và hái lượm.
- Khi thành người tinh khôn công cụ lao động của cư dân cổ ở Thanh Hóa có bước tiến:
+ Đá được mài sắc.
+ Tre, gỗ, xương, sừng...
+ Chế tạo đồ gốm.
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
2. Bước vào thời dựng nước, cư dân Thanh Hóa có các thành tựu:
* Kinh tế:
+ Đồng thay thế công cụ bằng đá.
+ Nông nghiệp: trồng lúa phát triển
+ Hái lượm, săn bắt, chăn nuôi... vẫn tồn tại và phát triển.
+ Ngành thủ công, đồ gốm, đúc đồng co nhiều thay đổi và phong phú.
* Đời sống vật chất.
- Ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá... có cả nhà đất.
- Thức ăn chính: cơm nếp, cơm tẻ, rau, củ...họ đã biết sử dụng hương liệu: gừng, mắm, muối..
* Đời sống tinh thần
- Phụ nữ mặc váy quấn, váy quây; đàn ông đóng khố.
- Ngày hội cả nam và nữ đều mặc váy xòe, mũ cắm lông chim.
- Biết đeo đồ trang sức, cà răng, nhuộm rắng.
- Dịp lễ, Tết họ mặc váy xòe
- Người chết được chôn trong vò
3. Thanh Hóa thời Bắc thuộc
a. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội.
* Kinh tế:
- Nghề trồng lúa nước phát triển.
- Chăn nuôi, đánh bắt cá... cũng được chú trọng.
- Thủ công nghiệp: đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm thay đổi đáng kể.
- Hệ thống giao thông được mở rộng.
- Đô thị ra đời: Tư Phố, Đông Sơn...
- Nghề làm đá phát triển thịnh vượng.
* Văn hóa xã hội:
- Tồn tại hai nền văn hóa: Việt và Trung. Văn hóa Việt đóng vai trò chủ đạo.
- Tục thờ cúng tổ tiên, người có công được duy trì.
- Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Lão ngày càng phát triển.
b. Khởi nghĩa Bà Triệu
* Tiểu sử:
- Tên thật là Triệu Thị Trinh (226 - 248)
- Em gái Triệu Quốc Đạt.
- Năm 19 tuổi bà đã tập hợp trai tráng trong làng luyện tập võ nghệ, xây dựng căn cứ chống giặc Ngô.
* Khởi nghĩa Bà Triệu
# Nguyên nhân: Do sự áp bức bóc lột nặng nề của giặc Ngô.
# Diễn biến:
- Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ, từ căn cứ Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa) rồi lan rộng khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cho Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
* Kết quả và ý nghĩa:
# Kết quả:
- Bà Triệu hi sinh.
- Cuộc khởi nghĩa thất bại.
# Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.
4. Thanh Hóa thời kỳ độc lập
- Tên gọi: qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV như:đạo Ái Châu, Phủ Thanh Hoá, Thanh Hoá phủ lộ, trấn Thanh Đô, phủ Thiên Xương, thừa tuyên Thanh Hoa.
- Thanh Hoá là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Mường, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày.
- Các trung tâm kinh tế lớn tiêu biểu như Tư Phố, giáp Bối Lý và các tụ điểm lớn tập trung cư dân được hình thành: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Nông Cống...
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Đến thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá đã được khai khẩn, mở rộng... Kinh tế nông nghiệp phát triển không chỉ đủ tự cung cấp mà còn góp phần cung cấp cho cả nước khi có chiến sự.
- Thời Lý ruộng đất ở Thanh Hoá tiếp tục được mở rộng, cơ bản ruộng đất là của công, làng xã. Một số ruộng đất công làm thờ phụng, tế lễ, phong cấp cho con cháu, tướng lĩnh có công, làm các đền chùa.
- Thời Trần tiếp tục quan tâm đến nông nghiệp: cho nạo vét, tu bổ, đào lại các sông thời Lê, Lý. Mở mang diện tích trồng trọt, phát triển sản xuất, tiến hành đắp đê, phòng lụt, khai khẩu đất hoang, cho phép được mua bán ruộng. Chế độ thuế khoá hợp lý. Một phần ruộng đất vua Trần thưởng công cho các quý tộc tướng lĩnh có công.
- Thời Hồ, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy gọi là: “Thông bảo hội sao” vào năm 1396, ban hành chiếu “Hạn chế danh điền”
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, sắt, làm công cụ lao động, nghề ươm tơ, dệt vải, nghề đan lát, làm muối, đi biển... đến thời kỳ này phát triển thêm một bước.
- Thế kỷ X nghề dệt đã có những tiến bộ mới về sợi và chất lượng dệt nhiều trung tâm dệt nổi tiếng: Kẻ Đừng, Hoằng Lộc, Hoằng Phúc (Hoằng Hoá), Liên Phố (Thọ Xuân), Hồ Nam (Vĩnh Lộc), Thiệu Yên... Nghề đục đá: Qua bàn tay điêu luyện của nghệ nhân, nhiều sản phẩm bằng đá có giá trị cao về nghệ thuật dùng xây dựng, trang trí đền, chùa, miếu mạo, lăng tẩm.
- Nghề đúc đồng, sắt, nghề gốm, đan lát, và nghề đi biển có những bước phát triển rõ rệt. Nhiều trung tâm thương nghiệp sầm uất hình thành như: Tư Phố, Giáp Bối Lý; xuất hiện nhiều chợ để trao đổi mua bán: Chợ Giáng (Vĩnh Lộc), Chợ Bản (Yên Định), Chợ Sơn Môi (Quảng Xương), Chợ Sen (Nông Cống), Chợ Thịnh Mỹ (Thọ Xuân), Chợ Quăng (Hoằng Hoá)...
b. Văn hoá: Lưu giữ khá đậm nét truyền thống văn hoá của người Việt Cổ. Đó là nền văn hoá của chủ nhân trống đồng Đông Sơn, các trò diễn dân gian giữ gìn và phát huy: các trò Ngô, trò Tú Huần, hát Xuân Phả, trò Chèo chải, Múa đèn...
- Tập quán cổ và tín ngưỡng dân gian được duy trì và phát triển. Việc thờ cúng tổ tiên, người có công luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu.
- Thanh Hoá giai đoạn này phật giáo đã hoà đồng và tín ngưỡng dân gian để tồn tại và phát triển. Nhiều đền, chùa được xây dựng và tu bổ: Chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộc), Linh Xứng (Hà Trung), Báo Ân (Vĩnh Lộc), Hương Nghiêm, Trịnh Nghiêm, Minh Nghiêm (Đông Sơn)
- Đến thời Trần nho giáo dần dần chiếm ưu thế. Tuy nhiên Phật giáo vẫn phát triển mạnh với nhiều chùa mới xuất hiện: Chùa Đông Sơn, Chùa Du Anh dưới chân núi Xuân Đài có Động Hồ Công nổi tiếng (Vĩnh Lộc) Chùa Cam Lộ (Hậu Lộc) Chùa Vân Lỗi (Nga Sơn) Chùa Hương Phúc (Quảng Xương). Không chỉ là nơi “tụng kinh niệm phật” mà còn là chứng tích ghi nhớ chiến công nhân dân chống giặc Nguyên Mông năm 1285.
* Giáo dục: Từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm Ất Mão (1075) chế khoaminh kinh bác học cùng với sự phát triển của giáo dục là cơ sở góp phần xuất hiện những bậc đại nho ở Thanh Hoá vào các thời kỳ sau như: Lê Văn Hưu, Đào Tiêu,Lê Thân, Lê Quát... Chế độ giáo dục khoa cử được coi trọng, ngày càng qui củ và chính qui. Thanh Hoá đã có nhiều người đỗ đạt cao.
- Khoa thi chọn Tam Khôi (1247) Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn, khoa thi Tam giáo Đào Diễn và Hoàng Hoa đỗ Ất khoa. Lê Văn Hưu, Đào Tiêu, Trương Phỏng đỗ bảng nhãn. Lê Thân, Lê Quát đỗ bảng nhãn.
c. Nhân dân Thanh Hóa chống giặc ngoại xâm
+ Lê Hoàn và những đóng góp của nhân dân Thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống Tống.
- Lê Hoàn người làng Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá) ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941).
- Mùa Xuân 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy “Vua tự làm tướng đi đánh giặc”. Ông tổ chức cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui.
- Trên bộ quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, quân thuỷ bị đánh bại không kết hợp được với quân bộ nên địch bị tổn thất nặng buộc phải rút lui về nước. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị giết, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- Trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Lê Hoàn có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân Thanh Hoá. Những tướng lĩnh tài ba như Đào Lang, ba anh em họ Trần làm tướng thuỷ quân, Lê Lương, Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, Thái hậu họ Dương... là những gương mặt tiêu biểu của đất Thanh Hoá trên
các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hoá giúp Lê Hoàn làm nên sự nghiệp.
+ Nhân dân Thanh Hoá góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc
- Năm 1285, được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để bàn cách đánh giặc.
- Tham gia hội nghị Diên Hồng ở Thanh Hoá có Chu Văn Lương (người làng Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hoá), Mai Phúc Trường, người làng Dầu (Quang Lộc, Hậu Lộc). Tinh thần quyết chiến của Hội nghị Diên Hồng đã thông qua các bậc phụ lão về với nhân dân Thanh Hoá.
- Chu Văn Lương tập hợp những trai tráng khoẻ mạnh, thạo nghề sông nước, luyện tập lên đường ra bắc phối hợp với quân đội nhà Trần.
- Mai Phúc Trường tổ chức dân binh luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thảo sẵn sàng chiến đấu.
- Trong các trận chiến đấu, Thanh Hoá không chỉ là chiến trường mà có lúc còn là trung tâm của bộ chỉ huy. Rất nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu chống quân Nguyên của nhân dân Thanh Hoá còn lưu truyền đến nay như: Chu Văn Lương, Đại toái Lê Mạnh, Mai Phúc Trường, đặc biệt là Phạm Sĩ người được Phạm
Ngũ Lão tiến cử với Trần Hưng Đạo và được cử làm tướng có nhiều công lao đánh giặc, sau này được nhà vua phong thái ấp ở trang Trân Xá (Hà Bắc).
+ Nhân dân Thanh Hóa tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
- Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại quê mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
- Là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Quân Minh đô hộ nước ta, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (thuộc núi rừng Lam Sơn), làm lễ tế cáo trời đất, văn thề, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước.
- Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất). Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy chống giặc cứu nước.
- Cuộc khởi vừa dấy lên quân Minh lập tức tập trung lực lượng đàn áp. Tổng binh Lý Bân phái Đô đốc Chu Quang điều quân từ thành Tây Đô lên vây quét vùng Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một (Thanh Hoá). Quân Minh ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa quân rơi vào tình
thế hiểm nghèo. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai cùng toán cảm tử quân đã hy sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Lê Lợi trở về căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng chiến đấu. Nghĩa quân đã tập kích và đánh bại nhiều cuộc truy kích của địch, tiêu diệt hàng ngàn tên. Tháng 5 năm 1418 quân Minh nổ cuộc vây quét, khủng bố lớn, nghĩa quân buộc phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai.
- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày một mạnh. Cuối năm 1418 và liên tiếp năm 1419 đến cuối năm 1420 nghĩa quân liên tiếp đánh thắng các cuộc vây quét của quân Minh. Đặc biệt, trong trận Sách Khôi nghĩa quân đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm ngựa
- Tháng 3 năm 1423, quân Minh do tổng binh Trần Trí chỉ huy từ Đông Quan đánh lên. Trước tình hình đó, Lê Lợi hạ lệnh rút lên núi Chí Linh lần thứ ba. Ở đây nghĩa quân phải sống những ngày gian khổ. Trong hơn hai tháng trời thiếu lương thực, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Trước tình thế bất lợi và khó khăn như vậy, Lê Lợi chủ trương tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1423 đến tháng 10 năm 1924 là thời kỳ tạm hoà của nghĩa quân để xây dựng lực lượng. Tháng 5 năm 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
# Đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong khởi nghĩa Lam Sơn
- Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người về tụ nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ quê huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn. - Trong hội thề Lũng Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ Thanh như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này. - Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa quân đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây dựng kho tàng, nhà cửa...Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền biết bao câu chuyện cảm động về mối tình quân dân đoàn kết nhất trí, hết lòng quyên góp lương thực
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phụ nữ Thanh Hoá đã góp phần tích cực trong việc xây dựng căn cứ, cung cấp lương thực, tiếp tế, cứu thương, bảo vệ tướng lĩnh... Không những thế, phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia chiến đấu anh dũng chống giặc Minh. Tiêu biểu là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) ngoài việc tham gia lo việc lương thực nuôi quân bà còn là tấm gương dũng cảm quên mình vì việc lớn. Bên cạnh đó còn nhiều nữ tướng xông pha trận mạc như: Hồng Nương Công Chúa (con gái Lê Lợi), Nguyễn Thị Bành (vợ tướng quân Nguyễn Chích).
a. Điều kiện tự nhiên
- Thanh Hóa là vùng đất cổ.
- Địa hình khá đa dạng: vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển...
- Khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt.
b. Cư dân
- Cách đây khoảng 40 vạn năm các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vết của Người tối cổ ở núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên...
- Sống thành bầy bằng nghề săn bắt và hái lượm.
- Khi thành người tinh khôn công cụ lao động của cư dân cổ ở Thanh Hóa có bước tiến:
+ Đá được mài sắc.
+ Tre, gỗ, xương, sừng...
+ Chế tạo đồ gốm.
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
2. Bước vào thời dựng nước, cư dân Thanh Hóa có các thành tựu:
* Kinh tế:
+ Đồng thay thế công cụ bằng đá.
+ Nông nghiệp: trồng lúa phát triển
+ Hái lượm, săn bắt, chăn nuôi... vẫn tồn tại và phát triển.
+ Ngành thủ công, đồ gốm, đúc đồng co nhiều thay đổi và phong phú.
* Đời sống vật chất.
- Ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá... có cả nhà đất.
- Thức ăn chính: cơm nếp, cơm tẻ, rau, củ...họ đã biết sử dụng hương liệu: gừng, mắm, muối..
* Đời sống tinh thần
- Phụ nữ mặc váy quấn, váy quây; đàn ông đóng khố.
- Ngày hội cả nam và nữ đều mặc váy xòe, mũ cắm lông chim.
- Biết đeo đồ trang sức, cà răng, nhuộm rắng.
- Dịp lễ, Tết họ mặc váy xòe
- Người chết được chôn trong vò
3. Thanh Hóa thời Bắc thuộc
a. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội.
* Kinh tế:
- Nghề trồng lúa nước phát triển.
- Chăn nuôi, đánh bắt cá... cũng được chú trọng.
- Thủ công nghiệp: đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm thay đổi đáng kể.
- Hệ thống giao thông được mở rộng.
- Đô thị ra đời: Tư Phố, Đông Sơn...
- Nghề làm đá phát triển thịnh vượng.
* Văn hóa xã hội:
- Tồn tại hai nền văn hóa: Việt và Trung. Văn hóa Việt đóng vai trò chủ đạo.
- Tục thờ cúng tổ tiên, người có công được duy trì.
- Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Lão ngày càng phát triển.
b. Khởi nghĩa Bà Triệu
* Tiểu sử:
- Tên thật là Triệu Thị Trinh (226 - 248)
- Em gái Triệu Quốc Đạt.
- Năm 19 tuổi bà đã tập hợp trai tráng trong làng luyện tập võ nghệ, xây dựng căn cứ chống giặc Ngô.
* Khởi nghĩa Bà Triệu
# Nguyên nhân: Do sự áp bức bóc lột nặng nề của giặc Ngô.
# Diễn biến:
- Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ, từ căn cứ Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa) rồi lan rộng khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cho Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
* Kết quả và ý nghĩa:
# Kết quả:
- Bà Triệu hi sinh.
- Cuộc khởi nghĩa thất bại.
# Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.
4. Thanh Hóa thời kỳ độc lập
- Tên gọi: qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV như:đạo Ái Châu, Phủ Thanh Hoá, Thanh Hoá phủ lộ, trấn Thanh Đô, phủ Thiên Xương, thừa tuyên Thanh Hoa.
- Thanh Hoá là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Mường, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày.
- Các trung tâm kinh tế lớn tiêu biểu như Tư Phố, giáp Bối Lý và các tụ điểm lớn tập trung cư dân được hình thành: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Nông Cống...
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Đến thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá đã được khai khẩn, mở rộng... Kinh tế nông nghiệp phát triển không chỉ đủ tự cung cấp mà còn góp phần cung cấp cho cả nước khi có chiến sự.
- Thời Lý ruộng đất ở Thanh Hoá tiếp tục được mở rộng, cơ bản ruộng đất là của công, làng xã. Một số ruộng đất công làm thờ phụng, tế lễ, phong cấp cho con cháu, tướng lĩnh có công, làm các đền chùa.
- Thời Trần tiếp tục quan tâm đến nông nghiệp: cho nạo vét, tu bổ, đào lại các sông thời Lê, Lý. Mở mang diện tích trồng trọt, phát triển sản xuất, tiến hành đắp đê, phòng lụt, khai khẩu đất hoang, cho phép được mua bán ruộng. Chế độ thuế khoá hợp lý. Một phần ruộng đất vua Trần thưởng công cho các quý tộc tướng lĩnh có công.
- Thời Hồ, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy gọi là: “Thông bảo hội sao” vào năm 1396, ban hành chiếu “Hạn chế danh điền”
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, sắt, làm công cụ lao động, nghề ươm tơ, dệt vải, nghề đan lát, làm muối, đi biển... đến thời kỳ này phát triển thêm một bước.
- Thế kỷ X nghề dệt đã có những tiến bộ mới về sợi và chất lượng dệt nhiều trung tâm dệt nổi tiếng: Kẻ Đừng, Hoằng Lộc, Hoằng Phúc (Hoằng Hoá), Liên Phố (Thọ Xuân), Hồ Nam (Vĩnh Lộc), Thiệu Yên... Nghề đục đá: Qua bàn tay điêu luyện của nghệ nhân, nhiều sản phẩm bằng đá có giá trị cao về nghệ thuật dùng xây dựng, trang trí đền, chùa, miếu mạo, lăng tẩm.
- Nghề đúc đồng, sắt, nghề gốm, đan lát, và nghề đi biển có những bước phát triển rõ rệt. Nhiều trung tâm thương nghiệp sầm uất hình thành như: Tư Phố, Giáp Bối Lý; xuất hiện nhiều chợ để trao đổi mua bán: Chợ Giáng (Vĩnh Lộc), Chợ Bản (Yên Định), Chợ Sơn Môi (Quảng Xương), Chợ Sen (Nông Cống), Chợ Thịnh Mỹ (Thọ Xuân), Chợ Quăng (Hoằng Hoá)...
b. Văn hoá: Lưu giữ khá đậm nét truyền thống văn hoá của người Việt Cổ. Đó là nền văn hoá của chủ nhân trống đồng Đông Sơn, các trò diễn dân gian giữ gìn và phát huy: các trò Ngô, trò Tú Huần, hát Xuân Phả, trò Chèo chải, Múa đèn...
- Tập quán cổ và tín ngưỡng dân gian được duy trì và phát triển. Việc thờ cúng tổ tiên, người có công luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu.
- Thanh Hoá giai đoạn này phật giáo đã hoà đồng và tín ngưỡng dân gian để tồn tại và phát triển. Nhiều đền, chùa được xây dựng và tu bổ: Chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộc), Linh Xứng (Hà Trung), Báo Ân (Vĩnh Lộc), Hương Nghiêm, Trịnh Nghiêm, Minh Nghiêm (Đông Sơn)
- Đến thời Trần nho giáo dần dần chiếm ưu thế. Tuy nhiên Phật giáo vẫn phát triển mạnh với nhiều chùa mới xuất hiện: Chùa Đông Sơn, Chùa Du Anh dưới chân núi Xuân Đài có Động Hồ Công nổi tiếng (Vĩnh Lộc) Chùa Cam Lộ (Hậu Lộc) Chùa Vân Lỗi (Nga Sơn) Chùa Hương Phúc (Quảng Xương). Không chỉ là nơi “tụng kinh niệm phật” mà còn là chứng tích ghi nhớ chiến công nhân dân chống giặc Nguyên Mông năm 1285.
* Giáo dục: Từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm Ất Mão (1075) chế khoaminh kinh bác học cùng với sự phát triển của giáo dục là cơ sở góp phần xuất hiện những bậc đại nho ở Thanh Hoá vào các thời kỳ sau như: Lê Văn Hưu, Đào Tiêu,Lê Thân, Lê Quát... Chế độ giáo dục khoa cử được coi trọng, ngày càng qui củ và chính qui. Thanh Hoá đã có nhiều người đỗ đạt cao.
- Khoa thi chọn Tam Khôi (1247) Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn, khoa thi Tam giáo Đào Diễn và Hoàng Hoa đỗ Ất khoa. Lê Văn Hưu, Đào Tiêu, Trương Phỏng đỗ bảng nhãn. Lê Thân, Lê Quát đỗ bảng nhãn.
c. Nhân dân Thanh Hóa chống giặc ngoại xâm
+ Lê Hoàn và những đóng góp của nhân dân Thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống Tống.
- Lê Hoàn người làng Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá) ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941).
- Mùa Xuân 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy “Vua tự làm tướng đi đánh giặc”. Ông tổ chức cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui.
- Trên bộ quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, quân thuỷ bị đánh bại không kết hợp được với quân bộ nên địch bị tổn thất nặng buộc phải rút lui về nước. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị giết, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- Trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Lê Hoàn có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân Thanh Hoá. Những tướng lĩnh tài ba như Đào Lang, ba anh em họ Trần làm tướng thuỷ quân, Lê Lương, Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, Thái hậu họ Dương... là những gương mặt tiêu biểu của đất Thanh Hoá trên
các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hoá giúp Lê Hoàn làm nên sự nghiệp.
+ Nhân dân Thanh Hoá góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc
- Năm 1285, được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để bàn cách đánh giặc.
- Tham gia hội nghị Diên Hồng ở Thanh Hoá có Chu Văn Lương (người làng Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hoá), Mai Phúc Trường, người làng Dầu (Quang Lộc, Hậu Lộc). Tinh thần quyết chiến của Hội nghị Diên Hồng đã thông qua các bậc phụ lão về với nhân dân Thanh Hoá.
- Chu Văn Lương tập hợp những trai tráng khoẻ mạnh, thạo nghề sông nước, luyện tập lên đường ra bắc phối hợp với quân đội nhà Trần.
- Mai Phúc Trường tổ chức dân binh luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thảo sẵn sàng chiến đấu.
- Trong các trận chiến đấu, Thanh Hoá không chỉ là chiến trường mà có lúc còn là trung tâm của bộ chỉ huy. Rất nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu chống quân Nguyên của nhân dân Thanh Hoá còn lưu truyền đến nay như: Chu Văn Lương, Đại toái Lê Mạnh, Mai Phúc Trường, đặc biệt là Phạm Sĩ người được Phạm
Ngũ Lão tiến cử với Trần Hưng Đạo và được cử làm tướng có nhiều công lao đánh giặc, sau này được nhà vua phong thái ấp ở trang Trân Xá (Hà Bắc).
+ Nhân dân Thanh Hóa tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
- Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại quê mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
- Là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Quân Minh đô hộ nước ta, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (thuộc núi rừng Lam Sơn), làm lễ tế cáo trời đất, văn thề, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước.
- Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất). Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy chống giặc cứu nước.
- Cuộc khởi vừa dấy lên quân Minh lập tức tập trung lực lượng đàn áp. Tổng binh Lý Bân phái Đô đốc Chu Quang điều quân từ thành Tây Đô lên vây quét vùng Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một (Thanh Hoá). Quân Minh ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa quân rơi vào tình
thế hiểm nghèo. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai cùng toán cảm tử quân đã hy sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Lê Lợi trở về căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng chiến đấu. Nghĩa quân đã tập kích và đánh bại nhiều cuộc truy kích của địch, tiêu diệt hàng ngàn tên. Tháng 5 năm 1418 quân Minh nổ cuộc vây quét, khủng bố lớn, nghĩa quân buộc phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai.
- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày một mạnh. Cuối năm 1418 và liên tiếp năm 1419 đến cuối năm 1420 nghĩa quân liên tiếp đánh thắng các cuộc vây quét của quân Minh. Đặc biệt, trong trận Sách Khôi nghĩa quân đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm ngựa
- Tháng 3 năm 1423, quân Minh do tổng binh Trần Trí chỉ huy từ Đông Quan đánh lên. Trước tình hình đó, Lê Lợi hạ lệnh rút lên núi Chí Linh lần thứ ba. Ở đây nghĩa quân phải sống những ngày gian khổ. Trong hơn hai tháng trời thiếu lương thực, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Trước tình thế bất lợi và khó khăn như vậy, Lê Lợi chủ trương tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1423 đến tháng 10 năm 1924 là thời kỳ tạm hoà của nghĩa quân để xây dựng lực lượng. Tháng 5 năm 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
# Đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong khởi nghĩa Lam Sơn
- Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người về tụ nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ quê huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn. - Trong hội thề Lũng Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ Thanh như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này. - Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa quân đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây dựng kho tàng, nhà cửa...Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền biết bao câu chuyện cảm động về mối tình quân dân đoàn kết nhất trí, hết lòng quyên góp lương thực
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phụ nữ Thanh Hoá đã góp phần tích cực trong việc xây dựng căn cứ, cung cấp lương thực, tiếp tế, cứu thương, bảo vệ tướng lĩnh... Không những thế, phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia chiến đấu anh dũng chống giặc Minh. Tiêu biểu là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) ngoài việc tham gia lo việc lương thực nuôi quân bà còn là tấm gương dũng cảm quên mình vì việc lớn. Bên cạnh đó còn nhiều nữ tướng xông pha trận mạc như: Hồng Nương Công Chúa (con gái Lê Lợi), Nguyễn Thị Bành (vợ tướng quân Nguyễn Chích).