ĐỀ CƯƠNG ÔN THU HKI MÔN SỬ
Câu 1: tại sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có nền gì khác so với nền kinh tế lãnh đia?
Trả lời: Nguyên nhân Sản xuất phát triển (cuối thế kỉ VI) hàng hóa cần mua bán. Gồm thành thị và thị trấn.
Kinh tế của lãnh địa Kinh tế thành thị trung đại
Kinh tế nông nghiệp.
Tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ.
Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán . Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp .
Phường hội .
Thương hội
Câu 2:Trình bày nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hóa Phục Hưng? Nêu nội dung và ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng.
Trả lời: Nguyên nhân: Chế độ phong kiến làm kìm hoãn sự phát triển của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản cần có địa vị xã hội tương ứng.
Nội dung: Phê phán xã hội phong kiến. Đề cao giá trị con người. Mở đường cho nền văn hóa nhân loại phát triển.
Ý nghĩa: Lên án giáo hội Ki-Tô,tấn công vào trật tự xã hội phong kiến,đánh bại vào tư tưởng phong kiến lõi thời.Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.Làm phong phú kho tàng văn hoá nhân loại.Đề cao tự do,giá trị con người.
Câu 3: Những thành tựu lớn về văn hóa-khoa học-kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
Trả lời: Về tư tưởng. Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. Về văn học, Trung Quốc có nhiều nhà thơ, nhà căn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán. Nền nghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao, phong cách độc đáo, thể hiện trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ… Về khoa học-kĩ thuật, người Trung Quốc cũng có nhiều phát minh rất quan trọng như giấy viết nghề in, la bàn, thuốc súng,…. Kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái và buồm nhiều lớp, kể cả kĩ nghệ luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt v.v..
Câu 4: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu dộc lập
Câu 5: Em hãy trình bày tình hình kinh tế nước ta thời ĐINH-TIỀN-LÊ Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời ĐINH-TIỀN-LÊ phát triển?
Nền kinh tế gồm có: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
a) Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Thực hiện chính sách tiến nông. Tổ chức lễ cày tịch điền khai khẩn đất hoang. Đào vét kênh ngòi.
b) Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước. Chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và trong việc xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền…….
c) Thương nghiệp: Đúc tiền đồng. Trung tâm buôn bán và chợ được hình thành.
Nguyên nhân: Đất nước hòa bình, độc lập. Những chính sách đúng đắn của nhà Đinh-Tiền-Lê. Ý chí, sức lực của nhân dân ta.
Câu 6: Nhà Lý làm gì để củng cố quốc gia thống nhất đất nước?
Trả lời: Sau khi nhà Lý thành lập thì vào năm 1010, dời đô về Đại La (Thăng Long)
Năm 1054 đổi tên nước là Đai Việt
Xây dựng chính quyền:
Xây dựng đơn vị hành chính:
Xây dựng luật pháp và quân đội:
Năm 1042. nhà Lý ban hành bộ luật hình thư
Theo sử cũ, luật pháp thời lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu, bò bảo vệ sản xuất nông nghiệp. những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc
Quân đội gồm 2 loại: Cấm quân và quân địa phương
Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông
Câu 7: Vẽ sơ đồ xã hội thời Lý và rút ra nhận xét
Vua-> Đại thần->Quăn văn và Quan võ
=> Có bước phát triển so với trước
Câu 8: Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng của nhà Trần? Có gì giống và khác so với thời Lý?
Trả lời: Có hai loại quân: Gồm cấm quân và quân các lộ
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách’ ngụ binh ư nông’, và theo chủ trương quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông’. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên, cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu nhất là vùng biên giới phía bắc.
Câu 9: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà ta vẫn thắng?
Trả lời: Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên thì bị chăn lại ở phòng tuyến do vua TRần Thái TÔng trực tiếp chỉ huy. DO thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toán lực lượng. Triều đình tạm rời kinh thành Thăng Long, xuôi về Thiên Mạc. Nhân dân Thăng Long, theo lệnh triều đình thực hiện chủ trương ‘vườn không nhà trống’ Ngôt Lương Hợp Khai kéo quân vào Thăng Long trống vắng. Đóng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân Mộng CỔ lâm vào tình thế khó khăn. Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. Cuộc kháng chiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng đã kết thúc thắng lợi.
Quân Mông Cổ mạnh mà ta vẫn thắng vì
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc
-Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân
-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vua Trần và các danh tướng nhà Trần
-Quân Mông Cổ khinh địch không chuẩn bị đủ lương thực và không nghiên cứu địa hình và khí hậu của nước ta vì tưởng là sẽ đánh bại quân ta trong thời gian ngắn