chủ động trong phòng ngự: biết rõ âm mưu xâm lược của quân Tống là lôi kéo Cham pa ở phía Nam thì quân ta đánh trước để trừ hậu hoạ. Năm 1069 , LTK đem quân đánh Cham pa sau đó rút về. Đối với biên giới phía Bắc LTK đã chủ trương " ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc", thực hiện chiến lược " tiên phát chế nhân" . Cụ thể 1075, ông đã chỉ huy quân đội nhanh chóng đánh sang Châu Khâm , Châu Liêm rồi tập trung bao vây Ung Châu , đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống. Đây là đòn tấn công phủ đầu , đẩy kẻ thù vào thế bị động. Sau khi hạ Châu Khâm , Châu Liêm Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút về lập phòng tuyến sông Như Nguyệt . Đây là 1 công trình quân sự lớn của quân ta thế kỉ IX, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên giữa những chiến luỹ, chướng ngại vật với lực lượng quân đội được sử dụng và bố trí 1cách khoa học . Xây dựng tuyến phòng thủ trên sông Cầu , đầu mối giao thông thuỷ bộ trên cửa ngõ vào Thăng Long là cách tổ chức và lập một thế trận chọn sẵn , dùng cách đánh sáng tạo để chuyển từ phòng ngự sang phản công .
chủ động trong tiến công: Khi nhận thấy quân Tống rơi vào thế tuyệt vọng thời cơ phản công đã đến LTK đã lãnh đạo quân ta phản công. Từ các căn cứ Vạn Xuân , hoàng tử Hoàng Châu và hoàng tử Chiêu Văn đã ngược sông Cầu tấn công vào doanh trại của Triệu Tiết , quân địch bị tiêu diệt đến quá nửa . Đại quân của ta do LTK chỉ huy đã vượt sông, bất ngờ đánh vào đại bản doanh nơi chỉ huy đầu não của địch . Đây là đòn phản công có ý nghĩa quyết định đối với trận đánh và đối với toàn bộ chiến trường cả nước.
còn chủ động trong kết thúc chiến tranh thì ai cũng biết rùi nhỉ

)
p/s: đây chỉ là suy nghĩ của chị thui, nó không phải là chân lí cuối cùng, nếu em nghĩ ý kiến của em là đúng thì hãy bảo vệ nó

) chị tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người.ok