Chính sách quân điền là một chính sách ruộng đất hết sức nối tiếng của vua Lê Thánh Tông thời Lê sơ thế kỉ XV. Xuất phát từ đặc điểm tình hình chế độ ruộng đất Việt Nam thời bấy giờ chỉ bao gồm hai bộ phận là ruộng tư và ruộng đất công làng xã và việc ban hành chính sách quân điền là một chính sách ruộng đất được ban hành để áp dụng với loại ruộng đất công làng xã thời bấy giờ.
Ruộng đất công làng xã vốn là một lọa ruộng đất đã có từ xa xưa và được duy trì cho đến thế kỉ XV ở các làng xã nhưng với tỉ lệ khác nhau và để thống nhất việc phân chia ruộng đất công trong cả nước, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành chính sách quân điền nhằm phân chia định kì đối với ruộng đất công làng xã.
Nội dung:
+ Cứ 6 năm một lần ruộng công làng xã lại được chia lại một lần cho các thành viên trong xã bao gồm các quan chức cấp thấp từ ngũ phẩm trở xuống. Trong đó, cũng chia ruộng đất cho phụ nữ góa chồng, trẻ mồ côi, tàn phế...
+ Các quan phủ có nhiệm vụ phối hộp với gài làng, xã trưởng đo đạc ruộng đất, tính số người được chia và thực hiện phép quân điền.
Như vây, phép quân điền vừa giúp cho mọi ngưòi nông dân có ruộng đất để cày cấy và sinh sống vừa đem lại khoản thu cho nhà nước từ các loại thuế lấy lao dịch, nuôi lính, lấy lính.