Sử 7 [ Lịch Sử 7] Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

C

cao9duoi_thanhtu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Suy nghĩ về chính sách ngoại giao và cách lập lại chế độ phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn?
Xin chân thành hậu tạ. đây là đề thi học kì môn lịch sử ở phú yên!ai muốn lấy cũng được!^:)^^:)^^:)^
Không phải là chỉ suy nghỉ về việc ngoại giao ko. mà còn suy nghĩ về chính sách cai trị của nhà Nguyễn nữa(Nhà Nguyễn bắt chước nguyên si chính sách cai trị của nhà Thanh)
 
Last edited by a moderator:
N

nhocphuc_pro

- Năm 1815, nhà nguyễn ban hành bô luật Gia Long
- Nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
- Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. một hệ thống trạm ngựa dc thiết lập
- Về quan he ngoai giao: các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Hạn chế với các nước phuơng tây
*Nhận xét quan hệ ngoại giao:
- Tích cực: Giữ được quan hệ với các nước làng giềng nhất là TQ
- Hạn chế: Do "đóng cửa" vs phương Tây nên ko áp dụng được khoa học kĩ thuật => lạc hậu

 
T

thaonguyenkmhd

mình bổ sung thêm là Do "đóng cửa" vs phương Tây nên ko áp dụng được khoa học kĩ thuật => lạc hậu mà còn thúc đẩy âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvandun2010

Trả lời câu hỏi

Nhà Nguyễn (Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.[1] Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.
 
Top Bottom