Sử [Lịch sử 7] Câu hỏi

0

060598

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mình trả lời mấy câu hỏi này nhaz:
1. em hãy trình bày và vẽ sơ ddooof tổ chức bộ máy chính quyền thời lê sơ
2, Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua lê Thánh tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp @-)
3.Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời lê sơ
4. Thời lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?
5. em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa , giáo dục của đại việt thời lê sơ
6. Vì sao quốc gia Đại việt lại đạt được những thành tựu nói trên
:)>-cứu với , hậu tạ nhiều
 
D

dung_92bn

Câu 1,3,4,5=>SGK
Câu 2: lần lượt từ trên xuống dưới.
Ở Trung ương:
Vua=>6 bộ(Lễ,Binh,Hình,Công,Lại,Hộ)=>Ngự sử Đài=>Quan lại các cấp.
Ở địa phương:
13 đạo thừa tuyên=>Phủ=>Huyện=>Châu=>Xã.
Câu 6:Nguyên nhân:
-Do nhà vua tài đức,quan tâm,chăm lo cho đất nước,nhân dân.
-Chế độ khoa cử,luật pháp nghiêm minh.
-Đất nước ổn định,có điều kiện phát triển KTế.
 
I

ilovemyfriendforever

Bạn ơi,Bộ Giáo Dục Xuất bản SGK là để chúng ta học bài,tham khảo chứ ko phải để vất xó đâu.
Câu này có trong sgk,bạn tự tìm hiểu nhé!
 
C

cumcon1985

Cho mình hỏi:
1. "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ"
a) Nói về tội ác quân giăc nào?
b) Tác giả là ai?
c) Trích trong bài thơ nào?
2. Bạn có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
Giúp mình với nha!Thanks nhìu :)
 
N

nhocphuc_pro

Câu 1:
a) Quân Minh
b)Nguyễn Trãi
c) Bình Ngô Đại Cáo

Câu 2:
Cho thấy bước phát triển vược bậc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ thế bị động ta chuyển thành chế chủ động trên toàn cục và phản công sắp tới
 
T

thth6112001

Các bạn có thể giúp mình câu này được không? Ý nghĩa của phong trào Cải cách tôn giáo là gì?
 
D

dungpham01

Bạn tự học đi. Đó là cách duy nhất để giúp chúng ta có thể tự tư duy hoặc hỏi cô giáo lịch sử cũng được
 
S

smile_a2

2. - Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
+ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.Vua Lê Thái Tổ và vua Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
+ Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.
3. - Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng, nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm mổ giết trâu, bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt, khai phá vùng đất ven biển…
- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước.
 
U

uzimakinaruto

Nước Đại Việt Thời Lê Sơ (1428 – 1527)

1. Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê ? Rút ra nhận xét
- Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn .◦ Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

2. Em hãy trình bày vài nét về nhữg đóg góp của vua Lê Thánh Tôg trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp ?
- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :

◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

3. Thời Lê Sơ, xã hội có những giai cấp, tầng lớp nào ?
- Xã hội thời Lê Sơ có các giai cấp, tầng lớp :

◦ Nông dân: chiếm tuyệt đại đa số dân cư là giai cấp bị bóc lột và nghèo khổ trong xã hội.

◦ Tầng lớp thương dân, thợ thủ công: ngày càng đông hơn, không được xã hội phong kiến coi trọng.

◦ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

4. Em hãy trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê Sơ ?
- Tình hình kinh tế thời Lê:

◦ Nông nghiệp: Nhờ các chính sách và biện pháp của nhà nước, nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

◦ Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp trong nhân dân và thủ công nghiệp do Nhà nước quản lí đều phát triển, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.

◦ Thương nghiệp: Nhà nước khuyến khích lập chợ búa để lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước.

5. Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ?
- Những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ:

+ Giáo dục – khoa cử:

◦ Thời Lê Sơ: tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên

◦ Thời Lê Thánh Tông: tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 501 tiến sĩ và 9 trạng nguyên.

+ Văn học:

◦ Văn học chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Thập giới cơ hồn quốc ngữ văn.

◦ Văn học chữ Hán có: những tác phẩm nổi tiếng như: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca.

+ Khoa học:

◦ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục.

◦ Địa lí: Hồng Đứa bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

◦ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

◦ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật:

◦ Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, nhạc, chèo tuồng.

◦ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ nét và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

6. Vì sao quốc gia Đại Việt thời Lê Sơ đạt được những thành tựu nói trên ?
- Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên là do sự quan tâm của Nhà nước, biểu hiện qua các chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

- Đát nước thái bình.

Phong Trào Tây Sơn

1. Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII ?
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Trong suy yếu dần, nạn bao chiếm ruộng đất của địa chủ, chế độ thuế khóa phức tạp, nặng nề, quan lại sống sa hoa, nội bộ triều chính chia bè kéo cánh, tiêu biểu là Trương Phúc Loan nắm mọi binh quyền, tự xưng là “Quốc Phó” khét tiếng tham nhũng.

- Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nỗi bất bình oán giận càng thêm chồng chất, đặc biệt các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.

2. Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
- Nhân dân hăng hái tham gia ngay từ đầu vì:

◦ Cuộc khởi nghĩa nổ ra đã xuất phát từ chính nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn

◦ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân với chính quyền thống trị quá sâu sắc, họ mong muốn lật đổ ách thống trị nhà Nguyễn tàn bạo.

◦ Các thủ lĩnh đã khôn khéo đề ra các khẩu hiệu phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đã lôi kéo được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia.

3. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chỗ gần 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt.

4. Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ?
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

5. Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

6. Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).
- Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

7. Em hãy mô tả cuộc tiến quân của Vua quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789 ?
- Khi đến Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long:

◦ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào Thăng Long.

◦ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

◦ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

◦ Đạo thứ năm tiến ta Lạng Giang (Bắc Giang), chặn dường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết (âm lịch), ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết ta tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đem mùng 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mùng 5 tết, Vua Quang trung dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

8. Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ?
- Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.

9. Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê như thế nào






Ba lần tiến quân ra Bắc

Mục tiêu

Thời gian

Người chỉ huy

Kết quả

Lần thứ I

Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh

Giữa 1786

Nguyễn Huệ

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước

Lần thứ II

Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh

1787

Vũ Văn Nhậm

Tiêu diệt được Nguyễn hữu Chỉnh

Lần thứ III

Diệt Vũ Văn Nhậm

Giữa 1788

Nguyễn Huệ

Diệt được Nhậm, tự tay xây dựng



10. Lập bảng niên biểu về hoạt động của phong trào Tây Sơn (1771 – 1789)


Thời gian

Sự kiện

1771

Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ

9 - 1773

Chiếm phủ thành Quy Nhơn

1774

Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận

1776 - 1783

Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định

1777

Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn

1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược

1786 - 1788

Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê

1789

Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược



11. Lập bảng thống kê những cống hiến và anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ


Thời gian

Sự kiện

1777

Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn

1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm, bảo vệ độc lập dân tộc

1786 – 1788

Lật đổ chính quyền phong kiến vua Lê – chúa Trịnh, cơ bản thống nhất đất nước

1789

Lãnh đạo quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh, bảo vệ được độc lập của Tổ quốc

1789 - 1792

Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và xây dựng văn hóa dân tộc củng cố quốc phòng an ninh
 
N

nhuquynhtg26

2. - Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
+ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.Vua Lê Thái Tổ và vua Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
+ Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.:)
 
Top Bottom