Sử 7 [Lịch Sử 7]Cải cách Hồ Quý Ly

P

prince_keke

a, về chính trị
- cải tổ hàm ngũ quan võ
- đổi tên 1 số đơn vị hành chính
- quy định cách làm việc chính quyền các cấp
b, về kinh tế ,tài chính
- tiền đồng bằng tiền giấy ban hành chính sách '' hạn điền''
- định lại biểu thuế đinh ,thuế ruộng
c, xã hội
- ban hành chính sách ''hạn nô''
- quan tâm đến đời sống sức khỏe của nhân dân
d,văn hóa ,giáo dục
- hạn chế việc đi tu và bắt các nhà sư < 50 tuổi phải hoàn tục
- chú trọng chữ nôm
đ, quân sự
- tăng cường củng quân sự quốc phòng
Xong
Bài mình nếu có chỗ nào sai hoặc thiếu các bạn cứ bổ sung nha còn thấy đúng thì thanhk cho mình nha :D
 
N

nhocphuc_pro

-Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần = những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp
-Kinh tế- tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
-Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô
-Văn hóa-Giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học
-Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng
 
M

meongocxi

mình thêm 1 ý nhá:
chính trị : xây dựng kinh đô An Tôn ( Thanh Hóa)
cử các quan về tận địa phương để giám sát tình hình làm việc từ đó có phạt thưởng công minh
 
L

ly_lovely_16111997

1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :

Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu

Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”

Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.

Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ

Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.

Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội

2.1 Tài chính:

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..



2.2 Về kinh tế :

Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.

Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công.

2.3 Về xã hội:

Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.

Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.

Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân

3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.

Người có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.

Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.

Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi Nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.
 
T

thongoc_97977

bạn tham khảo nhé!



a)Cải cách Chính trị-hành chính
Cơ ở bảo đảm cho chủ trương cải cách là cải cách chính trị. Cuộc chính biến cuối tháng 2 năm Canh Thìn, 1400, đoạt ngôi vua là một hành động táo bạo và triệt để nhất của Hồ Qúy Ly. Nhưng khi còn là một đại thần ngoại thích, để có thể chi phối triều đình nhà Trần, Hồ Qúy Ly đã cho thay thế những quan chức cao cấp của nhà Trần bằng cách dùng người thân tín do chính ông lựa chọn. Đến khi nắm trọn quyền bính trong tay, nhà Hồ đặt thêm một số quan chức mới, tổ chức các khoa thi, tuyển mộ nhân tài, thay đổi trang phục quan triều.

Năm 1397, Hồ Qúy Ly đã tiến hành việc cắt cử đại thần triều đình nắm giữ chức vụ đứng đầu các địa phương. Bải bỏ cấp xã thay bằng huyện. Hồ Qúy Ly dù chủ trương trung ương tập quyền trong tổ chức hành chính, nhưng vẫn duy trì một hệ thống tự quản do dân điều hành nơi các làng xã.

b. Cải cách an ninh - quốc phòng:

Hồ Qúy Ly có một hành động tích cực về mặt phòng thủ khi ông chuẩn bị nắm trọn quyền bính, ấy là việc dời đô từ Thăng Long về Tây Đô (Thanh Hoa) năm 1397. Đây là một quan tâm cần thiết để đối phó với cảnh thù trong giặc ngoài trong tình thế nguy hiểm của một cuộc chính biến nhiều bất trắc. Hồ Qúy Ly tăng cường nhiều mạng lưới kiểm soát an ninh hành chính, lập Liêm phòng sứ, để bảo đảm trật tự xã hội. Cảnh giác đối phó với những hoạt động dòm ngó của nhà Minh, mua chuộc và sử dụng quân dân của nhà Minh trong việc do thám bên ngoài lãnh thổ. Từ năm 1375, Hồ Qúy Ly đã bắt tay vào việc cải cách quân đội nhà Trần bằng cách thực hiện sổ quân, bổ sung thanh niên trai tráng vào quân ngũ. Năm 1401, nhà Hồ ra lệnh kiểm tra dân số trong cả nước, định lại quân hiệu, chọn người tín cẩn vào chức vụ chỉ huy, thực hiện quân kỷ nghiêm minh, xây dựng hệ thống phòng thủ, chuyển vận, tăng cường thủy quân, sắm vũ khí và các trang cụ chiến đấu, cải tạo súng Thần cơ sang súng pháo..

c. Cải cách kinh tế - tài chính:

Chính sách hạn điền và việc phát hành tiền giấy là những cải cách triệt để và tiến bộ của Hồ Qúy Ly. Phép hạn điền được ban bố vào tháng 6 năm Đinh Sửu (1397). Trừ Đại vương và Trưởng Công chúa, không ai được thủ đắc qúa 10 mẫu ruộng. Vượt qúa mức qui định, tư nhân phải nộp cho nhà nước. Hồ Qúy Ly thực hiện việc đo đạc lại ruộng đất năm 1398 trong cả nước. Ruộng nào không có người quản lý bị sung vào ruộng công. Phát hành tiền giấy là một sáng kiến độc đáo của Hồ Qúy Ly. Tiền giấy Thông bảo hội sao được in thành nhiều loại với mệnh gía và hình thức khác nhau. Có các loại 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng; 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền; 1 quan, 2 quan...Cứ 1 quan tiền đồng (cũ ) đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy (mới). Cấm tuyệt việc lưu dụng tiền đồng trong mua bán. Kẻ nào vi phạm bị nghiêm trị như tội làm tiền gỉa, phải tử hình.

Ngoài ra, Hồ Qúy Ly còn đề ra một số biện pháp khác về kinh tế như di dân, khai khẩn vùng đất mới, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, đổi mới chính sách thuế má .

d. Cải cách văn hóa, tư tưởng, giáo dục, xã hội:

Hồ Qúy Ly thể hiện chủ trương phát huy văn hóa dân tộc, đề cao chữ Nôm, đồng thời bài bác tư tưởng nho sĩ Trung Hoa mà giới nho gia lúc bấy giờ ai cũng cho là bất khả xâm phạm. Cuối năm Nhân Thân, 1392, Qúy Ly đã soạn sách Minh Đạo, nhận định rằng Chu Công là Tiên thánh, Khổng Tử là Tiên sư hàm ý hạ thấp vai trò của Khổng Tử, đồng thời nêu lên 4 điểm đáng ngờ trong sách Luận Ngữ. Năm 1395, Qúy Ly biên dịch thiên Vô Dật trong Kinh thư từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ để dạy vua. Năm sau, ông làm sách Quốc Ngữ Thi nghĩa (giải thích Kinh thi bằng quốc ngữ), bỏ bài tựa của Chu Tử và viết lại theo ý của mình.

Theo đề nghị của Qúy Ly, tháng 5 năm Đinh Sửu, 1397, vua Trần Thuận Tông ban chiếu cải cách giáo dục, mở trường học ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và đặt quan giáo thụ phụ trách, cấp ruộng cho các trường để có hoa lợi làm chi phí cho việc dạy và học ở các địa phương. Cải tổ thi cử, bỏ thi ám tả cổ văn trong kỳ thi Cử nhân, thêm bài thi viết chữ quốc ngữ và làm toán.

Về xã hội, Hồ Qúy Ly ban hành chính sách hạn nô. Các vương hầu, qúy tộc, đại thần, quan lại tùy theo phẩm cấp chỉ được giữ lại một số gia nô nhất định, ngoài ra phải sung vào lực lượng quan nô của nhà nước. Chủ nhân có số gia nô bị sung công được trả 5 quan tiền cho một đầu người. Năm 1396, Hồ Qúy Ly ban hành lệnh kiểm tra sư tăng, ai chưa đến tuổi 50 đều phải hoàn tục. Những ai đủ tuổi phải qua một kỳ thi kinh giáo để được thâu nhận hoặc bị sa thải. Quảng tế thự là cơ quan lo việc chữa bệnh cho dân do nhà Hồ lập ra năm 1403, đồng thời cũng lo việc cứu đói, giúp người nghèo, giải quyết việc thiếu ăn bằng cách đưa đi lập nghiệp những nơi xa.
 
Top Bottom