Sử 12 [Lịch sử 12] Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 - 1925.

H

hang009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mí pạn zui lòng giả lời câu nài hộ mình nhe!
1/ Trình bày đôi nét chính và nhận xét phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925? Vì sao các phong trào diễn ra mạnh mẽ nhưng lại bị thất bại?
2/ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa sau Thế chiến I?
Được câu nào hay câu đó nhen. tớ sẽ thanks cho pạn nào giả lời đúng hé!

Lần sau em nhớ post bài đúng quy định nhé! [Lịch sử lớp mấy] + Tên tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

2. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:
Hệ quả của chương trình khai thác thuộc địa của toàn quyền An-be Xa-rô đã tác động mạnh đến cơ cấu giai cấp và cơ cấu xã hội Việt Nam, làm xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới. Lúc này, trong xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản là:
Mâu thuẫn dân tộc: toàn thể nhân dân Việt Nam và đế quốc Pháp.
Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân và địa chủ phong kiến.
Chính hai mâu thuẫn này sẽ quy định nhiệm cụ vủa PTGPDT ở Viêtj Nam là hoàn thành hai mục tiêu dân tộc và dân chủ: chống Pháp thực hiện mục tiêu dân tộc, đánh phong kiến để giành ruộng đất thực hiện mục tiêu dân chủ.


1. Đôi nét về diễn biến và nhận xét PTDTDC ở Việt Nam những năm 1919 - 1925.
a. Diễn biến
* Hoàn cảnh:
- Đầu thế kỉ XX, khi chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam thì những tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới mà điển hình là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam, chi phối và ảnh hưởng tới phong trào yêu nước Việt Nam.
- Trong nước: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đưa đến việc giai cấp tư sản và tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng và chất lượng nhưng họ bị chèn ép và khinh rẻ thậm chí là đẩy đến con đường phá sản và thất nghiệp. Do đó, họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc và phong kiến nên có tinh thần dân tộc và dân chủ.
Giai cấp tư sản sau chiến tranh thế giới thứ nhất cùng với tiểu tư sản đã bước lên vũ đài chính trị, lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam với nhiều hình thức và phương pháp sôi nổi đòi tự do dân chủ.
* DIỄN BIẾN:
+ Phong trào yêu nước của Tư sản dân tộc:
Năm 1919, tư sản Việt Nam dấy lên phong trào tẩy chay thương nhân Hoa kiều “chấn hưng hàng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”, “Người An Nam mua bán với người An Nam”, coi dùng hàng nội hóa là yêu nước.
Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923), chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì. Đây thực chất là cuộc xung đột về quyền lợi giữa Tư sản Việt Nam và Tư sản nước ngoài. Họ sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình và coi đó là vũ khí đấu tranh.
Năm 1923: Giai cấp tư sản thành lập tổ chức Đảng của mình là Đảng lập hiến nhằm đoàn kết giai cấp tư sản đấu tranh đòi quyền lợi, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân làm áp lực đối với Pháp và đòi quyền lợi cho giai cấp mình.
+ Phong trào yêu nước của Tiểu tư sản.
Hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, bãi khóa, bãi thi, sáng tác văn học, viết báo, thành lập nhiều tổ chức tiến bộ để đấu tranh như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ như : An Nam trẻ, Chuông rè, Người nhà quê và hàng loạt các nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã, Quan hải tùng thư, Cường học thư xã.
Có hai phong trào tiêu biểu là: Phong trào đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu và Phong trào để lễ tang Phan Châu Trinh
Ở ngoài nước: Có hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Hoạt động của tổ chức Tâm tâm xã mà điển hình là sự kiện cử Phạm Hồng Thái đi ám sát toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện năm 1924.
NHẬN XÉT:
- Phong trào của tư sản dân tộc mặc dù có bước phát triển nhưng còn có những hạn chế là: khi được Pháp nhượng bộ về quyền lợi kinh tế thì họ không tiếp tục đấu tranh. Ngoài ra, đây là phong trào của riêng giai cấp tư sản nên không thu hút được quần chúng nhân dân tham gia, không mang tính chất quần chúng và mang tính cải lương nên nhanh chóng bị các phong trào quần chúng vượt qua.
- Nhìn chung các phong trào yêu nước của tiểu tư sản thời kì này đều nhằm mục đích đòi quyền tự do dân chủ, diễn ra rất sôi nổi và mạnh mẽ và mang tính chất quần chúng rộng rãi. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ hơn so với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản.
- Vị trí và ý nghĩa:
Cổ vũ và khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc góp phần truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào nước ta.
Góp phần hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của phong trào công nhân, tạo mảnh đất màu mỡ, chuẩn bị gieo mầm cho chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Làm nảy sinh các tổ chức chính trị, xuất hiện những con người tiên tiến đi tiên phong trong sự nghiệp cứu nước.
Phong trào yêu nước là một trong 3 nhân tố tạo thành Đảng cộng sản Việt Nam cùng với phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác.


Nguyên nhân thất bại của PT yêu nước những năm 1919 - 1925:
- Giai cấp tư sản Việt Nam còn yếu về kinh tế, bạc nhươc về chính trị nên nhanh chóng thoả hiệp khi đạt được quyền lợi về kinh tế.
- Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam còn non yếu, chưa có thể lực.
- Kẻ thù là thực dân Pháp còn quá mạnh đủ sức để đàn áp các PT yêu nước trong thời gian này.
- Sự thất bại của PT yêu nước của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam phản ánh một thực tế là hai giai cấp này không đủ sức để lãnh đạo PT cách mạng Việt Nam mà chỉ có giai cấp công nhân thông qua Đảng của mình mới có thể đứng ra đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo CMVN.
 
Last edited by a moderator:
H

heinham

CÂu 1 : ghi pt đấu tranh của tư sản dân tộc và tiều tư sản

Nguyên nhân thất bại : phong trào còn non yếu chưa có cơ sở vững chắc đấu tranh chỉ mang tính nhất thời tư phát nên k đáp ứng đc yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc

câu 2 2 mau thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và mẫu thuẫn giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn I
 
Top Bottom