Sử 12 [Lịch Sử 12]Cơ hội và thách thức khi thiết lập QHNG với EU

A

anhtraj_no1

tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh..., cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Một thách thức trước mắt là các mô hình kinh tế mới vào khi Việt Nam đang phát triển nhanh để gia tăng giá trị và sức sản xuất. Và một thách thức nữa là tình trạng chênh lệch mức sống và thiếu công bằng cũng là điều sẽ dẫn tới việc hợp lý hóa cách tiếp cận đối với việc giảm nghèo và đặc biệt tập trung vào các vùng dân tộc thiểu số.
 
K

kitty.sweet.love

Thách thức:
Trong khi quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu cơ bản đang phát triển tốt nhờ những yếu tố thuận lợi như đã nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu vẫn gặp một số khó khăn, trở ngại nhất định. Đó là:

• Hàng rào thuế quan: một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt cài inox vẫn thuế cao trên thị trường châu Âu. Tháng 6 năm 2008, Hội đồng châu Âu đã thông qua việc không cho các sản phẩm thuộc mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011; tháng 10 năm 2008, Uỷ ban châu Âu quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Quyết định về thuế chống bán phá giá này lẽ ra đã hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2009 nhưng đã được mặc nhiên gia hạn trong thời gian rà soát và có khả năng tiếp tục kéo dài nhằm bảo hộ ngành giày dép của một số nước thành viên EU trong khi gây tổn hại cho ngành giày dép Việt Nam.

• Hàng rào kỹ thuật vẫn là một công cụ phòng vệ thương mại được nhiều nước châu Âu sử dụng khá phổ biến để hạn chế hàng nhập khẩu với mục đích tuyên bố là bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đang bị mất dần lợi thế so sánh so với hàng nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật được Uỷ ban châu Âu áp dụng đối với thủy sản (tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm), hàng dệt may (thay đổi cách phân loại), hóa chất và các sản phẩm dùng hóa chất (qui định về đăng ký và cấp phép), v.v.... Liên bang Nga cũng thỉnh thoảng áp dụng các biện pháp tương tự nhưng ở mức độ thấp hơn. Các nước SNG khác chưa áp dụng nhiều các biện pháp này.

• Bên cạnh đó, các hàng rào thương mại phi thuế quan khác vẫn còn được sử dụng. Ví dụ như: từ tháng 12 năm 2007, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 trường hợp). Trong đó, có 31 trường hợp đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 trường hợp đối với nông sản, thực phẩm (tương đương với năm 2007).

• Trong bối cảnh suy giảm sản xuất, tiêu dùng nói riêng và sự suy thoái của nền kinh tế EU nói chung, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như thủy sản, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm có thể sẽ gặp khó khăn khi EC ban hành các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
• Về mặt chính sách, qui trình hoạch định và ban hành các quyết định liên quan đến thương mại của EC khá phức tạp. Trên phương diện pháp lý, các nước thành viên EU đã trao quyền hoạch định chính sách thương mại cho Uỷ ban châu Âu nhưng tất cả các nước này đều cử đại diện và chuyên gia tới Bruxeles làm việc tại các cơ quan quyền lực của EU. Với qui mô EU ngày càng mở rộng, việc thiết kế và quyết định chính sách thương mại chung cho cả khối sẽ trở nên ngày càng khó khăn và chậm chạp. Việc vận động hành lang đối với các chính sách này cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

• Về phía các nước SNG, chính sách thương mại còn có yếu tố bất ngờ và không phải lúc nào cũng theo qui chuẩn quốc tế vì phần lớn các quốc gia SNG chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ví dụ: Nga đã từng hạn chế số lượng cảng biển được phép nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2008; bổ sung thủ tục và tăng cường giám định thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2009.

• Suy thoái kinh tế tại châu Âu làm giảm nhu cầu nhập khẩu và có thể lặp lại theo chu kỳ;

• Tại một số nước hoặc khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định về an ninh nội bộ và trong quan hệ với các nước láng giềng. Một số án mạng do các hành động thù địch người nước ngoài tại Nga hay cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Grudia hồi tháng 8 năm 2008 liên quan đến 2 tỉnh ly khai Nam Osstia và Apkhadia có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nếu Chính phủ các nước không kiểm soát được các yêu tố này;

• Khác biệt về tập quán kinh doanh : Trong khi châu Âu có văn hoá kinh doanh phương Tây (dựa vào luật pháp và uy tín thương hiệu) thì Việt Nam vẫn mang đậm đặc trưng văn hoá phương Đông (chịu ảnh hưởng lớn của quan hệ và uy tín cá nhân);

• Trở ngại ngôn ngữ: Trong khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc tế thì nhiều doanh nghiệp (kể cả ở Việt Nam và một số nước Đông, Nam Âu) vẫn chưa làm chủ được ngôn ngữ này;

• Một số nước thành viên EU cũ có xu hướng chú ý nhiều hơn đến các nước thành viên EU mới nhờ sự gần gũi về địa lý, văn hóa, lịch sử và chính sách ưu đãi giữa các nước thành viên EU nên có thể phần nào giảm quan tâm trong việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam .

Triển vọng:
Dự báo, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực nhờ các nhân tố sau đây.

Một là, chính sách của Chính phủ Việt Nam về củng cố và phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước châu Âu, trong đó có một số nước được xác định là đối tác chiến lược và đối tác quan hệ chặt chẽ;

Hai là, tính bổ sung lẫn nhau giữa các nền kinh tế: Việt Nam có nguồn cung dồi dào các sản phẩm tiêu dùng trong khi các nước châu Âu có thế mạnh về máy móc, thiết bị, công nghệ tiến tiến;

Ba là, quan hệ bạn hàng giữa nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu đã được xác lập và đang ngày càng phát triển;

Bốn là, môi trường chính trị - xã hội của Việt Nam và hầu hết các nước châu Âu ổn định và an toàn;

Năm là, niềm tin giữa các Chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng được củng cố;

Sáu là, yếu tố Trung Quốc: Chiến lược 'Trung quốc + 1' của các công ty xuyên quốc gia, siêu quốc gia có lợi cho Việt Nam vì Việt Nam sát cạnh Trung Quốc và có môi trường chính trị, an ninh ổn định, nhân lực dồi dào;

Bảy là yếu tố ASEAN: Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN có tác dụng hấp dẫn các doanh nhân châu Âu đến Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nổi lên như một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực trong tương lai;

Tám là yếu tố Lào + Campuchia: nằm sát cạnh 2 nước láng giềng có nhu cầu nhiều loại hàng hoá lớn hơn năng lực sản xuất nội địa nên Việt Nam có thể đóng vai trò trung chuyển kinh doanh tốt cho hai thị trường này.



Cần trích dẫn nguồn!
 
Last edited by a moderator:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
* Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi thiết lập quan hệ ngoại giao với liên minh Tây Âu ( EU)
+ Thời cơ :

- Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Minh Tây Âu là một cơ hội để vươn ra tầm thế giới
+ Mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư; giao lưu; học hỏi về văn hóa; giáo dục; tiếp thu kinh nghiệm quản lý; khoa học và công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường để đảm bảo để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vươn lên rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực
* Thách thức :
+ Nền kinh tế về trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta nhìn chung còn thấp kém với nhiều nước trong khu vực, do đó Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt. Nếu không nhanh chóng vươn lên sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về nền kinh tế.
+ Trong quá trình hội nhập nếu không đứng vững, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ dễ bị hoà tan về chính trị; chệch hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa - xã hội: đánh mất những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc, biến mình trở thành cái bóng mờ của người khác.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom