Sử 12 [lịch sử 12] Các thuật ngữ Lịch sử.

K

kimhoao0o

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giải thích hộ tớ mấy từ này nhá đang ôn tốt nghiệp /:)
đấu tranh vũ trang
đấu tranh chính trị
'bình định'
'ấp chiến lược'
'tố cộng, diệt cộng'
'Luật 10/59'
trực thăng vận
thiết xa vận
Cục bộ, Mĩ chư hầu ,quân giải phóng

Lần sau nhớ post bài đúng quy định chủ đề em nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

Đấu tranh vũ trang là một hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc bằng lực lượng vũ trang hoặc bạo lực của quần chúng có vũ trang nhằm thực hiện các mục tiêu tham chiến nhằm đạt tới các mục đích chính trị nhất địn. Đây là nội dung và đặc trưng cơ bản của chiến tranh.

Trong kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, ĐTVT và đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với nhau, là hai hình thức cơ bản của bạo lực cách mạng và đều có ý nghĩa quyết định, trong đó ĐTVT có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương và giành thắng lợi trong chiến tranh.

Đấu tranh chính trị: là lĩnh vực đấu tranh nhằm đạt những mục tiêu chính trị nhất định giữa các giai cấp, các chính đảng và các tập đoàn khác nhau. Đấu tranh vũ trang là hình thức cao nhất của đấu tranh chính trị. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chính trị nhằm chống lại các lực lượng thù địch, bảo đảm công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Bình định: Là một chính sách lớn mà Mĩ thi hành ở chiến tranh Việt Nam nhất là trong giai đoạn chiến tranh cục bộ nhằm loại trừ lực lượng cách mạng và các lực lượng tiến bộ khác, củng cố và giữ vững chế độ thống trị do Mĩ thiết lập nên. Chính sách này được Mĩ thực thi trên tất cả mọi mặt quan trọng nhất là chính trị, gây ra nhiều tội ác với nhân dân miền Nam và vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đồng bào miền Nam. Chính sách này cơ bản bị phá sản cùng với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

Ấp chiến lược là một quốc sách mà Mĩ cho thi hành trong thời kì chiến tranh Việt Nam mà thực chất đây chính là các khu dồn dân ở nông thôn Miền Nam Việt Nam. Có công trình phòng thủ bao quanh (thường gồm ba hào, hai thành cài chông mìn, dây thép gai), tổ chức thành các liên gia, được kiểm soát rất chặt chẽ, có thanh niên vũ trang bảo vệ, ban quản trị điều hành mọi hoạt động theo một quy chế nghiêm ngặt nhằm tách du kích ra khỏi nhân dân và tách nông dân ra khỏi phong trào cách mạng.

Tố cộng, diệt cộng: Là các chính sách mà Mĩ và chính quyền sài Gòn đặc biệt là dưới thời của Tổng thống Ngô Đình Diệm nhằm đấu tố, truy bức, giết hại những ngưòi cộng sản ở miền Nam Việt Nam, nhằm phục vụ cho các mục tiêu bình định, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

Luật 10-59 là một đạo luật được thực thi bởi chính quyền Việt Nam cộng hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là đạo luật thứ 10 được ban hành vào năm 1959 (ban hành tháng 5) quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và máy chém là hình phạt rất phổ biến.

Trực thăng vận: là phương pháp tác chiến của quân đội Mĩ và Sài Gòn được tiến hành bằng cách dùng trực thăng nhanh chóng và bất ngờ đưa lực lượng đến khu vực tác chiến để tiến hành càn quét, ứng cứu, giải vây hoặc chụp bắt, tiêu diệt lực lượng hoặc cơ quan chỉ huy đối phương. Được sử dụng phổ biến trong "chiến tranh đặc biệt" ở Nam Việt Nam.

Thiết xa vận: là phương pháp tác chiến của quân đội Mĩ và Sài Gòn thi hành trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam thời chiến tranh đặc biệt với việc dùng xe tăng, xe bọc thép để cơ động lực lượng được nhanh nhằm tạo bất ngờ khi công kích, làm cho đối phương không kịp chuẩn bị và đối phó và để càn quét, chụp bắt, giải vây hoặc tiến công các lực lượng nhỏ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Chiến tranh cục bộ: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ. "Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965 được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân "đồng minh" và quân ngụy tay sai ở miền Nam, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Mĩ - chư hầu: Chỉ Mĩ và các quân đồng minh Mĩ tham chiến ở chiến tranh Việt Nam: quân Âu- Phi, ở Đông Nam Á..

Quân giải phóng: Là bộ phận quân chiến đấu trên chiến trường đóng vai trò là lực lượng vũ trang. đây là lực lượng cơ bản thực thi nhiệm vụ tác chiến trên chiến trường, hoàn thành nhiệm vụ gaiir phóng miền Nam.
Ở đây cần nhấn mạnh : Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, một đơn vị vũ trang của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Quân giải phóng miền Nam bao gồm các lực lượng tuyển mộ tại miền Nam và lực lượng bổ sung từ ngoài Bắc vào.
 
Top Bottom