Văn [Lí Thuyết] Topic ôn thi vào lớp 10 chuyên văn

Status
Không mở trả lời sau này.

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người...

Topic này được thành lập để cùng các bạn thảo luận, giúp đỡ nhau về những vấn đề trong việc ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 kể cả chuyên Văn lẫn không chuyên.

Các bạn hãy tích cực đăng bài vào đây nha!

*Quá trình ôn luyện: Lý thuyết--->hiểu bản chất---> hướng dẫn chi tiết hướng làm bài tập từ đơn giản đến nâng cao ---> Các phương pháp tối ưu, tính nhanh các bài tập---> Áp dụng vào làm các bài tập thực nghiệm---> Luyện đề

Nội dung topic:
Là nơi đăng lý thuyết ôn tập tuyển sinh vào 10 và hướng dẫn làm các bài tập thuộc nội dung chuyên đề đó.
Các nội dung được đăng theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề kéo dài 2 tới 3 ngày.

*Cấu trúc đề thi chuyên gồm các phần tương ứng với các chuyên đề:
- Đọc hiểu
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học

*Đi kèm với topic lý thuyết có 2 topic là:
Văn - Topic ôn thi vào lớp 10 chuyên Văn | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam

Văn - [Thảo luận] Topic ôn thi vào lớp 10 chuyên Văn | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam

Phần giới thiệu của mình đến đây là hết. Nào mọi người, hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình nha!
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hôm nay, chúng ta sẽ chỉ đi tới những vấn đề chung của bài tập đọc hiểu. Sau đây sẽ là bài học đầu tiên:

Luyện kĩ năng làm bài tập đọc hiểu (buổi 1)

A/ Những vấn đề chung

I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu

1/ Phạm vi:

-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu

- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

II/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1/ Kiến thức về từ:

-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

2/ Kiến thức về câu:

-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:

-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…

4/ Kiến thức về văn bản:

-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .

III, Cách thức ôn luyện:

1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửa lỗi văn bản….
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
B. Một số VD và cách giải quyết cho dạng đề đọc hiểu:

(Chú ý: các đề này là mình sưu tầm trên mạng, cách giải quyết ở đây chỉ nêu lên những ý chính, còn trong quá trình làm thì các bạn hãy triển khai ra thành bài của mình)

VD1:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai.., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ b锓con người lớn”
Câu 4.
Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)

Cách giải quyết:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản : Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên:
+ Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
+ Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3:
– Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…
– Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
Câu 4: Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
VD2:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

( Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 – 6 dòng)

Cách giải quyết:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức miêu tả
Câu 2:
– Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.
– Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
Câu 3:
– Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ quốc…mũi Cà Mau)
– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân…
Câu 4: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Một số chú ý khi làm bài tập đọc hiểu:

Khi làm bài, chúng ta cần:

- Xác định đúng câu hỏi, câu hỏi yêu cầu gì thì trả lời đó, không trả lời quá dài dòng, lan man.

- Thời gian làm bài tập đọc hiểu không quá 10 phút, tránh làm trong thời gian dài, lấn hết thời gian các bài khác.

- Bài đọc hiểu nên làm ngắn gọn, súc tích.

Mình muốn nêu lên 1 số chú ý như vậy bởi, bài tập đọc hiểu chỉ chiếm khoảng 2-3 điểm trong bài. Cho dù các bạn làm dài tới đâu, hay tới đâu thì cũng được chừng đó điểm. Không hơn. Vì vậy nên dành ít thời gian vào mục này, để dành nhiều thời gian đầu tư vào các bài còn lại.
upload_2018-5-23_20-37-58-png.56071
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Ở buổi này, chúng ta sẽ cùng nhau học cách làm bài văn nghị luận xã hội nhé!

A. Các bước cơ bản.
I. Nghị Luận về tư tưởng, đạo lí
Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí, câu nói (nếu có).

Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Ví dụ 1:
Đề bài : “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên
Hướng dẫn phân tích đề : Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích :
  • “Sứ mạng” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
  • “Người mẹ”: Người sinh ra con cái , rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.
  • “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở , yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa.
Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thuyết phục : Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động , tích cực , không dựa dẫm. Đây chính là vấn đề nghị luận.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
II. Nghị luận về hiện tượng đời sống
Bước 1
: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
Ví dụ : giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
  • Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
  • Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
  • Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
Tác hại :
  • Đối với mỗi cá nhân ( anh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tâm lí….)
  • Đối với cộng đồng, xã hội
  • Đối với môi trường
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)
  • Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,…
  • Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ….của mỗi người
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực
Giải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy.
Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Bây giờ mình sẽ nhắc lại ngắn gọn cấu trúc của một bài văn NLXH và đoạn văn NLXH nhé !
A - Bài văn nghị luận xã hội

I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
B - Đoạn văn nghị luận

I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
a)Nếu bắt nguồn từ văn bản:
  • Khai thác từ tác phẩm văn học trước
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b) Nếu không bắt nguồn từ tác phầm văn học làm như bình thường
II.Thân đoạn ( dẫn chứng cụ thể)
  • Giải thích - định nghĩa
  • Bàn luận : Trong xã hội xưa / nay
  • Bình luận, đánh giá - mở rộng vấn đề
  • Phản đề ( mặt trái ngược)
III. Kết đoạn :Liên hệ bản thân

Đề 1 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10-15 câu) về vấn đề học tập hiện nay của học sịnh.
Đề 2 : Xác định hàm ý trong câu “Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”. Viết bài văn nghị luận về hàm ý đó
Đề 3 : Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chum hoa thật rực rỡ. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 4 : Những người bạn giả dối như một chiếc bóng. Theo chúng ta khi chúng ta ra ngoài nắng ấm và rời bỏ chúng ta khi chúng ta bước vào bóng râm (Bô – Vi) . Nêu ý kiến của em về câu nói trên
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
III. Nghị luận Xã hội dưới dạng câu chuyện:
Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài trong toàn bài.

Cách làm:

Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề làm tuân thủ theo hai bước quan trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao tác nghị luận giống tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống.

Phần mở bài và kết bài chắc các bạn đều biết rồi nhỉ, giờ mình chỉ nói qua phần thân bài thôi nha!

Thân bài:

Phần 1: Phân tích văn tắt nội dung câu chuyện

Phần 2: Thao tác nghị luận giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống.

Đề 1: MẸ NGHÈO
Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ bảo:
– Thôi hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ đến siêu thị.
– Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc phải đi.
(Theo nguồn Internet)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

Đề 2: HAI BỨC ẢNH
Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên.
Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người.
(Dực theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề đặt)

Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói trên?
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Cách làm bài văn nghị luận văn học:
Bài văn nghị luận văn học sẽ có 3 bước sau: Tìm – Lập – Viết.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này nhé!

A. Cách làm bài:
I. Tìm:
Tìm ở đây có nghĩa là tìm ý. Ở đây, các bạn hãy vạch ra nháp, hoặc nghĩ trong đầu những câu hỏi và tự trả lời như:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng:
- tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?;
- Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật:
- để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?;
- Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?;
- Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm bạn thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tách rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)
II. Lập:
Lập ở đây chính là lập ý. Ở phần này, các bạn nên lập ý ra nháp cho rõ các ý để khi làm bài sẽ đầy đủ hơn. Phần lấp ý chính là xâu chuỗi các câu trả lời ở phần tìm ý.
Phần lập ý cụ thể gồm:
* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu làm đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

* Thân bài:

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các bạn cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

* Kết bài:

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, các bạn cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
III. Viết bài:
Sau hi hoàn thành phần lập ý, các bạn hãy bắt ta vào viết bài viết hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã có.
B. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:

* Dựng đoạn:

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng,
câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.

* Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

- Liên kết nội dung:

+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ
vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.

- Liên kết hình thức:

+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về
phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu
chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại
vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

C. Một số chú ý khi làm bài:

- Các ý phải rõ rang, bố cục chặt chẽ.
- Sử dụng phép liên kết hợp lí
- Bài viết phải đúng chính tả, chữ viết rõ rang.
- Nên có lý luận văn học trong bài để tạo chiều sâu (cái này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn vào buổi sau)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom