Sinh 10 [Lí thuyết] Liên kết hóa học

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B/ Liên kết hóa học và vai trò của chúng trong cơ thể sống
I. Vật chất, nguyên tố và hợp chất
Vật chất là tất cả những gì choáng không gian, có trọng lượng, tồn tại ở nhiều dạng
1. Nguyên tố, hợp chất
- Nguyên tố: các chất không thể bị phá hủy thành các chất khác bởi các phản ứng hóa học
- Hợp chất: do 2 hay nhiều nguyên tố kết hợp theo tỉ lệ nhất định
Ví dụ: + H2O <- 2H: 1O
H2O là dung môi hòa tan các chất- tính nổi trội mà H, O không có
+ NaCl <- 1Na: 1Cl
Na là kim loại, Cl là khí độc, NaCl là muối ăn, không độc- tính nổi trội
=> Hợp chất có những đặc tính mới mà nguyên tố không có- tính nổi trội (Nguyên tắc thứ bậc)

2. Các nguyên tố cơ bản của sự sống
Khoảng 25 nguyên tố trong gần 100 nguyên tố được biết là quan trọng với sự sống, trong đó có:
- Nguyên tố đa lượng: cấu tạo nên 96% vật chất sống; gồm C, H, O, N
- Nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng: cấu tạo nên 4% vật chất sống; gồm P, S, K, …
Ví dụ: + Fe là nguyên tố vi lượng mà mọi dạng sống đều cần
+ Iot là thành phần quan trọng trong hoocmon do tuyến giáp tạo ra ở động vật có xương sống

II. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử

1. Khái quát chung
- Trong cơ thể sống, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Chúng có vai trò duy trì cấu trúc và hoạt động chức năng của tế bào, cơ thể.
- Đặc điểm: Các nguyên tử với lớp electron hóa trị không hoàn chỉnh có thể tương tác với nhau sao cho mỗi đối tác hoàn thiện lớp hóa trị của mình bằng cách chia sẻ hoặc truyền electron đi. Khi đó, các nguyên tử đứng gần nhau hơn nhờ hấp dẫn lẫn nhau, chúng liên kết lại bằng liên kết hóa học.
- 2 loại liên kết chính là liên kết bền vững (liên kết cộng hóa trị, liên kết Ion) và liên kết yếu (liên kết Hydro, liên kết Vande-van)

2. Các loại liên kết hóa học
a, Liên kết cộng hóa trị
- Là liên kết tạo thành khi 2 nguyên tử cùng loại hay khác loại cùng góp chung electron hay dùng chung điện tử
- Độ âm điên: là khả năng hút electron của một nguyên tử nguyên tố. Nguyên tử có độ âm điện càng lớn, khả năng hút electron càng mạnh
- 2 kiểu liên kết:
+ Liên kết không phân cực: là kiểu liên kết trong đó, các electron góp chung được sử dụng cân bằng do có sự cân bằng âm điện giữa 2 nguyên tử
Ví dụ: Mỗi nguyên tử H có 1 e nhưng chúng có khả năng mang 2 e. 2 nguyên tử H liên kết với nhau sẽ tự hoàn chỉnh lớp hóa trị của mình. Đây là liên kết không phân cực do các e nằm cân bằng giữa 2 nguyên tử.
Screenshot (44).png

+ Liên kết phân cực: khi 1 nguyên tử liên kết với 1 nguyên tử khác có độ âm điện lớn hơn, electron của liên kết không được chia sẻ đều mà bị kéo về phía 1 nguyên tử
Ví dụ: Cl có độ âm điện lớn hơn H nên khi 2 nguyên tử liên kết với nhau, e góp chung bị kéo về phía Cl tạo liên kết phân cực


Screenshot (45).png

b, Liên kết Ion
- Là liên kết hình thành do sự tương tác tĩnh điện giữa 2 nhóm nguyên tử mang điện tích trái dấu
- Trong một số trường hợp, 2 nguyên tử có độ âm điện chênh lệch tới mức nguyên tử có độ âm điện cao hoàn toàn giành electron từ đối tác.
- Nguyên tử tích điện gọi là ion: nguyên tử tích điện dương là cation, tích điện âm là anion
Ví dụ: Nguyên tử Na có 11 e, 1 e lớp ngoài cùng. Nguyên tử Cl có 17 e, 7 e lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử gặp nhau, e đơn độc từ Na chuyển sang Cl giúp 2 phân tử hoàn chỉnh lớp hóa trị. Khi đó cả hai đều tích điện và được gọi là ion, Na là cation, Cl là anion trái dấu, hấp dẫn lẫn nhau
lk Ion.jpg

c, Liên kết Hydro
- Là liên kết quan trọng nhất trong các loại liên kết yếu
- Hình thành khi 1 nguyên tử H liên kết cộng hóa trị với 1 nguyên tử có độ âm điện bị hút bởi 1 nguyên tử có độ âm điện khác
Ví dụ:
lk H.png

d, Liên kết Vande-van
- 2 nguyên tử ở gần nhau sẽ tạo nên 1 lực hút yếu, không đặc hiệu gọi là liên kết Vande- van
- Nguyên nhân: 1 phân tử với các liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể tồn tại cả vùng tích điện dương lẫn vùng tích điện âm. Các electron luôn phân bố không đối xứng trong phân tử nên ở bất kì thời điểm nào, chúng có thể ngẫu nhiên tích tụ lại ở một phần nào đó của phân tử. Do đó luôn có sự biến đổi điện tích âm dương giữa các vùng, làm các nguyên tử, phân tử hấp dẫn lẫn nhau.
Ví dụ: Thạch sùng di chuyển được trên tường là nhờ liên kết Vande- van giữa các phân tử trên chân và các phân tử của tường. Mỗi ngón chân của chúng có hàng nghìn sợi lông nhỏ với rất nhiều mấu lồi giúp tăng diện tích tiếp xúc với mặt tường, tạo nên vô số liên kết đủ chịu đựng trọng lượng của thạch sùng.

Gợi ý: Các bạn có thể xem them về các liên kết hóa học trong chương III sgk Hóa 10

Sơ đồ tư duy tham khảo

241338825_540338320368396_2219696826055803343_n.jpg

Còn băn khoăn gì các bạn có thể trao đổi ở đây nhaa! Hoặc bạn có thể cùng làm sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức theo cách riêng, rồi đăng lên chia sẻ cùng mọi người nè.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn:>
 

Attachments

  • Screenshot (54).png
    Screenshot (54).png
    293.9 KB · Đọc: 18
  • 240907618_1015171839232643_3652071718616149528_n.jpg
    240907618_1015171839232643_3652071718616149528_n.jpg
    150.1 KB · Đọc: 18
  • 241338825_540338320368396_2219696826055803343_n.jpg
    241338825_540338320368396_2219696826055803343_n.jpg
    148.4 KB · Đọc: 25
Last edited by a moderator:

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,252
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
B/ Liên kết hóa học và vai trò của chúng trong cơ thể sống
I. Vật chất, nguyên tố và hợp chất
Vật chất là tất cả những gì choáng không gian, có trọng lượng, tồn tại ở nhiều dạng
1. Nguyên tố, hợp chất
- Nguyên tố: các chất không thể bị phá hủy thành các chất khác bởi các phản ứng hóa học
- Hợp chất: do 2 hay nhiều nguyên tố kết hợp theo tỉ lệ nhất định
Ví dụ: + H2O <- 2H: 1O
H2O là dung môi hòa tan các chất- tính nổi trội mà H, O không có
+ NaCl <- 1Na: 1Cl
Na là kim loại, Cl là khí độc, NaCl là muối ăn, không độc- tính nổi trội
=> Hợp chất có những đặc tính mới mà nguyên tố không có- tính nổi trội (Nguyên tắc thứ bậc)

2. Các nguyên tố cơ bản của sự sống
Khoảng 25 nguyên tố trong gần 100 nguyên tố được biết là quan trọng với sự sống, trong đó có:
- Nguyên tố đa lượng: cấu tạo nên 96% vật chất sống; gồm C, H, O, N
- Nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng: cấu tạo nên 4% vật chất sống; gồm P, S, K, …
Ví dụ: + Fe là nguyên tố vi lượng mà mọi dạng sống đều cần
+ Iot là thành phần quan trọng trong hoocmon do tuyến giáp tạo ra ở động vật có xương sống

II. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử

1. Khái quát chung
- Trong cơ thể sống, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Chúng có vai trò duy trì cấu trúc và hoạt động chức năng của tế bào, cơ thể.
- Đặc điểm: Các nguyên tử với lớp electron hóa trị không hoàn chỉnh có thể tương tác với nhau sao cho mỗi đối tác hoàn thiện lớp hóa trị của mình bằng cách chia sẻ hoặc truyền electron đi. Khi đó, các nguyên tử đứng gần nhau hơn nhờ hấp dẫn lẫn nhau, chúng liên kết lại bằng liên kết hóa học.
- 2 loại liên kết chính là liên kết bền vững (liên kết cộng hóa trị, liên kết Ion) và liên kết yếu (liên kết Hydro, liên kết Vande-van)

2. Các loại liên kết hóa học
a, Liên kết cộng hóa trị
- Là liên kết tạo thành khi 2 nguyên tử cùng loại hay khác loại cùng góp chung electron hay dùng chung điện tử
- Độ âm điên: là khả năng hút electron của một nguyên tử nguyên tố. Nguyên tử có độ âm điện càng lớn, khả năng hút electron càng mạnh
- 2 kiểu liên kết:
+ Liên kết không phân cực: là kiểu liên kết trong đó, các electron góp chung được sử dụng cân bằng do có sự cân bằng âm điện giữa 2 nguyên tử
Ví dụ: Mỗi nguyên tử H có 1 e nhưng chúng có khả năng mang 2 e. 2 nguyên tử H liên kết với nhau sẽ tự hoàn chỉnh lớp hóa trị của mình. Đây là liên kết không phân cực do các e nằm cân bằng giữa 2 nguyên tử.
View attachment 185763

+ Liên kết phân cực: khi 1 nguyên tử liên kết với 1 nguyên tử khác có độ âm điện lớn hơn, electron của liên kết không được chia sẻ đều mà bị kéo về phía 1 nguyên tử
Ví dụ: Cl có độ âm điện lớn hơn H nên khi 2 nguyên tử liên kết với nhau, e góp chung bị kéo về phía Cl tạo liên kết phân cực


View attachment 185764

b, Liên kết Ion
- Là liên kết hình thành do sự tương tác tĩnh điện giữa 2 nhóm nguyên tử mang điện tích trái dấu
- Trong một số trường hợp, 2 nguyên tử có độ âm điện chênh lệch tới mức nguyên tử có độ âm điện cao hoàn toàn giành electron từ đối tác.
- Nguyên tử tích điện gọi là ion: nguyên tử tích điện dương là cation, tích điện âm là anion
Ví dụ: Nguyên tử Na có 11 e, 1 e lớp ngoài cùng. Nguyên tử Cl có 17 e, 7 e lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử gặp nhau, e đơn độc từ Na chuyển sang Cl giúp 2 phân tử hoàn chỉnh lớp hóa trị. Khi đó cả hai đều tích điện và được gọi là ion, Na là cation, Cl là anion trái dấu, hấp dẫn lẫn nhau
View attachment 185766

c, Liên kết Hydro
- Là liên kết quan trọng nhất trong các loại liên kết yếu
- Hình thành khi 1 nguyên tử H liên kết cộng hóa trị với 1 nguyên tử có độ âm điện bị hút bởi 1 nguyên tử có độ âm điện khác
Ví dụ:
View attachment 185768

d, Liên kết Vande-van
- 2 nguyên tử ở gần nhau sẽ tạo nên 1 lực hút yếu, không đặc hiệu gọi là liên kết Vande- van
- Nguyên nhân: 1 phân tử với các liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể tồn tại cả vùng tích điện dương lẫn vùng tích điện âm. Các electron luôn phân bố không đối xứng trong phân tử nên ở bất kì thời điểm nào, chúng có thể ngẫu nhiên tích tụ lại ở một phần nào đó của phân tử. Do đó luôn có sự biến đổi điện tích âm dương giữa các vùng, làm các nguyên tử, phân tử hấp dẫn lẫn nhau.
Ví dụ: Thạch sùng di chuyển được trên tường là nhờ liên kết Vande- van giữa các phân tử trên chân và các phân tử của tường. Mỗi ngón chân của chúng có hàng nghìn sợi lông nhỏ với rất nhiều mấu lồi giúp tăng diện tích tiếp xúc với mặt tường, tạo nên vô số liên kết đủ chịu đựng trọng lượng của thạch sùng.

Gợi ý: Các bạn có thể xem them về các liên kết hóa học trong chương III sgk Hóa 10

Sơ đồ tư duy tham khảo

View attachment 185784

Còn băn khoăn gì các bạn có thể trao đổi ở đây nhaa! Hoặc bạn có thể cùng làm sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức theo cách riêng, rồi đăng lên chia sẻ cùng mọi người nè.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn:>
Không biết anh có thể hỏi 1 câu được không nhỉ? Không biết trong 1 tế bào đi ha, có tồn tại đồng thời cả 4 loại liên kết này không em nhỉ?
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Câu trả lời của em là CÓ ạ.
Ví dụ: Một tế bào có ADN có liên kết H giữa 2 mạch kép, liên kết cộng hóa trị trên mỗi mạch đơn; cấu trúc bậc 3 của Protein có liên kết ion, có liên kết Vande- van nhờ sự tương tác kị nước
Cảm ơn anh vì một câu hỏi vận dụng khá thú vị.
Hi vọng các bạn khác có thể lấy thêm nhiều ví dụ hơn:>
 

Kim Ngânn

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng chín 2021
301
293
66
TP Hồ Chí Minh
Cho em hỏi ngoài lề xíu ạ, tại sao các cấp tổ chức cơ bản như cơ thể ,quần thể ,quần xã và hệ sinh thái không phải là đơn vị cơ bản của thế giới sống vậy ạ. Trả lời giúp em với ạ em cảm ơn anh chị.
 
Top Bottom