[ Lí 12 ] Ai giỏi lí giúp bọn tớ với!

P

pqnga

Có thể là ban quản trị còn phải xem xét trong 1 thời gian nữa.
thế Dung đã xem lại kết quả chưa?? Phải xem xong thì mới luận ra được chứ tình hình này thì........
 
M

master007

bận nói thế làm sao mà giải thích nổi
tows chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi không biết có đúng h0k :
Câu 1 chọn B tần số vì khi truyền 1 sóng cơ học vào trong nước thì vận tốc thay đổi là điều tất nhiên, bước sóng cũng thay đổi vì 1 lí do nào đó^^. Năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ mà biên độ theo tớ khi nó truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì thay đổi -> W thay đổi
-> vậy chỉ còn B thôi
Câu2 Cái này lí thuyết đã có rồi mình cần chi phải giải thích nữa đúng h0k?Câu A

nhìn lại bài đi omega thay đổi mà tần số lại ko thay đổi =))
 
C

chuotcoi

cho mình hỏi với: trong những bài tập tính gợn sóng khi có hiện tượng giao thoa mình có cần phân biệt rõ ràng là 2 nguồn dao động là cùng pha, ngược pha... đúng ko? vì hình như công thức tính số điểm dao động cực đại và cực tiểu ở 2 trường hợp này là ngược nhau đúng ko các bạn?
nhưng tại sao trong nhiều bài toán khi đề bài không nói rõ rằng 2 nguồn dao động cùng pha hay ngược pha nhưng người ta lại giải theo 2 nguồn cùng pha nhỉ?
ví dụ chỉ nói : 2 nguồn kết hợp A và B dao động với tần số f=20 HZ thôi, thì làm sao mình có thể phân biệt rằng chúng dao động cùng hay ngược pha hả các bạn? giúp mình với, mình cảm ơn nhiều.
 
N

nguyenthuydung102

không nói gì thì phải vẽ hẳn ra để tính bụng và nút sóng,thường thường những bài không nói gì thì cứ hiểu là cùng pha,đúng thì đúng mà k đúng đáp án thì nghĩa là sai =))
 
N

nh0c_coi

Bài
này có phải đáp án là D môi trường truyền sóng không?
[TEX]v= \lambda f [/TEX]
Môi trường truyền sóng không có mặt trong biểu thức ^^ không biết có đúng không
Thế trong đáp án của bài thì là đáp án nào hả Dung?
Bạn vào lại xem kết quả là bao nhiêu? Có
phần cho xem lại đấy. Xem đj xong rùi ra nói cho bà con biết với !1

Bạn ah` ! tuy rằng môi trường truyền sóng không có mặt trong biểu thức [TEX]v= \lambda f [/TEX]
Nhưng theo mình bik , vận tốc của sóng sẽ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
Lý do : tốc độ lan truyền sẻ phụ thuộc mật độ phân tử trong môi trường ấy , mật đọ phân tử càng cao tốc độ lan truyền sóng càng lớn ....và ngược lại
Và trong mỗi môi trường khác nhau , hiển nhiên mật độ phân tử sẻ khác nhau
rắn > lỏng > khí
 
L

laotama

bận nói thế làm sao mà giải thích nổi
tows chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi không biết có đúng h0k :
Câu 1 chọn B tần số vì khi truyền 1 sóng cơ học vào trong nước thì vận tốc thay đổi là điều tất nhiên, bước sóng cũng thay đổi vì 1 lí do nào đó^^. Năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ mà biên độ theo tớ khi nó truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì thay đổi -> W thay đổi
-> vậy chỉ còn B thôi
Câu2 Cái này lí thuyết đã có rồi mình cần chi phải giải thích nữa đúng h0k?Câu A

câu 1 theo mình nghĩ phải là W ko đổi mới đúng
vì năng lượng truyền đi là như nhau trong các môi trường |-)|-)
 
L

lethiminhson

mấy hôm trước tớ làm bài ktra trên trang chủ,có 1 câu đại loại như sau
vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào đại lượng nào
A biên độ
B tần số
C biên độ và tần số
D môi trường truyền sóng
tớ chọn đáp án A nhưng k hiểu sao lại bị báo là sai ?


theo mình nghĩ câu này chọn câu C ;) vì mình cóa nghe thầy nói vận tốc truyền sóng còn ko phụ thuộc vào tần số nữa
 
L

lethiminhson

Bạn ah` ! tuy rằng môi trường truyền sóng không có mặt trong biểu thức [TEX]v= \lambda f [/TEX]
Nhưng theo mình bik , vận tốc của sóng sẽ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
Lý do : tốc độ lan truyền sẻ phụ thuộc mật độ phân tử trong môi trường ấy , mật đọ phân tử càng cao tốc độ lan truyền sóng càng lớn ....và ngược lại
Và trong mỗi môi trường khác nhau , hiển nhiên mật độ phân tử sẻ khác nhau
rắn > lỏng > khí


mình cóa cách giải thích nữa nà:

vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường với 1 sóng có tần số ko đồi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc thay đổi làm cho bước sóng thay đổi.
 
L

long15

cho mình hỏi với: trong những bài tập tính gợn sóng khi có hiện tượng giao thoa mình có cần phân biệt rõ ràng là 2 nguồn dao động là cùng pha, ngược pha... đúng ko? vì hình như công thức tính số điểm dao động cực đại và cực tiểu ở 2 trường hợp này là ngược nhau đúng ko các bạn?
nhưng tại sao trong nhiều bài toán khi đề bài không nói rõ rằng 2 nguồn dao động cùng pha hay ngược pha nhưng người ta lại giải theo 2 nguồn cùng pha nhỉ?
ví dụ chỉ nói : 2 nguồn kết hợp A và B dao động với tần số f=20 HZ thôi, thì làm sao mình có thể phân biệt rằng chúng dao động cùng hay ngược pha hả các bạn? giúp mình với, mình cảm ơn nhiều.


Bạn à
đề bài trong ví dụ trên cho rồi còn gì nữa , nó là 2 nguồn kết hợp nên trắc chắn phải cùng pha vì thế khi đọc đề nên chú ý về vấn đề đó . Vì đề bài nhất định phải cho biết điều đó
chúc bạn học tốt :)>-
 
L

luuminhthanh

1.câu này thi tốt nghiệp năm 2008 đây. Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số sóng không thay đổi nhưng vận tốc truyền sóng thay đổi (vận tốc truyền sóng phụ thuộc mật độ phần tử môi trường truyền sóng, nhiệt độ, tính đàn hồi của môi trường) cho nên bước sóng thay đổi. tôi chọn đáp án B (đúng rồi không sai đâu)
2.+sóng ngang chỉ truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong lòng chất rắn
+sóng dọc truyền được trong chất rắn,lỏng, khí
+cả hai sóng này không truyền được trong chân không do cần môi trường vật chất để truyền pha dao động (quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động hay truyền năng lương không phải là quá trình truyền vật chất-lưu ý cái này hay thi). Khác với sóng cơ, sóng điện từ truyền được trong mọi môi trường vật chất do sóng điện từ không cần môi trường chứa các phần tử vật chất. Theo Macxoen bản chất sóng điện từ là "điện từ trường biến thiên" lan truyền trong không gian.
 
Last edited by a moderator:
Y

yenchituyet

sóng gồm 2 loại là sóng dọc và sóng ngang
sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
sóng dọc truyền được trong cả rắn, lỏng ,khí
vậy thì sóng truyền trong không khí phải là sóng dọc
 
C

chile1911

giải thích vì sao sóng truyền trong không khí là sóng dọc****************************?????????

Sóng dọc là sóng có phương dđ của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng, truyền đc trong môi trường rắn lỏng khí. Còn sóng ngang là sóng có phương dđ của các phần tử vật chất vuông góc với phương truyền sóng, và chỉ truyền trong môi trường rắn. Cả sóng dọc và sóng ngang đều là sóng cơ và ko truyền đc trong chân ko. Sóng âm thì truyền đc trong rắn lỏng khí. Nếu truyền trong lỏng hoặc khí thì sóng âm là sóng dọc. Nếu truyền trong rắn thì sóng âm có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.
 
Last edited by a moderator:
H

hoangphuc207

cai nay ong doc ki trong sgk la co ma.khong ong tim cuon p2 bai tap tach nghiem cua pham cuong

Bạn nào giỏi lí giải thích kĩ hộ mình chỗ điều kiện để có sóng dừng với !
1,Khi mà bài toán cho đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì điều kiện để có sóng dừng là gì? khi đó đầu B là nút hay là bụng?

2,câu hỏi như trên với đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do.

ai hiểu bản chất của nó thì làm ơn viết ra giùm hộ nhóm bọn mình nhé! nhất định bọn tớ sẽ cảm ơn nhiều nhiều đó!
;) :)
cai nay ong tim trong sgk la co.doc ki vao,khong thi ong tim cuon pp giai bai tap trach nghiem mon vat ly cua pham cuong y'.trong cuon do cung no ro day
 
T

thangbeou

khi mà đầu A nối với nguồn dao động tức là xem A như là một nút .từ đó áp dụng công thức thôi
thông thường người ta coi đầu nguồn này là 1 điểm không giao động. Vì thế sử dụng công thức với nút là chính xác mà không cần băn khoăn gì cả nhé :)>-

sóng gồm 2 loại là sóng dọc và sóng ngang
sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
sóng dọc truyền được trong cả rắn, lỏng ,khí
vậy thì sóng truyền trong không khí phải là sóng dọc
đây chỉ là những điều SGK nói, mình xin giải thích thêm thế này

Sóng dọc thường là sóng cơ học, nó bao gồm các tác động theo phương dọc ( như va chạm phân tử chất khí, rắn, trong lòng chất lỏng, các vòng lò xo va chạm liên tiếp nhau...)

Sóng ngang sẽ bao gồm các tác động theo phương ngang, các tác động này có bản chất là các lực tương tác khác lực va chạm cơ học như sức căng bề mặt ( mặt nước) hay cảm ứng điện từ ( sóng điện từ) hay do có lực dao động tác dụng theo phương ngang với phương vật chất ( như việc rung 1 sợi dây nằm ngang theo phương thẳng đứng)....

từ đó có thể dễ dàng luận ra cái nào là sóng ngang và dọc rồi

cho mình hỏi với: trong những bài tập tính gợn sóng khi có hiện tượng giao thoa mình có cần phân biệt rõ ràng là 2 nguồn dao động là cùng pha, ngược pha... đúng ko? vì hình như công thức tính số điểm dao động cực đại và cực tiểu ở 2 trường hợp này là ngược nhau đúng ko các bạn?
nhưng tại sao trong nhiều bài toán khi đề bài không nói rõ rằng 2 nguồn dao động cùng pha hay ngược pha nhưng người ta lại giải theo 2 nguồn cùng pha nhỉ?
ví dụ chỉ nói : 2 nguồn kết hợp A và B dao động với tần số f=20 HZ thôi, thì làm sao mình có thể phân biệt rằng chúng dao động cùng hay ngược pha hả các bạn? giúp mình với, mình cảm ơn nhiều.
có thể nó có những yêu cầu khác mà không liên quan đến cùng hay khác pha ví dụ tính bước sóng hay vận tốc gì đó chẳng hạn, đâu nhất thiết phải cho cùng hay ngược. Hoặc có thể chúng sẽ cho 2 nguồn đồng bộ chẳng hạn, thì không nói cùng pha nữa. Đó. Không nên quy kết đề sai vội. Còn nếu rõ rằng họ không cho cùng hay ngược thì kinh nghiệm là giải theo kiểu cùng pha trước. Có đáp án đúng trong 4 đáp án thì chọn nó. không có thì giải theo ngược pha.

Thêm nữa, cái này chắc chỉ có ở đề thi thử hoặc sách vở nào đó người ta in thiếu thôi. Đề đại học không có chuyện đó đâu
 
Last edited by a moderator:
H

heykatykill

thế ai giải thích hộ cho tôi bài này
AB=L sợi dây A cố định B tự do. khi đó L/lamda/2=a.5 ( a thộc N*) thi so bung= so nut = a+1 (th1)
vậy với L/lamda/2=a (a thuoc N*) thi so bung= so nut = ????? (th2)
Ai giả thích hộ cái đi ( trích từ bài giảng của thầy Thạo HOc Mãi : Thầy chỉ noi trương hơp 1 con trường hơp 2mình tự suy ra)
 
G

giaki94

cho mình hỏi cái: Trong bài tập 4 sgk Vật lý nâng cao lớp 12 trag 83 ây: cô giáo dạy lý bọn mình bảo đề ra thiếu do ta chưa biết đầu kia của sợi dây khi buộc vào nhánh 1 âm thoa là nút sóng hay bụng sóng nhưng trên trang hoc mai.vn thấy bài giảng của thầy Đoàn Công Thạo lại cho rằng đó là một nút sóng vậy theo bạn ai đúng?
 
T

thehung08064

cho mình hỏi cái: Trong bài tập 4 sgk Vật lý nâng cao lớp 12 trag 83 ây: cô giáo dạy lý bọn mình bảo đề ra thiếu do ta chưa biết đầu kia của sợi dây khi buộc vào nhánh 1 âm thoa là nút sóng hay bụng sóng nhưng trên trang hoc mai.vn thấy bài giảng của thầy Đoàn Công Thạo lại cho rằng đó là một nút sóng vậy theo bạn ai đúng?

bạn giở sách lại trang 81.bạn đọc phần trên của cái hình 15.5 đó.
thầy thạo nói đúng,(nếu dùng một máy rung làm cho đầu A dao động với tần số f>24Hz thì ta sẽ nhận thấy dây có dạng như hình 15.5)
kết luận là nút.
 
Last edited by a moderator:
T

toanmb

thuc te khi lam thi nghiem thi co 1 nut song rat gan cho noi day voi can rung tao dao dong .nen coi nhu dau do la nut song
 
Top Bottom