Sử 12 LẪY KIỀU VÀ NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, có 03 Tổng thống và Phó tổng thống Mỹ từng lẫy Kiều trong các chuyến thăm cấp Nhà nước của Lãnh đạo hai nước, nó như một sự kết giao văn hóa đầy thú vị, tạo nên những ấn tượng ngoại giao không thể nào quên.
1. Vào tháng 11/2000, trong chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới Việt Nam khi kết thúc chiến tranh năm 1975, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton đã đọc 2 câu Kiều đầy ý nghĩa:
"Sen tàn cúc lại nở hoa.
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Đó là chính là sự lựa chọn đầy tinh tế và khôn ngoan của đội ngũ cố vấn ngoại giao vào thời điểm hai nước đánh dấu 25 năm kết thúc chiến tranh và 5 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm của Bill Clinton, như chính ý nghĩa của câu Kiều, đánh dấu một khởi đầu mới cho quan hệ Việt - Mỹ. Năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, còn gì hay hơn, tuyệt vời hơn khi hai nước có thể khép lại một chương ký ức buồn của thế kỷ trước để bắt đầu một hành trình mới "là bạn, là đối tác" cùng nhau phát triển.
2. Một sự kiện lịch sử của ngoại giao Mỹ khi tháng 7/2015, lần đầu tiên người đứng đầu một chính Đảng Cộng sản đến thăm Hoa Kỳ với những nghi thức ngoại giao giành cho nguyên thủ quốc gia. Đó là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại tiệc chiêu đãi, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu tiếp lời đã mượn 2 câu Kiều, cũng để nói về chặng đường thăng trầm của quan hệ Việt - Mỹ:
"Trời còn để có hôm nay.
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời".
Chuyến thăm và những bước tiến dài của quan hệ hai nước là kết quả của những nỗ lực làm "tan sương mù" và "vén mây đen" vốn phủ bóng quan hệ hai nước lâu nay. Tôn trọng thể chế chính trị của nhau, trao cho nhau những cái bắt tay và ánh nhìn về tương lai tươi sáng. Đó chính là thành công mà chuyến viếng thăm đó mang lại.
3. Người thứ ba trong lịch sử Mỹ lẫy kiều không ai khác chính là vị Tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu tại Trung tâm hội nghị quốc gia ngày 24/5/2016 của Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam trước khi rời nhiệm sở, ông đã lẫy hai câu trong tác phẩm Truyện Kiều:
"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi."
Ông Obama là một người xây dựng hình ảnh cá nhân gần như hoàn hảo trong lòng công chúng về tinh thần tự do, dân chủ, cởi mở, thân thiện. Câu Kiều được lựa chọn ngay sau thời điểm Mỹ chính thức gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam, trả quan hệ hai nước trở về sự bình thường cần có, để Việt Nam không còn là một cuộc chiến trong lòng nước Mỹ. Việc gỡ bỏ cấm vận ấy như là cử chỉ của lòng tin, thước đó giá trị và sự chân thành cần có trong mối quan hệ Việt Mỹ.
Có lẽ 03 lần đọc Kiều đã đủ để người Việt phải giật mình về những gì gọi là ngoại giao văn hóa. Chính trong đời sống người Việt, không có nhiều người thuộc và nhớ Truyện Kiều. Vậy mà nó lại được nhắc đến từ những người đứng đầu cường quốc thế giới.
Tổng thống thứ 45 của Mỹ – Donald Trump, cũng đã có chuyến thăm Việt Nam trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm 2017 tại Đà Nẵng. Ngay trong bài phát biểu đầu tiên của mình, ông cũng đã điểm qua một chút về lịch sử Việt Nam, khơi gợi trong đó ý nghĩa sâu xa về một dấu ấn khó quên của lịch sử dân tộc.
"Tại Mỹ, cũng như bất kỳ quốc gia nào đã giành được chủ quyền và phải bảo vệ chủ quyền, chúng tôi hiểu rằng, không có gì quý hơn quyền được ra đời, quyền độc lập và quyền tự do...Đó chính là những cảm xúc bỏng cháy trong trái tim mọi nhà ái quốc và mọi dân tộc. Chủ nhà Việt Nam hiểu được cảm xúc này không chỉ từ 200 năm trước mà từ 2.000 năm. Đó là vào năm 40 sau CN khi Hai Bà Trưng thức tỉnh tinh thần của người dân trên đất nước này. Đó cũng là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đòi độc lập và phẩm giá của mình."
''Truyện Kiều'' được xem như là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn".
Sinh thời, Nguyễn Du từng đau đớn thốt lên rằng:
"Ba trăm năm nữa ta đâu biết.
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?"
Nhưng ông đâu biết rằng Truyện Kiều của ông giờ đây đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và giá trị nghệ thuật để thành cầu nối ngoại giao văn hóa vô cùng tự hào. Ngày mai, cả thế giới sẽ hướng con mắt dõi về Hà Nội, nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên. Một cuộc chiến kéo dài gần 70 năm liệu rằng có thể kết thúc.
Chính người Mỹ đã từng đặt ra tham vọng biến Hà Nội quay về "thời kỳ đồ đá" và ngày mai Hà Nội sẽ là tâm điểm toàn cầu của hòa bình hữu nghị chân thành.
Như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng nói:
"Cuối cùng, chúng ta đừng quên rằng, trên thế giới có rất nhiều nơi chốn, nhiều ước mơ và nhiều con đường. Nhưng, trên khắp thế giới sẽ chẳng nơi nào giống như nhà mình."
Việt Nam chính là nhà của chúng ta. "Trong mấy nghìn năm ta chôn rau cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này". Một chút tự hào và chút hy vọng vào tương lai của đất nước, của hào khí Đông Á, của ý chí quật cường mãi mãi không bao giờ vơi cạn trong mỗi người Việt Nam.
Nguồn: Lê An - Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam (The history of Vietnam)
 
Top Bottom