Lập nhóm lí 11

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vin_loptin

hic , tìm mãi chả có cái đề nào, mình post đề lên tiếp vậy^^!
vì vừa vào năm nên mọi người làm thử bài này nhé
tại 3 đỉnh của 1 tam giác đều , người ta đặt 3 điện tích giống nhau [tex]q_1=q_2=q_3=q=6.10^{-7} C[/tex].Hỏi phải đặt điện tích thứ tư [tex]q_0[/tex] ở đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.
 
Last edited by a moderator:
M

myvan22

Tính lực tương tác tĩnh điện giữa một êlectron và một prôtôn nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10-9 cm. Coi êlectron và prôtôn như những điện tích điểm

* 9,216.10-12N.
* 9,216.10-8N.
* 9,216.10-4N.
* Không xác định được vì không biết điện tích của prôtôn và êlectron

không hĩu tính nàm sao mà ra hay dậy. Mình tính mà hổng ra!!!!!!
Bài nì rất dễ, có pạn đã thưởng tình chỉ dạy, nhưng vì đầu óc hậu đậu nên mãi vẫn chưa nhận ra chân lí!!!!!!!!!!
 
V

vin_loptin

điện tích của electron là [tex] -1,6.10^{-19}[/tex] , [tex]1,6.10^{-19}[/tex] là điện tích của proton
áp dụng công thức tính lực tương tác [tex]F=k.\frac{|q_1q_2|}{r^2}[/tex] rồi thế số vào tính là ra bạn ạ
 
Last edited by a moderator:
V

vin_loptin

Vì lý do mạng bèo bọt ko học nhóm dc cùng mọi người nên mình đóng góp chút lý thuyết:
Khảo sát sự cân bằng của một điện tích
Khi một điện tích cân bằng đứng yên ,lực tổng hợp tác dụng lên điện tích thoả điều kiện :
[tex]\large\rightarrow_{F}=\large\rightarrow_{F_1}+\large\rightarrow_{F_2}+…....=\large\rightarrow_{0}[/tex]
Phương trình vectơ trên thường được khảo sát theo một trong hai cách:
- Cộng lần lượt các vectơ theo quy tắc hình bình hành , đưa hệ lực tác dụng lên điện tích về còn hai lực. Hai lực này phải trực đối nhau( cùng giá , ngược chiều , cùng độ lớn).
- Phương pháp hình chiếu trên các trục toạ độ :
[tex]\left\{\begin{F_x=F_{1x}+F_{2x}+….......=0}\\{F_y=F_{1y}+F_{2y}+….......=0}[/tex]
=>[tex] F= \sqrt{F^2_x + F^2_y}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
D

duckiencb

hic , tìm mãi chả có cái đề nào, mình post đề lên tiếp vậy^^!
vì vừa vào năm nên mọi người làm thử bài này nhé
tại 3 đỉnh của 1 tam giác đều , người ta đặt 3 điện tích giống nhau [tex]q_1=q_2=q_3=q=6.10^{-7} C[/tex].Hỏi phải đặt điện tích thứ tư [tex]q_0[/tex] ở đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.

Tổng hợp F12 ,F13 tại đỉnh của q1 là 1 vectơ huớng ra xa q1, đi qua tâm của tam giác. vậy muốn cho hệ cân bằng thì fải có 1 q0 ở tâm tam giác, có điện tích là -.
 
D

duckiencb

Vì lý do mạng bèo bọt ko học nhóm dc cùng mọi người nên mình đóng góp chút lý thuyết:
Khảo sát sự cân bằng của một điện tích
Khi một điện tích cân bằng đứng yên ,lực tổng hợp tác dụng lên điện tích thoả điều kiện :
[tex]\large\rightarrow_{F}=\large\rightarrow_{F_1}+\large\rightarrow_{F_2}+…=\large\rightarrow_{0}[/tex]
Phương trình vectơ trên thường được khảo sát theo một trong hai cách:
- Cộng lần lượt các vectơ theo quy tắc hình bình hành , đưa hệ lực tác dụng lên điện tích về còn hai lực. Hai lực này phải trực đối nhau( cùng giá , ngược chiều , cùng độ lớn).
- Phương pháp hình chiếu trên các trục toạ độ :
[tex]\left\{begin{F_x=F_{1x}+F_{2x}+….=0}\\{F_y=F_{1y}+F_{2y}+…=0}[/tex]
=>[tex] F= \sqrt{F{x \choose 2} + F{y \choose 2}[/tex]
fụ hoạ thêm tí kiến thức lớp 10 về các lực, như hấp dẫn , trọng lực, quy tắc hợp lực song song cũng nên chú ý .
 
V

vin_loptin

Mình post đề lên tiếp vậy !
Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mỗi quả có điện tích q khối lượng m=10g , treo bời 2 dây cùng chiều dài l=30cm vào cùng một điểm. Giữ quả cầu I cố định theo phương thẳng đứng , dây treo quả cầu II sẽ lệch góc [tex]\alpha = 60 ^o[/tex] so với phương thẳng đứng. Cho g=10m/s^2.Tìm q ?
 
H

hoangphe

BÀI HAY NÈ
Cho 2 quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau được treo ở 2 đầu 2 sợi dây cùng chiều dài, 2 đầu kia mắc vào cùng 1 điểm. Cho 2 quả cầu tích điện bằng nhau. lucs cân bằng chúng cách nhau 1 khoảng r=6,35cm. Chạm tay vào 1 trong 2 quả cầu. Hãy tính khoảng cách giữa 2 quả cầu sau khi đạt vị trí cân bằng mới. giar thiết chiều dài của dây khá lớn so với khoảng cách của 2 quả cầu lúc cân bằng.
 
D

doremon.

Bài này tớ nghĩ ta chỉ cần xét 1 quả cầu là được
tan60=[tex]\frac{kq^2}{\frac{mglsin60}[/tex]
 
M

messitorres9

Mình post đề lên tiếp vậy !
Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mỗi quả có điện tích q khối lượng m=10g , treo bời 2 dây cùng chiều dài l=30cm vào cùng một điểm. Giữ quả cầu I cố định theo phương thẳng đứng , dây treo quả cầu II sẽ lệch góc [tex]\alpha = 60 ^o[/tex] so với phương thẳng đứng. Cho g=10m/s^2.Tìm q ?
Quân ko bik vẽ hình trên đây nên mọi người thông cảm nha.
Đầu tiên, ta có thể thấy tam giác giữa 2 điện tích và điểm mốc là tam giác đều( vì tam giác cân có 1 góc 60 độ).
Do đó, [TEX]r=l=30cm[/TEX]
Vì thế: [TEX]F_d=k\frac{q^2}{l^2}[/TEX]
Vì tính chất đồng dạng giữa góc với góc cho nên về độ lớn thì [TEX]F_d=F=P[/TEX]
\Rightarrow [TEX]mg=k\frac{q^2}{l^2}[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]q^2=\frac{mgl^2}{k}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]q=l{\sqr{\frac{mg}{k}}=10^{-6}C[/TEX]
Lại giải 1 bài của Vin nữa rùi( ngại ghê:D)
 
Last edited by a moderator:
K

kindaichi184

kíu kíu !!! các bạn giải giúp mình bài lí này với :
hai vật khối lượng [TEX]m_1=2[/TEX]kg,[TEX]m_2=6[/TEX]kg ddược vắt qua hai ròng rọc nhờ một sợi dây ko giãn khối lượng ko đáng kể. ròng rọc một bán kính [TEX]R_1=10cm, [/TEX] momen quán tính đối với trục quay là [TEX]I_1=0,5(kg.m^2)[/TEX] . ròng rọc 2: [TEX]R_2=20cm[/TEX], [TEX]I_2=1(kg.m^2)[/TEX] lấy g=10([TEX]m/s^2[/TEX]). tính gia tốc mỗi vật và gia tốc góc của mỗi ròng rọc .
cố gắng giúp mình nhé.thanks!
 
M

messitorres9

BÀI HAY NÈ
Cho 2 quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau được treo ở 2 đầu 2 sợi dây cùng chiều dài, 2 đầu kia mắc vào cùng 1 điểm. Cho 2 quả cầu tích điện bằng nhau. lucs cân bằng chúng cách nhau 1 khoảng r=6,35cm. Chạm tay vào 1 trong 2 quả cầu. Hãy tính khoảng cách giữa 2 quả cầu sau khi đạt vị trí cân bằng mới. giar thiết chiều dài của dây khá lớn so với khoảng cách của 2 quả cầu lúc cân bằng.
Bài này nghĩ mãi và cũng nhờ gợi ý của 1 số thành viên trong nhóm mới ra đấy.
Ta có, khi chưa chạm tay thì: [TEX]F_1=k\frac{|q_1q_2|}{r^2}[/TEX]
Sau khi chạm tay vào thì [TEX]q_2[/TEX](q nào cũng đc hết) mất đi làm lực chỉ còn[TEX]F_2=\frac{F_1}{2}[/TEX], mà biểu thức tính lực F2 như sau:
[TEX]F=k\frac{q1^2}{4r^2}[/TEX]
Lấy [TEX]F_1[/TEX] chia cho [TEX]F_2[/TEX], ta đc:
[TEX]\frac{4r'^2}{r^2}=\frac{F_1}{F_2}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]4r'^2=2r^2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]r'=\sqr{2}.r[/TEX].
Thay r vào ta tính đc, đó là cách của mình còn cách của các bạn ra sao nếu thấy khác thì nhớ posst lên xem thử nhá.
 
V

vin_loptin

[tex]tan w_1=\frac{F_1}{mg}=\frac{kq^2}{mgr^2}=\frac{r}{2}l (1) [/tex]
Sau khi chạm tay vào :
[tex]tan w_2 =k\frac{q^2}{4mga’^2}=\frac{a }{2}l (2)[/tex]
từ (1) và (2) , chia vế theo vế => [tex]\frac{tanw_1}{tanw_2}=\frac{4a’^2}{r^2}=\frac{r}{a’}[/tex]
=>[tex] a’^3 ={r^3 }{4}=>a’=\frac{r}{3_sqrt{4}}=\frac{6.35}{3_sqrt{4}}[/tex]
với [tex]w_1,w_2[/tex] là [tex]\frac{1}{2}\alpha ,\beta[/tex] với [tex]\alpha,\beta[/tex] là góc dc tạo bởi 2 sợi dây dài trứơc và sau khi chạm tay vào quả cầu.
với a là khoảng cách giữa 2 quả cầu sau khi chạm tay vào
 
Last edited by a moderator:
V

vin_loptin

Bài này nghĩ mãi và cũng nhờ gợi ý của 1 số thành viên trong nhóm mới ra đấy.
Ta có, khi chưa chạm tay thì: [TEX]F_1=k\frac{|q_1q_2|}{r^2}[/TEX]
Sau khi chạm tay vào thì [TEX]q_2[/TEX](q nào cũng đc hết) mất đi làm lực chỉ còn[TEX]F_2=\frac{F_1}{2}[/TEX], mà biểu thức tính lực F2 như sau:
[TEX]F=k\frac{q1^2}{4r^2}[/TEX]
Lấy [TEX]F_1[/TEX] chia cho [TEX]F_2[/TEX], ta đc:
[TEX]\frac{4r'^2}{r^2}=\frac{F_1}{F_2}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]4r'^2=2r^2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]r'=\sqr{2}.r[/TEX].
Thay r vào ta tính đc, đó là cách của mình còn cách của các bạn ra sao nếu thấy khác thì nhớ posst lên xem thử nhá.
gần đúng thôi quân ạ
[tex]\frac{F_1}{F_2}[/tex] chưa chắc bằng 2 đâu
 
V

vin_loptin

Hai quả cầu nhỏ giống nhau khối lượng riêng [tex]D_1[/tex] đựơc treo bằng 2 dây nhẹ cùng chiều dài vào cùng một điểm . Cho 2 quả cầu nhiễm điện giống nhau , chúng đẩy nhau và các dây treo hợp góc [tex]\alpha_1[/tex]. Nhúng hệ vào chất điện môi lỏng có khối lượng riêng [tex]D_2[/tex] , góc giữa 2 dây treo là [tex]\alpha_2 < \alpha_1[/tex].
a) Tính [tex]\epsilon[/tex] của điện môi theo [tex]D_1, D_2, \alpha_1, \alpha_2[/tex]
b) Định [tex]D_1[/tex] để [tex]\alpha_1=\alpha_2[/tex]
 
H

hoangphe

BÀI HAY NÈ
Cho 2 quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau được treo ở 2 đầu 2 sợi dây cùng chiều dài, 2 đầu kia mắc vào cùng 1 điểm. Cho 2 quả cầu tích điện bằng nhau. lucs cân bằng chúng cách nhau 1 khoảng r=6,35cm. Chạm tay vào 1 trong 2 quả cầu. Hãy tính khoảng cách giữa 2 quả cầu sau khi đạt vị trí cân bằng mới. giar thiết chiều dài của dây khá lớn so với khoảng cách của 2 quả cầu lúc cân bằng.
Khi chạm tay vào 1 trong 2 quả cầu thì quả cầu đó bị mất điện. Chúng trở lại vị trí ban đầu và đc nhiễm điện do tiếp xúc. \Rightarrow[tex]q_2=\frac{q_1}{2}[/tex]
Chiếu lên hệ trục toạ độ Oxy
(Chú ý: Do chiều dài của dây khá lớn so với khoảng cách ban đầu nên tanx có thể coi như =sinx ; x là góc giữa dây và phương thẳng đứng)
Các bạn thử làm xem nhé.
KQ của mình là xấp xỉ 4 (0 chắc lắm nên phải post lên để hỏi. có ai có ĐS thì đưa lên nha)
 
V

vin_loptin

[tex]tan w_1=\frac{F_1}{mg}=\frac{kq^2}{mgr^2}=\frac{r}{2}l (1) [/tex]
Sau khi chạm tay vào :
[tex]tan w_2 =k\frac{q^2}{4mga’^2}=\frac{a }{2}l (2)[/tex]
từ (1) và (2) , chia vế theo vế => [tex]\frac{tanw_1}{tanw_2}=\frac{4a’^2}{r^2}=\frac{r}{a’}[/tex]
=>[tex] a’^3 ={r^3 }{4}=>a’=\frac{r}{3_sqrt{4}}=\frac{6.35}{3_sqrt{4}}[/tex]
với [tex]w_1,w_2[/tex] là [tex]\frac{1}{2}\alpha ,\beta[/tex] với [tex]\alpha,\beta[/tex] là góc dc tạo bởi 2 sợi dây dài trứơc và sau khi chạm tay vào quả cầu.
với a là khoảng cách giữa 2 quả cầu sau khi chạm tay vào
hoangphe ơi mình giải rồi nè, xem hộ có đúng ko
ko thấy bài giải của mình à :(
 
M

messitorres9

Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom