Lập dàn ý

L

lolipop99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)anh ơi anh thử lập cho em cái dàn bài triển khai ý II của thầy ninh: t nú có lòng yêu thương nhân dân, trung thành với các mạng, gan góc, táo bạo và ý V: t nú có lòng căm thù giặc sau sắc
anh ơi em đọc 2 ý đó và nên ghi vào giấy nháp như thế nào ạ
2) anh ơi sau ghi ghi ra giấy nháp dàn ý xong khi đọc tài liệu của thầy ninh, thì em nên làm gì fddeer trở thán` 1 bài văn hoàn chỉnh ạ
 
H

hocmai.nguvan

1. Em có thể tham khảo cách "gạch ý" như sau:
* Ý lớn II:[FONT=&quot]Tnú có lòng yêu thương nhân dân, trung thành với Cách Mạng, gan góc, táo bạo.
- Tnú có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm, gắn bó mật thiết với từng mảnh đất quê hương.
+ Tnú luôn nhớ về tiếng chày giã gạo ở buôn làng trong suốt khoảng thời gian xa nhà đi kháng chiến.
+ Tnú rất xúc động khi rửa mặt ở con nước đầu làng.
- Từ tình yêu quê hương, Tnú đi theo Cách mạng, trở thành cán bộ Cách mạng với sự gắn bó, trung thành với Cách mạng
+ Một lòng yêu quý, bảo vệ, nuôi dấu cán bộ cách mạng
+ Gan góc, quả cảm luôn gương mẫu đi đầu và vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

* Ý V: Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc

- Thể hiện tập trung nhất qua cảnh Tnú phải chứng kiến cảnh gia đình bị giặc tra tấn dã man, cảnh đôi tay Tnú bị tẩm nhựa xà nu cháy rực như 10 ngọn đuốc
- Tnú đã trở thành người chỉ huy đội du kích của làng, rồi gia nhập quân đội giải phóng


Sau khi gạch ý (kèm theo các dẫn chứng), em bắt đầu diễn đạt lại các ý đó theo cách hiểu, cách hành văn của em. Có thể nó chưa hay, chưa trôi chảy, gọn gàng như bài văn của thầy nhưng qua đó, em được thực hành, hiểu sâu thêm nội dung tác phẩm đồng thời được nâng cao kĩ năng hành văn và diễn đạt. Nỗ lực luyện tập thường xuyên, anh tin khả năng viết của em sẽ có những bước tiến.

Thân ái.


[/FONT]
 
L

lolipop99

Ý V: Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc
- Thể hiện tập trung nhất qua cảnh Tnú phải chứng kiến cảnh gia đình bị giặc tra tấn dã man, cảnh đôi tay Tnú bị tẩm nhựa xà nu cháy rực như 10 ngọn đuốc
- Tnú đã trở thành người chỉ huy đội du kích của làng, rồi gia nhập quân đội giải phóng
anh ơi những cái gạch đầu dòng đều là những cái dẫn chứng trong tác phẩm, bây h hết cái để viết rồi mà anh, làm sao mà diễn đạt thêm được nữa ạ
 
H

hocmai.nguvan

Chào lolipop99

Đúng như em nhận thấy, các ý nhỏ của luận điểm chứng minh cho lòng căm thù giặc của Tnú nêu trên kia đều đã là các sự kiện, chi tiết (dẫn chứng) trong tác phẩm chứ không phải là những luận điểm nhỏ. Vậy thì em hãy phân tích để làm rõ ý nghĩa của các chi tiết, sự kiện đó. Anh có thể ví dụ nhé:
- Phân tích cảnh gia đình Tnú bị tra tấn em cần chỉ rõ các hành động tàn bạo của kẻ thù, nỗi đau đớn cùng cực của vợ con Tnú và của chính bản thân anh (nỗi đau phải chứng kiến những người thân yêu bị đánh đập, hành hạ dã man, nỗi đau đớn khi 10 đầu ngón tay bị đốt cháy ...) từ đó làm nổi bật lòng căm hờn của nhân vật.
Nếu cần nâng cao, em có thể khái quát lên bi kịch của gia đình Tnú không chỉ là bi kịch mang tính cá nhân mà còn thể hiện nỗi đau chung của những người dân dưới gót sắt tàn bạo quân thù, thể hiện một thực tế nghiệt ngã: dù có mạnh mẽ, dũng cảm, có lòng căm thù giặc đến đâu Tnú cũng không thể cứu được vợ con mình bởi kẻ thù đông đảo và được trang bị vũ khí hiện đại (làm tiền đề để cụ Mết khái quát thành chân lí của thời đại: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo).

Đó là một vài gợi ý của anh về cách làm bài. Em có thể dành thời gian đọc kĩ lại tài liệu của thầy cũng như những tài liệu tham khảo khác (nhất là những bài văn hoàn chỉnh) nhé.

Thân ái.
 
L

lolipop99

1)anh ơi anh chỉ bảo đọc ý chính rồi lập dàn bài, sao bây h anh lại bảo đọc kĩ tai liệu của thầy ạ
2) anh ơi, mỗi bài giảng thì phải đọc hết những tài liệu bài giảng của thầy cho đính kèm ạ, khi đọc xong thì mới được chuyển sang bài khác ạ
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

1)anh ơi anh chỉ bảo đọc ý chính rồi lập dàn bài, sao bây h anh lại bảo đọc kĩ tai liệu của thầy ạ

Em vẫn chưa hiểu ý anh. Việc lập dàn bài là để em nhớ những luận điểm chính yếu của bài viết, tránh việc học thuộc lòng toàn bộ tài liệu vừa dài, vừa không cần thiết. Tuy nhiên, với dàn ý đã lập, khi bắt tay viết bài văn hoàn chỉnh, em cần phải phân tích các dẫn chứng (từ tác phẩm), lập luận, triển khai hệ thống ý để làm rõ các luận điểm đã nêu ra. Nếu em chưa biết cách để phân tích, triển khai ý thì nên đọc kĩ lại tài liệu của thầy để tham khảo CÁCH thầy phân tích, dẫn dắt vấn đề.
Tóm lại, từ tài liệu của thầy, em cần chắt lọc được hệ thống ý (luận điểm) chính của bài viết đồng thời, học luôn CÁCH trình bày bài, CÁCH phân tích, triển khai ý, CÁCH sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, giàu hình ảnh. Mà để học được những điều đó, tất nhiên, em phải đọc kĩ tài liệu của thầy.

2) anh ơi, mỗi bài giảng thì phải đọc hết những tài liệu bài giảng của thầy cho đính kèm ạ, khi đọc xong thì mới được chuyển sang bài khác ạ

Đọc hết tài liệu đính kèm là điều cần thiết song không nhất thiết phải đọc hết toàn bộ tài liệu bài này xong mới được chuyển qua bài khác. Em có thể học các bài giảng nào em thấy mình còn chưa nắm chắc nội dung, những tác phẩm em thích ... Tuy vậy, anh khuyên em nên học chắc, học kĩ, học gọn từng bài một.

Đôi lời chia sẻ. Mong em học tốt.

Thân ái.
 
L

lolipop99

1)anh ơi thế nếu trong tài liệu bài giảng của thầy không có trong đề thi đại học thì phải làm sao ạ, lucs đó thì minh sẽ không biết đề văn này phải có những ý thế nào hợp với thang điểm anh ạ
2) anh ơi thế đọc kĩ tài liệu để lắm được cách phân tich của thầy, anh ơi em cũng đọc nhưng mà chẳng biết có cần học thuộc cách phân tich ko, hay chỉ cần đọc thôi là mình tự biết phân tích, hay là phải làm thế nào ạ
kính gửi anh họcmai.nguvan
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom