Địa La bàn - Hướng về những miền đất lạ

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHẦN 1: TRONG CHIẾC HỘP LÀ MẶT HOA THỊ
Kim và mặt hoa thị
la-ban.gif

"Chiếc hộp nhỏ" (tiếng Ý: bossola) - đó là nguồn gốc của chữ la bàn. Song kho báu lại là cái nằm bên trong: một chiếc kim bằng sắt, không bao giờ rời hướng Bắc. Không có nó thì không có những chuyến đi vòng quanh thế giới hay những chuyển thám hiểm nổi tiếng trong lịch sử.
La bàn cổ xưa nhất được phát minh ở Trung Quốc và chỉ để xác định hướng Nam. Tuy nhiên nó chỉ được dùng để bói toán. Về sau La bàn được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng hải ở thời nhà Tống để chỉ hướng, việc mà trước đó thường dựa vào việc xem thiên văn. Còn loại la bàn quen thuộc với thủy thủ được phát minh tại châu Âu thế kỷ XII kèm theo chiếc măt hoa thị được vẽ bằng compa, nó được gọi là la bàn đi biển.

Bên trong chiếc hộp....
Từ khi được phát minh vào cuối thời Trung cổ (chúng ta đang nói về những chiếc la bàn trên biển của Châu Âu được thiết kế tỉ mẩn và có độ chính xác cao hơn so với Trung Quốc) đến những cuộc cách tân công nghệ thế kỉ XIX, chiếc la bàn không hề có thay đổi: mọt chiếc hộp bằng gỗ tròn hoặc vuông, có nắp kính để tránh tác động của không khí. Bên trong, một chiếc mặt hoa thị chuyển động tự do trên mũi nhọn của chiếc cọc bằng đồng ở chính giữa hộp. Trên một trong các mặt của hộp phủ bìa trắng, có một cái cựa bằng kim loại: đó là đường tin. Nhờ có tiêu điểm đó đặt ở mũi tàu, người lái có thể giữ được đúng hướng. Nhìn vào mặt phân độ của hoa thị, kết hợp với đường tin, mà người ta có hướng đi theo la bàn, nghĩa là góc giữa hướng đi của tàu và trục bắc nam của kim nam châm.

*Có thể bạn chưa biết:
  • Trên những chiếc la bàn của châu Âu cổ xưa, hướng Bắc được biểu thị băng bông hoa huệ. Tại sao vậy? Đó là do truyền thống từ thời Trung cổ: Vương quốc Naples thuộc dòng họ Anjou rất ưa khắc bông huệ lên gia huy. Ngày nay, một vài xưởng điêu khắc Naples vẫn giữ biểu trưng đó.
    images.png4054d1bc78950f5ef837ba57fd7461c4.jpg
Bông huệ
phan-tich-tac-pham-ro-bin-xon-ngoai-dao-hoang-1.jpg

Người ta kể rằng vào thế kỉ XVIII, một nhà hàng hải Pháp bị lạc trong những biển xa lạ đã đổ bộ lên một hòn đảo mà thổ dân có xăm lên mình bông hoa huệ. Nhớ đến biểu trưng của nước mẹ, ông ta ngỡ là mình được cứu thoát và về với một dân tộc trung thành với nước Pháp. Nhưng ông ta đã sớm thất vọng khi biết rằng nơi này không phải thuộc địa của Pháp và những thổ dân này không hề biết đất nước xa lạ đó, họ chỉ bắt chước hình vẽ trên một chiếc la bàn bị trôi dạt cùng sóng biển....
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
PHẦN 2: TRÊN VÀ DƯỚI MẶT HOA THỊ
Chiếc kim gắn ngầm dưới mặt hoa thị làm nó chuyển động. Nó vốn là một mũi nhọn mà mặt hoa thị hoặc kim nam châm có thể nằm cân bằng trên đó, tùy thời và nhà sản xuất mà có những hình dạng khác nhau. Mặt hoa thị cần nhất là phải nhẹ để không cản trở sự chuyển động.
kim.PNG

Trên những la bàn cổ xưa, đặt bên trên những chiếc kim ấy không phải là một mảnh nhỏ làm từ đá nam châm với 2 màu sơn như ta thường thấy hiện nay, mà là cả một đĩa tròn với bề mặt được dán một lớp giấy (thường là giấy da cừu), trên đó vẽ vòm chân trời và bốn phương. Khi đó người ta đọc mặt phân độ bắt đầu từ hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ. 360 độ của chu vi đường tròn địa cầu được thay bằng 32 (thời xưa người ta gọi đó là rhumbs, tiếng Hà Lan có nghĩa là "không gian").

Người ta không biết những chiếc la bàn cổ xưa như thế nào, đơn giản vì thời đó người đi biển thường giữ bí mật về la bàn và bản đồ đi biển như giữ kho báu vậy. Từ thế kỉ 15 trở đi mới xuất hiện danh mục những mặt hàng chuyên dùng đi biển. Những thợ làm ngà và mặt hoa thị ở Pháp rất tự hào về những chiếc la bàn tốt nhất của mình. Những chiếc la bàn lưu hành được sản xuất từng bộ phận riêng và lắp ráp ngay ở bến cảng, ví dụ như chiếc la bàn "Charles Picard" lắp ráp ở Saint Malo.
Charles Picard.jpg

* Mặt hoa thị thời xưa thường đuọc trang trí bằng chân dung phụ nữ hoặc những thủy thủ mang các dụng cụ hàng hải như ống nhòm, đồng hồ cát....

Vài nét về sự phát triển của la bàn
La bàn đi biển không ngừng được hoàn thiện qua các thời đại. Ngay từ thế kỉ 16, một số la bàn đã gắn khớp cacđăng,: Hộp được lắp thêm một cái khung đặt tự do trên 2 cựa bằng kim loại. Trạng thái treo như vậy giữ cho la bàn luôn ngang bằng dù tàu lắc lư nghiêng ngả. Vào thế kỉ 19, người ta sáng chế ra la bàn nước, có mặt hoa thị bằng mica hoặc đồng mỏng nổi trên một hỗn hợp nước và rượu. Đầu thế kỉ 20 chấm dứt kỷ nguyên của la bàn từ bằng sự ra đời của la bàn con quay: một dòng điện điều khiển một cái trụ xoay tròn luôn chỉ hướng bắc. La bàn con quay cực kỳ chính xác.

Hình ảnh mô tả la bàn có khung cac đăng...
compass.PNG
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
PHẦN 3: TỪ MANHETIT ĐẾN TỪ TÍNH
Manhetit, người ta gọi như vậy từ thời thượng cổ do có những mỏ sắt ở gần Magnésie (bắc Hy lạp), còn gọi là "đá nam châm". Mỏ sắt từ này, hình thành cách đây hàng triệu năm, dùng để chế nam châm cho la bàn. Nó được bán với giá rất đắt, mỗi thuyền trưởng đều giữ bo bo như cách bạn giữ người yêu, và cũng tự hào như cách các bạn nói về người yêu của mình vậy. Tuy nhiên họ chẳng biết cóc khô gì về công dụng của nó và quy luật của từ tính Trái Đất cả.
Quang_manhetit_Fe3O4.jpg.jpg

Về lịch sử và tính chất của nam châm học lý có hết nên không mất công nói lại nữa. Những người Trung Hoa gọi đá nam châm như vậy vì họ phát hiện ra tính chất của nó 1000 năm có lẻ trước Công nguyên. Đi tiên phong trước những con tàu phương Tây rất nhiều, và thuyền của người Hoa có mang theo nó thì mới dám thò mặt ra Đại Tây Dương.
compass_china.jpg
Thực ra với ưu thế biết sử dụng nam châm trước thì các thủy thủ Tàu hoàn toàn có thể gọi thủy thủ Châu Âu hay cả dân Viking là lũ lom dom. Thế rồi sau đó, có chuyện kể rằng một thương nhân người Ý đã nghĩ đến việc hợp nhất kim nam châm của Trung Hoa và la bàn nguyên thủy của A rập. Nhưng chưa có ai chắc chắn về câu chuyện đó, người ta chỉ biết rằng việc sử dụng la bàn được phổ biến ở Châu Âu vào thế kỉ 13.
 
Last edited:
Top Bottom