Sử 12 Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: bài này được viết nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2019). Ngày kỷ niệm này trùng vào ngay dịp Tết Nguyên đán 2019 nên mục đích của người viết là: ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các mốc thời gian chủ yếu; bài này cũng là cơ hội để một số bạn ôn thi lịch sử 9 (hay lịch sử 12) ôn lại để nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhằm đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.....

a. Hoàn cảnh ra đời
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam phát triển rộng khắp vì lòng yêu nước sâu sắc, có hấp thụ một phần những ý tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin về giải phóng dân tộc. Chúng ta nhớ lại bài cũ là, xã hội Việt Nam biến chuyển mạnh vào đầu thế kỷ XX (khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp) dẫn đến hình thành các tầng lớp, giai cấp mới - nổi bật là giai cấp công nhân. Công nhân phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, chuyển phương pháp đấu tranh từ tự phát sang tự giác (bãi công Ba Son 1925), tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lenin về giải phóng dân tộc du nhập sâu vào quần chúng thông qua vai trò to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925)
- Các tổ chức Cộng sản ra đời tạo điều kiện cho đấu tranh của công nhân, nông dân và các giai tầng khác phát triển mạnh mẽ: Chi bộ Cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929, nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội), Đông Dượng Cộng sản Đảng (tháng 6/1929, nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 8/1929 tại nhà số 1 đường Fillipini, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh)), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929, Trung Kỳ). Nhưng do chịu ảnh hưởng từ thực tế phong trào đấu tranh của nhân dân và tác động của Quốc tế Cộng sản, các tổ chức đảng mâu thuẫn với nhau về đường lối cách mạng
=> đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng thống nhất. Nguyễn Ái Quốc nhận thức được điều này nên đã tổ chức cuộc họp kín với các đại diện các tổ chức đảng nhằm thống nhất đường lối, thành lập Đảng duy nhất
b. Diễn tiến và những nội dung chính
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu các tổ chức đảng vao cuộc họp kín tại Hương Cảng (một tô giới của Anh tại Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản (hay các tổ chức đảng). Hội nghị họp rất căng thẳng vì các đại biểu tranh luận quyết liệt các vấn đề do Nguyễn Ái Quốc đưa ra. Cuối cùng, Hội nghị kết luận:
+ Hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ, Lời kêu gọi). Do Hội nghị được tổ chức bí mật và địa vị pháp lý của Đảng chưa được công nhận, nên cương lĩnh đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ
bai-phat-thanh-ki-niem-ngay-thanh-lap-dang-600-1140x526_c.jpg

Hội nghị được tổ chức đầu năm 1930. Theo biên bản họp của Nguyễn Ái Quốc, ngày thành lập Đảng là 6/1/1930. Về sau, Đại hội III của Đảng (1960) thống nhất lấy ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng
- Nội dung chính của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
+ làm cuộc cách mạng tư sản dân quyền nhằm đánh đổ phong kiến và thực dân, lập chính quyền công nông binh; chia ruộng đất cho dân nghèo; phổ cập giáo dục và nam nữ bình quyền (cách mạng theo đúng trình tự: phong kiến - tư sản - cộng sản chủ nghĩa)
+ lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân. Đảng ra sức lôi kéo các giai tầng khác tham gia cách mạng như trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản
+ phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng
+ lãnh đạo: giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản
+ phát huy tinh thần đoàn kết giữa vô sản Việt Nam với vô sản thế giới
* Nhiệm vụ chính: chống đế quốc kết hợp chống phong kiến (theo từng thời kỳ cách mạng), nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn là mâu thuẫn dân tộc (dân tộc Việt Nam >< đế quốc) và mâu thuẫn giai cấp (nông dân >< địa chủ phong kiến); trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu
=> Cương lĩnh chính trị nhấn mạnh việc kết hợp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Phương pháp đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị (lúc này đấu tranh vũ trang chưa được xem trọng, nếu có cũng chỉ là hỗ trợ thôi)

- Cuối tháng 10/1930, Đảng họp một Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ở Hồng Kông từ 14 đến 30/10/1930. Hội nghị này do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, thảo luận rất nhiều về các văn kiện Đảng đầu tiên. Cuối cùng, Hội nghị quyết định từ bỏ đường lối trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với lý do: chủ trương của Hội nghị hiệp nhất có nhiều điểm không đúng với chủ trương của Quốc tế Cộng sản (lý do chính: tả khuynh trong Quốc tế Cộng sản hoạt động rất mạnh), lấy cớ rằng kế hoạch của Nguyễn Ái Quốc sơ sài và không đúng chủ trương của Quốc tế Cộng sản - và Đảng Cộng sản Việt Nam chưa cho nhóm họp lại lần nào
Với nguyên cớ này, Hội nghị tháng 10/1930 quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. Trần Phú được cử làm Tổng bí thư đầu tiên, thay thế Ủy viên lâm thời của Đảng là Trịnh Đình Cửu
- Nội dung chính của Luận cương chính trị:
+ xác định cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
+ lực lượng cách mạng: nông dân và công nhân là chủ yếu; công nhân lãnh đạo cách mạng
+ Nhiệm vụ chính: chống đế quốc kết hợp chống phong kiến
+ phương pháp giành chính quyền là khởi nghĩa vũ trang
=> Luận cương chính trị nhấn mạnh đấu tranh giai cấp là chủ yếu; không tập hợp mọi lực lượng như Cương lĩnh chính trị Nguyễn Ái Quốc

Tran%20Phu.jpg
 
Top Bottom