Sử 12 Kinh tế Nhật Bản

Lê Thị Bích Hiền

Học sinh
Thành viên
14 Tháng chín 2021
130
200
21
14
Cà Mau
Tân lợi

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 - 2000
Lê Thị Bích Hiền Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
- Sau CTTG II, kinh tế bị tàn phá, thiệt hại nặng nề, bị Mĩ chiếm đóng − SCAP
thực hiện ba cuộc cải cách lớn
1. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế (giải tán các “Daibátxư”)
2. Cải cách ruộng đất
3. Dân chủ hóa lao động
- 1950-1951 : kinh tế được khôi phục và đạt mức trước chiến
tranh (Nguyên nhân: Dựa vào nỗ lực của bảng thân & viện trợ
của Mĩ )
* 1952-1973
- 1952-1960: kinh tế phát triển nhanh
- 1960-1973: kinh tế phát triển “thần kì”
Nguyên nhân:
+ Con người là nhân tố quyết định hang đầu
+ Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
+ Các công ti năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật
+ Chi phí quốc phòng thấp
+ Các yếu tố bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ,…
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Lãnh thổ hẹp , nghèo tài nguyên
+ Cơ cấu kinh tế ( ngành, vùng) thiếu cân đối
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ,Tây Âu, Trung Quốc,.v.v.
* 1973-1991
- Khủng hoảng suy thoái ngắn ( khủng hoảng năng lượng)
- Nửa sau những năm 80, NB vươn lên thành siêu cường tài
chính số một thế giới
* 1991-2000
Là một trong ba trung tâm tài chính – kinh tế lớn nhất thế giới
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn

Chúc bạn ngày mới tốt lành!
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 - 2000
Lê Thị Bích Hiền- CTTG II để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề:
+ Gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…
+ Bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952) nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
-Từ năm 1950-1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
Từ năm 1952-1973
-Từ năm 1952 đến 1960: có bước phát triển nhanh.
- Từ năm 1960 đến 1973: giai đoạn phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD.
- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
-Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Từ năm 1991-2000
*Là một trong ba trung tâm tài chính – kinh tế lớn nhất thế giới
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn

Chúc bạn ngày mới tốt lành!
 

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
Kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 - 2000
Lê Thị Bích HiềnCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Từ năm 1945 đến năm 1952

- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề...
- Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn mang tinh chất dòng tộc “Dai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất
+ Dân chủ hóa lao động
=>Từ năm 1950 – 1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
- Nhật Bản từ 1952-1973
+ Từ năm 1952 đến 1960: có bước phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960 đến 1973: giai đoạn phát triển thần kỳ. Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ
+ Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu
- Nhật Bản từ 1973-1991
+ Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
+ Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
- Nhật Bản từ 1991-2000
+ Từ đầu thập kỉ 90, lâm vào tình trạng suy thoái những vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại nội dung bài học: Tình hình Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 - 2000
Lê Thị Bích HiềnCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 - 2000
Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952). Vì vậy nên nền kinh tế Nhật Bản thêm phần thay đổi:
* Năm 1945-1952:

- SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Đai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động.
- Từ năm 1950 – 1951: Nhật khôi phục kinh tế. Kinh tế đạt mức trước chiến tranh.
* Chính sách đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ, ký Hiệp ước hòa bình Xan Pharan-xicô (9/1951), chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mĩ
- Ngày 08/9/1951 ký Hiệp Ước An ninh Mĩ - Nhật: chấp nhận Mĩ bảo hộ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
* Năm 1952-1973
- 1952-1960: Phát triển nhanh
- 1960 - 1973 phát triển “thần kì”.
- Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mĩ.

- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới cùng với Mĩ và Tây Âu.
* Năm 1973 - 1991

- Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

* Đối ngoại:
- “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973.
* Năm 1991 - 2000
Nhật vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là 37408 USD).

Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: khu vực Tổng ôn kiến thức nhé!

Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/
 
Top Bottom