Hóa 12 KINH NGHIỆM ÔN THI ĐẠI HỌC

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thời gian này các bạn học lớp 12 vào năm học tới, chắc hẳn có khá nhiều bạn hoang mang về việc lập ra lộ trình học, ôn thi đại học như thế nào,… Mình xin được chia sẻ bài viết về kinh nghiệm ôn thi đại học.
Bài viết này được mình tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và một chút ít kinh nghiệm của cá nhân mình. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn.
1. Lập mục tiêu và kế hoạch cụ thể
- Mục tiêu lớn nhất: Muốn thi đỗ trường nào ? Điểm số bao nhiêu ? … từ đó lập ra kế hoạch cho bản thân để đạt được mục tiêu đó.
- Mục tiêu nhỏ: Chia nhỏ các giai đoạn, thời gian và thực hiện các mục tiêu tương ứng với thời gian đó.
VD: Tháng 6 – 9: nắm được kiến thức nền tảng, kiến thức cơ bản của các môn học.
Tháng 10 - tháng 1: học hết nội dung kiến thức chương trình lớp 12
Tháng 2 - 5: ôn tập lại kiến thức + giải đề
(đây chỉ là ví dụ mình đưa ra để thể hiện cho mục tiêu của từng giai đoạn, có thể nó thiếu hợp lí. Tùy khả năng và điều kiện học tập để các bạn tự đặt ra cho mình mục tiêu trong các giai đoạn phù hợp với bản thân).
Cần có thời gian biểu cho từng giai đoạn
2. Rèn luyện thói quen tự học
Việc đi học thêm như chạy show là điều hầu như không thể tránh khỏi khi ôn thi đại học, các ca học nối tiếp nhau liên tục. Điều này làm các bạn mệt mỏi, học thêm xong về nhà không học lại, ôn tập lại. Nếu việc này tiếp diễn trong một thời gian dài, thì sẽ làm bạn dễ hổng kiến thức. Như vậy thì việc học thêm sẽ không có hiệu quả.
Việc học lại và ôn tập giúp không chỉ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, nếu trong quá trình ôn tập kết hợp với làm bài tập vận dụng sẽ giúp bạn tăng khả năng vận dụng kiến thức và hình thành những kĩ năng, kỹ xảo trong làm bài. Làm bài tập là cách tốt nhất để nhớ, khắc sâu và vận dụng kiến thức đã học.
3. Chú ý đến kiến thức căn bản
Môn học nào cũng vậy, nắm vững kiến thức căn bản mới có thể học tốt. Có thể xem kiến thức căn bản là chìa khóa để học tốt các môn học. Ôn thi đại học cũng như vậy, nắm vững kiến thức cần đúng trọng tâm, không lan man, ôm đồm. Nên nắm kiến thức nền tốt sau đó mới đặt mục tiêu chinh phục các cấp độ cao hơn.
Sách giáo khoa được xem là tài liệu ôn thi tốt nhất.
4. Ghi nhớ hệ thống
Nắm vững kiến thức, hiểu được bản chất vấn đề và cố gắng liên hệ giữa các kiến thức.
Cần có sự xâu chuỗi giữa các kiến thức, điều này giúp bạn học tập một cách khoa học, logic và tăng khả năng ghi nhớ của bạn.
5. Tập trung cao độ
Có nhiều bạn dành rất nhiều thời gian để học nhưng hiệu quả không cao. Khi học bài thì nên tập trung học bài, không nên làm một lúc nhiều hoạt động, tránh việc tiếp thu, hiệu suất học tập không tốt, học ra học chơi ra chơi. Tuy nhiên, cũng nên phân bố thời gian học tập 1 cách hợp lí, cần có thời gian nghỉ ngơi để đầu óc thư giãn sẽ giúp bạn tập trung là tiếp thu kiến thức tốt hơn.
VD: Sau khoảng 1 tiếng học bài chăm chỉ, bạn nên dành khoảng từ 5 – 10 phút để thư giãn đầu óc.
Hy vọng bài viết này có ích cho các bạn. Chúc các bạn lập được một lộ trình ôn tập hợp lí để việc ôn thi đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian còn dài, học đến đâu chắc đến đó, đừng tạo áp lực quá cho bản thân. Chúc các bạn thành công.
 
Top Bottom