Hiện em chuẩn bị lên lớp 9. Từ trước đến giờ, mỗi lần cô giao bài tập về nhà (ví dụ như bài tập tết) là em lại có tư tưởng lên mạng chép hoặc mở văn mẫu ra viết lia lịa. Đến lúc đi thi thì không có gì để coi cả nên em tự ngồi nghĩ, điểm cũng không kém, hầu hết em được điểm giỏi nhưng giờ em mới ngẫm ra được hậu quả của cái việc lười làm bài tập về nhà đó. Các anh chị có thể tư vấn cho em được không ạ? Có cách nào để cải biến được cái tình trạng đó thì chỉ em với :khi (15)::khi (46)::khi (164)::khi (152)::khi (204)::khi (76):
Chị thì thi vào lớp 10 cũng lâu rồi, nhưng ngày xưa điểm văn của chị cũng cao. Hồi cấp 2 đi thi học sinh giỏi Văn suốt nhưng lên cấp 3 lại vào chuyên Lý. Văn của chị thì kiểu logic, đủ ý, "thấu tình đạt lí"
) nên điểm cũng được cho vào dạng cao đó. Nghe các bạn kêu ca về việc "đi chép văn mẫu rồi đến lúc thi ko có gì để viết" chị rất là thấu hiểu và nghĩ là cách của chị có thể áp dụng được với các bạn "không thấy yêu nổi tác phẩm".
Quan điểm của chị thì viết văn cứ logic, đủ ý, thuyết phục là được. (Mà bằng chứng là điểm của chị có thấp đâu, thi Văn vào ĐH Ngoại thương vẫn 8.5 nhé) Cách học thì các em thích toán, lý, hóa vẫn cứ áp dụng được:
1. Dĩ nhiên là phải nhớ tác phẩm rồi. 1 số câu quan trọng thì phải thuộc. Còn tìm những câu nào là quan trọng thì phải xem thừ 1 số đề, xem những câu nào hay được trích dẫn, hoặc ngay trên lớp, cô giáo nhấn mạnh, nói đi nói lại những câu nào trong tác phẩm thì chịu khó học thuộc những câu ấy.
2. Học cách làm dàn ý bài văn. Cái này rất quan trọng. Có 1 số "công thức" làm bài văn và dựng ý đấy. Ví dụ như trước khi bình luận phải giải thích nghĩa của các từ khóa, từ quan trọng. Kể cả phân tích tác phẩm, viết vài câu dẫn hay hay, trích dẫn đoạn tác phẩm ra, rồi ngay câu sau đấy đã bắt đầu là "abcxyz là..." (ví dụ "trước lầu Ngưng Bích khóa xuân" thì trích dẫn xong bắt đầu bằng việc giải thích "khóa xuân" là gì sau đó mới miêu tả cảnh ngộ nàng Kiều lúc đó thế nào, vậy nên tâm trạng mới ra sau, vân vân). ==> Đọc sách dàn ý văn, tìm ra các công thức (cần có ý gì, ý nào trước, ý nào sau), thế là kể cả có không giỏi "chém gió" thì cũng có cái sườn rồi. Cứ mỗi 1 "gạch đầu dòng" lại viết được thêm vài ba câu nghe quen quen tai trên lớp đã thành 1 bài văn.
3. Học cách liên hệ: cái này sẽ giúp cho bài văn của các em được cho là thuyết phục hơn, được cô giáo đánh giá cao hơn. Những câu kiểu như "hình ảnh... trong bài thơ (tác phẩm mình đang phân tích) khiến ta liên tưởng đến ... trong bài.... (tác phẩm ta liên hệ)" giúp các em "ăn điểm" trong mắt thầy cô đấy. Nếu không có trí tưởng tưọng quá phong phú, thì các em cứ căn cứ vào từ khóa mà tìm. Bài nào tả sông thì liên hệ với bài có tả sông, bài nào tả lửa thì liên hệ với bài có tả lửa, kể cả có vẻ không liên quan lắm vẫn có cách "nối" vào nhau được. Ví dụ như "Không êm đềm, trữ tình như dòng sông trong "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh, dòng sông trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân lại đầy chất hùng tráng, mạnh mẽ, dữ dội" chẳng hạn. Khi ôn tác phẩm nào, nên ngồi cố nghĩ lại các tác phẩm khác đã học, xem trong từng câu chữ có từ nào/hình ảnh nào cũng được nhắc đến trong tác phẩm khác không ==> học lại 1, 2 câu của tác phẩm liên hệ để đến lúc làm bài thì lắp vào, vậy là ổn.
Ngày xưa chị ôn thi ĐH còn có nguyên 1 quyển vở chỉ để ghi dẫn chứng liên hệ. Ví dụ, học bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thì chị lập 1 trang riêng "Kiều ở lầu Ngưng Bích" rồi ghi xuống bên dưới tất cả những câu thơ/những câu văn ở trong tác phẩm khác mà có thể liên hệ được với đoạn trích này => đến lúc ôn "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thì mở trang đó ra coi xem đến lúc làm bài thi mình liên hệ được với những gì. Rất có ích đấy nhé.
Trên đây là mấy tips của chị. Chị nghĩ là rất dễ thực hiện, cả kể các em không "yêu văn bằng cả trái tim" được như các bạn nói bên trên. Chúc các em được điểm cao môn văn trong kì thi vào lớp 10 sắp tới nhé.