- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 26
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế


I. Khái niệm:
1. Khái niệm: Câu là một phát ngôn nhỏ nhất diễn đạt một nội dung thông báo tối thiểu và tương đối trọn vẹn.
II. Phân loại câu:
1. Phân loại về mặt cấu tạo:
a) Câu đơn
- Khái niệm: Là câu chỉ có một cụm C-V, cụm C-V này là cấu trúc nòng cốt.
Ví dụ: Tôi là một học sinh.
- Phân loại:
+ Câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ:
Trạng ngữ là thành phần nêu các tình huống về không gian, thời gian, các hoạt động được diễn ra hoặc nêu các cách thức, nguyên nhân, mục đích hành động. Trạng ngữ có thể đứng trước, giữa hoặc sau cấu trúc C-V.
Vd: Khi ông mặt trời đã tỏa những tia nắng rực rỡ trên cánh đồng, tôi và các bạn lại cùng nhau cắp sách đến trường.
+ Thành phần phụ là thành phần biệt lập:
Vd: Chú ba Phi (Nguyễn Phi) là một học giả rất nổi tiếng.
+ Thành phần phụ là đề ngữ:
VD: Giàu, tôi đã giàu rồi. Sang, tôi đã sang rồi. (Nguyễn Công Hoan)
+Thành phần phụ là thành phần chuyển tiếp:
TP chuyển tiếp là thành phần chức năng dùng để nối ý, chuyển ý.
VD: Nói cho cùng, Lan vẫn là một cô gái ngoan hiền.
b) Câu phức
- Khái niệm:
Câu phức là câu có ít nhất hai cụm C-V nhưng trong đó chỉ có 1 cấu trúc C-V làm nồng cốt, cấu trúc nòng cốt sẽ bao hàm các cấu trúc khác.
- Phân loại:
+ Phức ở CN:
Vd: Chẳng lẽ ngay con người vẫn còn giữ được tâm hồn trong sạch này rút cục cũng tự giác vươn tới cái hố nhơ bẩn thối tha.
+ Phức ở VN
Vd: Nguyễn Tuân thật xứng đáng được tôn vinh là một nhà văn tài hoa uyên bác.
+ Phức CN và VN
Vd: Chúng ta lao động hăng say là chúng ta đang xây dựng đất nước.
c) Câu ghép
- Khái niệm: Là câu có 2 cụm C-V trở lên. Các cụm này phải tách bạch nhau, nằm ngoài nhau, không bao hàm nhau.
- Phân loại:
+ Câu ghép đẳng lập:
Quan hệ liệt kê: C-V, C-V, …
VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
(Trích Tuyên ngôn độc lập)
Quan hệ lựa chọn: C-V hay C-V
VD: Hôm nay tôi đi hay anh đi?
Quan hệ đồng nhất: C-V, C cũng V.
VD: Chị Hoàng cười rú lên, tôi cũng cười …
(Đôi mắt, Nam Cao)
Quan hệ đối lập: C-V nhưng/ còn C-V
VD: A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới đồng thấp.
(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
+ Câu ghép chính phụ:
Câu điều kiện – giả thiết: Nếu C-V thì C-V
Vd: Nếu mày không bắt được hổ thì tao cho mày đứng chết ở đây.
(Vợ chồng A Phủ)
Quan hệ nhượng bộ: Tuy/Mặc dù C-V nhưng C-V
VD: Mặc dù cho anh rất bận rộn với công việc nhưng anh vẫn rất quan tâm đến cô ấy.
Quan hệ tăng tiến: C càng V, C càng V.
Mưa càng lớn, nước càng dâng cao.
Quan hệ nguyên nhân: Vì C-V nên C-V.
Vd: Vì nó tỏ thái độ vô lễ nên chúng tôi bị phạt lây.
Quan hệ mục đích: Để C-V thì C-V.
VD: Để đội bóng giữ vị trí đầu bảng, chúng ta phải luyện tập chăm chỉ hơn nữa.
2. Phân loại về mục đích nói:
a) Câu tường thuật (hay câu kể)
Câu tường thuật dùng để kể, nhận xét, xác nhận, mô tả sự vật với những đặc trưng của nó, hoặc sự việc, hiện tượng với những chi tiết nào đó. Câu tường thuật không có những dấu hiệu nhận biết riêng và có ngữ điệu có chiều hạ thấp ở cuối câu.
Ví dụ: Tất cả chuẩn bị. (Nguyễn Đình Thi)
Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta. ( Hồ Chí Minh)
b) Câu nghi vấn (hay câu hỏi)
Câu hỏi (câu nghi vấn) là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần câu trả lời.
- Các hình thức của câu hỏi:
+ Câu hỏi có các các từ nghi vấn như: ai, gì, nào, thế nào, …; có …không, đã … chưa, v.v; từ “hay” chỉ ý lựa chọn.
+ Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
- Phần lớn các câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi đặt ra để tự hỏi mình.
Ví dụ: Cậu nghĩ như thế nào?
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà ? (Ca dao)
c) Câu cầu khiến (hay mệnh lệnh)
Khái niệm:
- Câu khiến (câu cầu khiến) là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết đối với người khác.
- Các hình thức của câu khiến
+ Câu khiến có mặt các từ như: hãy, đừng, chớ ở trước động từ, các từ: đi, thôi, nào ở sau động từ
+ Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)
Ví dụ: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
Hãy mời sứ giả vào đây cho con !
Câu cảm thán (hay câu cảm)
- Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, …) của người nói, viết.
- Câu cảm thường có những từ ngữ: ôi, ôi chao, chà, trời, làm sao, quá, lắm, thật, ghê, …
- Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than (!)
Ví dụ: Ôi sức trẻ!
Sao mà ngoan thế!
1. Khái niệm: Câu là một phát ngôn nhỏ nhất diễn đạt một nội dung thông báo tối thiểu và tương đối trọn vẹn.
II. Phân loại câu:
1. Phân loại về mặt cấu tạo:
a) Câu đơn
- Khái niệm: Là câu chỉ có một cụm C-V, cụm C-V này là cấu trúc nòng cốt.
Ví dụ: Tôi là một học sinh.
- Phân loại:
+ Câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ:
Trạng ngữ là thành phần nêu các tình huống về không gian, thời gian, các hoạt động được diễn ra hoặc nêu các cách thức, nguyên nhân, mục đích hành động. Trạng ngữ có thể đứng trước, giữa hoặc sau cấu trúc C-V.
Vd: Khi ông mặt trời đã tỏa những tia nắng rực rỡ trên cánh đồng, tôi và các bạn lại cùng nhau cắp sách đến trường.
+ Thành phần phụ là thành phần biệt lập:
Vd: Chú ba Phi (Nguyễn Phi) là một học giả rất nổi tiếng.
+ Thành phần phụ là đề ngữ:
VD: Giàu, tôi đã giàu rồi. Sang, tôi đã sang rồi. (Nguyễn Công Hoan)
+Thành phần phụ là thành phần chuyển tiếp:
TP chuyển tiếp là thành phần chức năng dùng để nối ý, chuyển ý.
VD: Nói cho cùng, Lan vẫn là một cô gái ngoan hiền.
b) Câu phức
- Khái niệm:
Câu phức là câu có ít nhất hai cụm C-V nhưng trong đó chỉ có 1 cấu trúc C-V làm nồng cốt, cấu trúc nòng cốt sẽ bao hàm các cấu trúc khác.
- Phân loại:
+ Phức ở CN:
Vd: Chẳng lẽ ngay con người vẫn còn giữ được tâm hồn trong sạch này rút cục cũng tự giác vươn tới cái hố nhơ bẩn thối tha.
+ Phức ở VN
Vd: Nguyễn Tuân thật xứng đáng được tôn vinh là một nhà văn tài hoa uyên bác.
+ Phức CN và VN
Vd: Chúng ta lao động hăng say là chúng ta đang xây dựng đất nước.
c) Câu ghép
- Khái niệm: Là câu có 2 cụm C-V trở lên. Các cụm này phải tách bạch nhau, nằm ngoài nhau, không bao hàm nhau.
- Phân loại:
+ Câu ghép đẳng lập:
Quan hệ liệt kê: C-V, C-V, …
VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
(Trích Tuyên ngôn độc lập)
Quan hệ lựa chọn: C-V hay C-V
VD: Hôm nay tôi đi hay anh đi?
Quan hệ đồng nhất: C-V, C cũng V.
VD: Chị Hoàng cười rú lên, tôi cũng cười …
(Đôi mắt, Nam Cao)
Quan hệ đối lập: C-V nhưng/ còn C-V
VD: A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới đồng thấp.
(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
+ Câu ghép chính phụ:
Câu điều kiện – giả thiết: Nếu C-V thì C-V
Vd: Nếu mày không bắt được hổ thì tao cho mày đứng chết ở đây.
(Vợ chồng A Phủ)
Quan hệ nhượng bộ: Tuy/Mặc dù C-V nhưng C-V
VD: Mặc dù cho anh rất bận rộn với công việc nhưng anh vẫn rất quan tâm đến cô ấy.
Quan hệ tăng tiến: C càng V, C càng V.
Mưa càng lớn, nước càng dâng cao.
Quan hệ nguyên nhân: Vì C-V nên C-V.
Vd: Vì nó tỏ thái độ vô lễ nên chúng tôi bị phạt lây.
Quan hệ mục đích: Để C-V thì C-V.
VD: Để đội bóng giữ vị trí đầu bảng, chúng ta phải luyện tập chăm chỉ hơn nữa.
2. Phân loại về mục đích nói:
a) Câu tường thuật (hay câu kể)
Câu tường thuật dùng để kể, nhận xét, xác nhận, mô tả sự vật với những đặc trưng của nó, hoặc sự việc, hiện tượng với những chi tiết nào đó. Câu tường thuật không có những dấu hiệu nhận biết riêng và có ngữ điệu có chiều hạ thấp ở cuối câu.
Ví dụ: Tất cả chuẩn bị. (Nguyễn Đình Thi)
Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta. ( Hồ Chí Minh)
b) Câu nghi vấn (hay câu hỏi)
Câu hỏi (câu nghi vấn) là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần câu trả lời.
- Các hình thức của câu hỏi:
+ Câu hỏi có các các từ nghi vấn như: ai, gì, nào, thế nào, …; có …không, đã … chưa, v.v; từ “hay” chỉ ý lựa chọn.
+ Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
- Phần lớn các câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi đặt ra để tự hỏi mình.
Ví dụ: Cậu nghĩ như thế nào?
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà ? (Ca dao)
c) Câu cầu khiến (hay mệnh lệnh)
Khái niệm:
- Câu khiến (câu cầu khiến) là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết đối với người khác.
- Các hình thức của câu khiến
+ Câu khiến có mặt các từ như: hãy, đừng, chớ ở trước động từ, các từ: đi, thôi, nào ở sau động từ
+ Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)
Ví dụ: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
Hãy mời sứ giả vào đây cho con !
Câu cảm thán (hay câu cảm)
- Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, …) của người nói, viết.
- Câu cảm thường có những từ ngữ: ôi, ôi chao, chà, trời, làm sao, quá, lắm, thật, ghê, …
- Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than (!)
Ví dụ: Ôi sức trẻ!
Sao mà ngoan thế!