Văn 11 Kiến thức trọng tâm các tác phẩm lớp 11.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, mình làm topic này để chia sẻ với các bạn một số kiến thức của các tác phẩm văn học trọng tâm lớp 11. Vì bản thân mình đã làm được 1 số file kiến thức sẵn có về học kỳ II nên mình nghĩ sẽ đăng phần kiến thức đó trước. Một số tác phẩm học kỳ I mình cũng đã từng viết (bài, chưa có dàn ý chi tiết) nên có lẽ bản thân mình sẽ dần dần hoàn thiện sau. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
A. Vội vàng- Xuân Diệu
...
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
E. Chiều tối- Hồ Chí Minh
..........
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tiếp đây là một số bài văn đã được mình viết và được đăng lên ICAN. (Lưu ý lại là ICAN là trang của Học Mãi nhé. Trên đó HM đăng rất nhiều bài viết hay mà không phải là văn mẫu tràn lan ở trên mạng. Các bạn có thể tham khảo tại đó.)
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
..........
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tiếp đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn kiến thức của học kỳ I lớp 11.
A, Tự tình II
Hồ Xuân Hương
..........ời đọc bởi nó mang 1 sự đồng cảm sâu sắc.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Vào phủ chúa Trịnh
Lê Hữu Trác
.........
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Câu cá mùa thu
Nguyễn Khuyến
........
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Chữ người tử tù
-Nguyễn Tuân-
I- Tìm hiểu chung.
1- Tác giả

+ Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho, khi Hán học đang trên đà tàn lụi.
+Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo cũng như sử dụng ngôn ngữ.
+ Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ dành cả cuộc đời của mình để kiếm tìm cái đẹp, để tưởng nhớ lại những giá trị nghệ thuật chân chính đã vang bóng một thời. Ông là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất sắc trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
+ Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại song đặc biệt thành công với ở thể loại tùy bút.
+ Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có và điêu luyện.
2-Tác phẩm
+ Xuất xứ:” Chữ người tử tù” được rút từ tập truyện “vang bóng một thời”(1940). Là một văm phẩm đạt gần tới sự toàn diện và hoàn mỹ.
+ Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao- một con người tài hoa, có cái tâm liêm minh, trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.Qua đó thể hiện quan niệm cái đẹp và khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong mọi hoàn cảnh.
II- Phân tích tác phẩm
1-Tình huống truyện.

- Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao, là một tội nhân triều đình, đang chờ ngày ra pháp trường lĩnh tội và viên quản ngục - người đại diện cho triều đình, cho trật tự xã hội đương thời.Thế nhưng cả hai lại có một điểm chung đó là một tâm hồn nghệ sĩ chân chính, trên phương diện nghệ thuật. Và như thế hai con người tưởng trừng như đối lập, bài trừ nhau lại trở thành tri âm tri kỉ.
- Tình huống gặp gỡ độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục. đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nó đang ngự trị.
2. Vẻ đẹp các nhân vật
* Nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát , một nhà thơ, nhà cách mạng lỗi lạc ( Là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam), với tài nghệ hơn người, cốt cách thanh cao chính trực.
- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:
+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp” được cả vùng tỉnh Sơn ca ngợi.
+ Hơn thế trên mỗi nét chữ vuông vấn, tươi tắn của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.
+ Tài năng hơn người của Huấn Cao được thể hiện qua lời ngợi ca và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao vuông lắm, đẹp lắm “, “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.
⇒ Ca ngợi sự tài hoa hơn người của Huấn Cao. Đồng thời thể hiện sự trân trọng cuả Nguyễn Tuân với cái nét đẹp cổ xưa, với những con người đã kiến tạo ra những nét đẹp đích thực- những nét đẹp tồn tại vĩnh cữu với thời gian.
- Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp
+ Ông “ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối “
+ Trừ chỗ tri kỉ, bạn bè thân thiết ra thì ông không cho chữ bất kì ai .
+ Câu nói”sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.” Đã phần nào bộc lộ lối sống và lối suy nghĩ tốt đẹp của Huấn Cao.
+ Ban đầu thì tỏ thái độ kinh miệt viên quản ngục, nhưng sau khi hiểu được tấm chân tình của hắn thì chẳng những cho chữ mà còn kết bạn vơi nhau trở thành tri âm, tri kỉ.
-Huấn Cao, một trang anh hùng dũng liệt, với khí phách hiên ngang, bất khuất.
+ Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông câm ghét, dám đứng lên, dám chiến đấu vì chính nghĩa, vì đời sống của nhân dân.
+ Thông quua hành động”dỗ ngông” và thái đọ không thèm quan tâm đén lời dọa dẫm của tên lính áp giải
=>Dù thân thể bị giam cầm, xiềng xích nhưng Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần, ông không cảm thấy sợ hãi hay có thái độ khuất phục, nhúng nhường trước thế lực xấu xa.
+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi. Chiến đấu vì chính nghĩa, hi sinh vì chính nghĩa là lẽ sống mà Huấn Cao hướng đến.
⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
=>Hình tượng nhân vật Huấn cao hội tụ đủ ba phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách và thiên lương. Chính vì thế Huấn Cao chính là mẫu hình lý tưởng mà Nguyễn Tuân và người đời tôn thời và ngưỡng mộ.
* Nhân vật viên quản ngục.
- Nhân vật viên quản ngục được. xây dựng trái ngược lại với nhân vật Huấn Cao. Một người là phạm nhân mang đại tội một người là mệnh quan triều đình.
- Là một người có phẩm chất tốt đẹp , và có niềm đam mê nghệ thuật cháy bổng.
- Nhận thức được giá trị cao quý của Huấn Cao.
-Có tấm lòng biễn nhỡn nhân tài- thái độ trân trọng đối với những người nghệ sĩ tài năng . Dù Huấn Cao đang là tội nhân chịu sự cai quản của viên quản ngục nhưng ngục quan vẫn giữ thái độ kính trọng đối với tài năng và nhân cách con người của Huấn Cao. Thông qua các chi tiết :
+ Khi nghe tin Huẫn Cao sắp đến trong đoàn tử tù, quản ngục đã thăm dò qua thơ lại một cách cẩn trọng, kín đáo nhưng vẫn không giấu nổi thái độ kính nể và sự ngưỡng mộ. Con người quản ngục đã hiện rõ hơn ở tâm tư, dáng vẻ của ông trong đêm đợi tù
+Ông luôn đem rượu thịt đến cho Huấn Cao trước giờ ăn
=>Một hành động có phần mạo hiểm bởi lẽ đó là hành vi trái lại với chức trách, nhiệm vụ của ông.
+Cách xưng hô: tự xưng là tôi, gọi Huấn Cao là ngài.=> Thể hiện sự kính nể và tôn trọng của ông đối với Huấn Cao.
+ Không sử dụng các mánh khóe hành hạ phạm nhân như lũ lính canh.=> Thể hiện sự liêm minh, chính trực.
+ Khi được tin ông Huấn phải vào kinh chịu án tử hình, viên quản ngục “tái nhợt người”, đó là nét mặt của một người đang sợ hãi và xúc động đến cực điểm, trước hết, đó là sự thương tiếc, sau là nỗi tiếc hận đau đớn khi án tử hình sẽ mang cả Huấn Cao lẫn những “báu vật” mà quản ngục khao khát cả cuộc đời vào cõi hư vô
- Có sở thích cao quý: chơi chữ.
=> Nếu Huấn Cao là kết tinh của vẻ đẹp tài năng và khí phách thì viên quản ngục là đại diện cho những nhân cách cao đẹp hiếm hoi còn tồn tại trong bộ máy quan lại mục nát, tham ô và bất lương lúc bấy giờ, ông chính là” một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật điều hỗn loạn xô bồ”
=> Tuy không phải là người sáng tạo ra cái đẹp nhưng ông biết trân trọng và thưởng thức cái đẹp đó. Như vậy, tuy không phải nhân vật chính với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, quản ngục vẫn là nhân vật được Nguyễn Tuân khám phá trong phương diện tài hoa nghệ sĩ bởi tấm lòng biệt nhỡn liên tài, là nhân vật thể hiện những quan niệm độc đáo, tích cực của nhà văn về con người và nghệ thuật.
3- Cảnh cho chữ:
- Nguyên nhân cho chữ: Là việc làm đáp lại tấm lòng của người chi âm dành cho người tri kỉ. Có thể thấy cái tâm đang điều khiển cái tài. Và đồng thời cái tài cái tâm cái dũng đã hòa vào nhau để tạo nên cái đẹp.
-“Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu, khói bụi vương vãi làm cay hết hết cả mắt
- Thời gian: đêm khuya tĩnh lặng.
- Bên dưới ngọn đuốt cháy rực là ba con ngườichumj lại xung quanh một khuôn vải trắng tinh. Một người chân đầy xiềng xích, cổ đeo gông, đang đậm tô nét chữ và từ đó cái đẹp được khai sinh.
- Nghịch lý:
+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
=>Trong cảnh đối lập đó người cho chữ và người nhận chữ vẫn say mê, hào hứng và thành kính thiêng liêng.
+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
+ Tử tù lại là người khuyên răn, chỉ bảo cho viên quản ngục . Huấn Cao khuyên quản ngục nên rời xa chốn quan trường đầy những mưu mô, cạm bẩy để giữ cho tâm hồn mình sự thanh thãn, thiện lương. Từ đó mới có thể tung hoành với niềm đam mê nghệ thuật của bản thân.
- Sự tráo đổi vị trí:
+Biểu hiện:Người tử tù chịu án chém lại toát ra uy quyền, sự cao quý, thanh tao. Trong khi người đại diện cho tầng lớp thống trịlaij run rẫy chấp tay.
+ Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
+ Tác dụng: cảm hóa, thức tỉnh con người.
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao. Từ đó thể hiện sự trân quý của tác giả đến những giá trị nghệ thuật đã “vang bóng một thời”, sự nuối tiếc về những cái đẹp đã bị suy tàn theo năm tháng- nhưng vẫn khẳng định cái đẹp ấy luôn được trân trọng và nhớ đến.
III- Nghệ thuật.
-Bút pháp lãng mạng: cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn.
-Tình huống truyện độc đáo.
-Sử dụng ngôn từ giàu tính tạo hình.
-Sử dụng thủ pháp đối lập
-Nghệ thuật dựng cảnh khắc hoạ tính cách nhân vật độc đáo,trang trọng.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Hai đứa trẻ
-Thạch Lam-
I- Giới thiệu chung
1 -Tác giả, tác phẩm
:
*Tác giả
-Thạch Lam ( 1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh,ông sinh ra tại Hà Nội , trong một gia đình công chức gốc quan lại.
-Ông là một trong ba thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
-Là người đôn hậu ,tinh tế và có tài năng văn học vượt trội, ông đã thử sức với khá nhiều thể loại nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện ngắn.
-Truyện ngắn của ông thường không chứ đựng nội dung gì đáng kể thế nhưng bằng việc đi sâu vào phân tích , khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm, mong manh mơ hồ, với những lời văn giản dị mà tinh tế, đã giúp cho các tác phẩm của Thạch Lam dể dàng chậm đến trái tim của nhiều đọc giả.
- Truyện của ông như một bài thơ trữ tình, với giọng điệu đạm ,chứa đựng những tình cảm yêu mến và sự nhạy cảm trước những biến đổi của cuộc đời
*Tác phẩm
- Xuất xứ
+ Tác phẩm được trích trong tập truyện ngắn “ Nắng trong vườn” (1938)
+Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam
+ Tác phẩm là sự cảm nhận chân thực của tác giả về cả cảnh vật lẫn con người , bởi lẽ chính ông đã có một tuổi thơ gắn liền với sự khó nghèo nơi phố huyện Cẩm Giàng ( Quê ngoại của Thạch Lam)
-Khái quát nội dung, nghệ thuật: Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt đơn giản , Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo nàn trước cách mạng . Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng đồng cảm với những ước mong đổi đời dù vẫn còn mơ hồ với họ.
II- Phân tích tác phẩm:
1 – Hoàn cảnh truyện

-An và Liên vốn vĩ đang có cuộc sống hạnh phúc, yên bình nơi Hà Nội uyên náo, xa hoa. Thì đột nhiên biến cố ập tới, bố mất việc, gia đình phải rời bỏ Hà Nội về quê sinh sống. Để phụ giúp gia đình ,Hai chị em được mẹ giao cho việc trông coi một tiệm tập hóa nhỏ ở phố huyện. Nơi mà những kiếp sống mõi mòn, cùng cực đang lam lũ mưu sinh
2- Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a)Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:

-Toàn bộ quang cảnh lúc chiều tả đều được miêu tả thông qua cái nhìn của Liên.
+Âm thanh: Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve. +Hình ảnh, màu sắc:“Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. +Đường nét:dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
+Nhịp điệu: chậm rãi, thong thả, giàu tính nhạc. -> đã góp phần khơi dậy cảm xúc, tình cảm của người đọc .
⇒Dưới cái nhìn của Liên, khung cảnh hoàng hôn nơi phố huyện hiện lên một cách yên tĩnh và trầm lặng nhưng lại mang một nét gì đó đượm buồn. Đồng thời cho thấy được sự cảm nhận tinh tế, chân thực của Thạch Lam về quang cảnh nơi phố huyện.
b. Cảnh phiên chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
+Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất
+Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
+Trên nền đất chỉ còn rác rưởi, mùi ẩm móc bốc lên đan xen với hơi nóng ban ngày và mùi các
- Con người:
+ Đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
+Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ đối với những người dân nghèo nơi phố huyện.
+Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.Nhưng nó cũng ế ẩm không kém các giang hàng khác.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều cứ đeo bám, bủa vây không chừa một ai nơi phố huyện.
c. Tâm trạng của Liên
- Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị.
- Cảm nhận được” mùi hương riêng của đất , của quê hương này”
=> Tâm hồn nhạy cảm, đầy suy tư, đời sống nội tâm sâu sắc và lắng động.
- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
+Động lòng xót thương với những đứa trẻ nhà nghèo phải lượm lặt những thức ăn thừa còn rơi vãi trên nền đất cát nhưng không có gì cho chúng.
+Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối lại dọn cái hàng nước chè tươi ra bán từ lúc sập tối cho đến khuya, chăm chỉ là thế nhưng chả kiếm được bao nhiêu .
+ Xót thương bà cụ Thi điên, không người thân chăm sóc
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.
=> Cái khổ nghèo, khắt nghiệt của cuộc sống cũng không thể che mờ đi nét đẹp nhân cách và tâm hồn của những người lao động nghèo. Họ luôn đồng cảm, yêu thương và san sẻ cho nhau những nổi khổ đau, bất hạnh.
d) Tâm trạng của nhân vật An
- Khác hoàn toàn vơi Liên, An vẫn còn quá nhỏ để nhận thức được những gì mình đang phải trải qua.
- An chỉ biết nghe theo lời dặn dò của mẹ và làm theo những gì mà chị Liên bảo. Trong tâm trí của An cái khoảng khắc ngày tàn kia, sự tối tâm và thống khổ kia chẳng lại ấn tượng gì với nó cả. Nó không cảm thấy khổ sở, hay mệt mỏi gì cả...nhưng trong lòng đứa trẻ ấy vẫn có cảm giác gì đó nhớ nhung, An nhớ lắm cuộc sống êm đềm nơi Hà Nội, nhớ lắm một tuổi thơ hạnh phúc trang ngập niềm vui và ánh sáng.
3. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+“Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.
⇒ Bóng tối bao trùm lên cả phố huyện , lên cả những kiếp vốn đã người cùng cực và bế tắc .
+Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, le lối qua từng ngõ ngách: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…
⇒ Thứ ánh sáng yếu ớt, chập chềnh kia như tượng trưng cho cuộc sống bất bênh, bế tắc của những người dân phố huyện. Họ đã và đang từng ngày sống một cách len lổi, thầm lặng và cùng cực nơi đáy sâu của cuộc sống xã hội
⇒ Bóng tối dường như bao trùm tất cả mọi thứ trong khi ánh sáng chỉ le lối, yếu ớt và nhỏ bé
⇒ Những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi, bần cùng trong sự tối tâm, cùng cực của xã hội cũ.
* Ánh sáng đoàn tàu
Ánh sáng con tàu tượng trưng cho cả đoàn tàu hay chính là tượng trưng cho cả một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Nơi phố huyện nghèo, mỗi tối chỉ có một vài ánh sáng nhỏ nhoi soi sáng, vì vậy, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trở nên thật nổi bật. Ánh sáng đoàn tàu còn là niềm hi vọng, ước mơ, khát khao của những con người nơi đây về tương lai tốt đẹp hơn, không còn tẻ nhạt, u buồn nữa. Tuy nhiên, thứ ánh sáng ấy lại ở xa, vụt đến lại vụt đi
* Ánh sáng ngọn đèn
Ánh sáng ngọn đèn là ánh sáng của các cửa hàng xung quanh sạp hàng nhà Liên. Thứ ánh sáng ấy không sáng rực rỡ như ánh sáng đoàn tàu mà le lói, nhỏ nhoi, vụn vặt, cảm tưởng như có thể vụt tắt bất cứ lúc nào. Ánh sáng ấy tượng trưng cho sự tẻ nhạt, buồn bã nơi phố huyện nghèo. Và nó ở gần, ngay trước mắt, như cái nghèo, cái khổ ở đây
Tác giả đã dùng thủ pháp tương phản
Tác dụng: làm nên vẻ đẹp lãng mạn, tinh tế cho văn bản, đồng thời nổi bật lên sự nghèo khó, vất vả, u uất của nơi phố huyện nghèo, tuy có ánh sáng nhưng lại vô cùng yếu ớt, luôn có khả năng tắt bất cứ lúc nào
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:
+Chị Tí dọn hàng nước ra bán từ chập tối cho tới khuya , nhưng chỉ có lác đát vài lượt khách.
+Bác Siêu hàng phở hằng đêm ghánh phở đi bán khấp phố huyện . Nhưng đấy là một thức ăn quá xa xỉ đối với người trong chợ huyện, thế nên nó vũng ế ẩm không kém gí hàng nước của mẹ con chị Tý.
+Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, xập xệ.
⇒ Những hành động quen thuộc, nhịp sống của người dân phố huyện cứ lập đi , lập lại một cách đơn diệu, tẻ nhạt và nhàm chán. Tuy thế người dân phố huyện vẫn mong chờ vào một thứ gì đó tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ của họ bây giờ. Họ không bao giờ bỏ cuộc, họ vẫn hành động vẫn hi vọng vào một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
+Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
⇒ Lời văn trầm buồn tha thiết thể hiện phần nào sự thương cảm của Thạch Lam đối với những mãnh đời bất hạnh, đồng thời nâng niu trân trọng những ước mơ giản đơn của họ
4. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
*Cảnh đợi tàu:

-Hôm nào hai chị em Liên cũng cố thức cho đến khuya để được nhìn chuyến tàu đêm cuối cùng trong ngày đi qua.
- Dấu hiệu cho thấy đoàn tàu đến:
+Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”
+Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến:
+Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
+Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:
+Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
+Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
=>Chuyến tàu được miêu tả tỉ mỉ, theo trình tự thời gian, qua tâm trạng mong chờ của hai chị em và người dân nơi phố huyện.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện mang lại sự sôi động và ánh sáng rực rỡ cho toàn phố huyện. Nó như đã xóa tan hoàn toàn sự tối tâm, u uất cho cả cảnh vật lẫn lòng người.
=>Nó đến thật nhanh và cũng đi thật nhanh để lại trong lòng của hai chị em và cả những người dân trong phố huyện nhiều sự u buồn, tiếc nuối và hụt hẵng.
*Ý nghĩa của đoàn tàu:
- Đoàn tàu có thể coi là hình ảnh nổi bật nhất, có chiều sâu nhất trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
- Đoàn tàu xuất hiện không phải buổi sáng sớm tinh mơ hay lúc xế chiều hoàng hôn mà nó xuất hiện lúc đêm khuya, đó là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Tàu đến, cả không gian như bừng tỉnh, thoát khỏi cái âm u, ảm đạm của cả ngày dài nhưng tàu cũng chỉ khuấy động bầu không khí hoang vắng của phố huyện lên một chút mà thôi. Sau khi đoàn tàu đi khỏi, cả phố huyện sẽ lại thu mình trong bóng tối.
- Đối với hai chị em Liên:là hình ảnh của Hà Nội( xa xâm, sáng rực , uyên náo và vui vẻ), của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
-Đối với tất cả người dân nơi phố huyện:Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh đèn. Nó đối lập hoàn toàn với cuộc sống mỗi mòn, nghèo nàn, tối tâm và quẩn quanh của những người dân nơi phố huyện.
Chúng cố đợi là để được hoà vào nhịp sống sôi động hiếm hoi đó. Nghĩa là từ sâu trong hồn hai đứa trẻ có một sự chối bỏ, không chịu thoả hiệp với cuộc sống tẻ ngắt ở chốn này. Nghĩa là chúng thèm sống biết bao ! Nếu còn một đoàn tàu khác, hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ thôi.
- Đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày. Từ đầu đến cuối tác phẩm, ta nhận ra cuộc sống tẻ nhạt nơi phố huyện. Từng khung cảnh tàn cho đến những mảnh đời tàn. Tất cả tạo nên một không khí ngột ngạt, khó chịu.
- Đoàn tàu đến còn là cơ hội mưu sinh cho con người nơi đây. Đối với chị em Liên, hai đứa trẻ đợi tàu để có thể bán được chút ít đồ. Và hơn nữa, cũng là để nhìn cái phồn hoa, náo nhiệt khác biệt hẳn so với nơi đây. Đó chính là lí do hai chị em nhất định phải chờ tàu đi mới chịu dọn hàng. Với bé An, có thể nói, đoàn tàu đã thành một thứ đồ chơi. Chừng nào chưa được chơi cái trò nhìn đoàn tàu, chừng ấy chưa thể ngủ yên, chưa sống trọn vẹn một ngày.
- Không những thế, đoàn tàu còn là ánh sáng hi vọng, mang tới một thế giới khác. Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện. Ánh sáng con tàu tượng trưng cho cả đoàn tàu hay chính là tượng trưng cho cả một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Nơi phố huyện nghèo, mỗi tối chỉ có một vài ánh sáng nhỏ nhoi soi sáng, vì vậy, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trở nên thật nổi bật. Ánh sáng đoàn tàu còn là niềm hi vọng, ước mơ, khát khao của những con người nơi đây về tương lai tốt đẹp hơn, không còn tẻ nhạt, u buồn nữa. Tuy nhiên, thứ ánh sáng ấy lại ở xa, vụt đến lại vụt đi
III – Ý nghĩa.
-Tác phẩm đã phần nào bọc lộ sự đồng cảm chân thành của tác giả đối với những kiếp sống mỗi mòn, quẩn quanh, và bế tắc nơi phố huyện nghèo nàn trước cách mạng. Đồng thời biểu lộ sự trân trọng , nâng niu với những ước muốn đổi đổi đời dù còn khá mơ hồ của họ.
-Khẳng định sức sống mãnh mẽ của những người dân lao động nghèo, dù cuộc sống hiện tại của họ vẫn còn đấy những khó khăn, thiếu thốn, thế nhưng họ vẫn giữ cho mình niềm tin, ước mơ và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
III- Nghệ thuật
-Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
-Bút pháp tương phản đối lập.=> Làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống giàu có , xa hoa trên tuyến tàu đêm với cuộc sống túng cùng, tối tâm nơi phố huyện.
- Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật cũng như của tâm trạng con người.
- Giọng điệu trầm buồn, mang đậm chất chữ tình.
- Hai yếu tố hiện thực và lãng mạng được đan cài và xen kẽ nhau, giúp tạo ra cho người đọc một mạch cảm xúc nối tiếp, liên hồi ,vừa mới mẻ vừa sâu sắt, và thấm đượm tính nhân văn.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam
+ Thạch Lam là nhà văn với sự tinh tế trong cách miêu tả và khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả nội nhân vật đặc sắc
+ Tâm lý nhân vật được thể hiện qua từng chi tiết, diễn biến và cách khắc họa chi tiết ấy
+ Tâm lý nhân vật in sâu trong lòng người đọc thông qua biểu hiện tâm lý trong mọi hoàn cảnh
+ Nhân vật của Thạch Lam ít nói nhưng suy tư nhiều, mang đến vẻ đẹp của tình người
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Hạnh phúc của một tang gia
-Vũ Trọng Phụng-




I – Tìm hiểu chung.
1 - Tác giả

-Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nghèo khó. Cha ông mất sớm vì bệnh lao và chính ông cũng ra đi vì cân bệnh ấy. Do hoàn cảnh gia đình, ông phải nghỉ học để đi làm kiếm sống. Sau khi mất việc ông chuyển sang kiếm sống bằng nghề viết báo và viết văn chuyên nghiệp.
- Tuy thời gian cầm bút chỉ võn vẹn 8 năm , thế nhưng sức sáng tạo của Vũ Trọng Phụng là vô cùng lớn. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với nhiều thể loại khác nhau nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là phóng sự và tiểu thuyết. Đặc biệt Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ ông vua phóng sự đất Bắc”
- Ông được xem là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước cách mạng, với cái nhìn sắc sảo, sức phê phán mạnh mẽ đối với cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
2- Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
: ra đời năm 1936 – năm đầu của Mật trận dân chủ Đông Dương. Xã hội Việt Nam bắt đầu bị văn hóa phương Tây xâm nhập, từ đó giai cấp tư sản thành thị bắt đầu chạy theo lỗi sống tân thời đầy sự nhố nhăn, đồi bại.
* Tiểu thuyết "Số đỏ" đăng báo năm 1936, được xếp vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ
- Đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" thuộc chương XV của tác phẩm "Số Đỏ", tiêu đề đầy đủ của chương là "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu".
* Nhan đề đoạn trích
- “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”, nhà có người mất mà lại sung sướng, vui mừng . => Một điều tưởng chừng vô lý nhưng thật sự đã xảy ra.
=> Đấy là niềm hạnh phúc của một gia đình vô phước, bất hạnh, là nổi vui mừng của lũ con cháu đại bất hiếu.
=> Nhan đề vừa gây hứng thú cho người đọc vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
*Tóm tắt :Ba ngày sau, cụ cổ Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cổ Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán mọc sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết... Đám con cháu vô cùng sung sướng, tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, nóng lòng chờ phát phục. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê để giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ “ngây thơ đi mới trầu, cô định nhân cơ hội hiếm có này để giả vờ thể hiện mình là ngườu con gái ngoan hiền , thùy mị. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Cổ kiểu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vải ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dịch và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sự chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đỗ sộ, một của bảo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu từ Tân vội bấm máy để khoe khéo cái máy ảnh mới mua. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông đốc tờ Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thửcười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,... Lúc hạ huyệt, cậu tủ Tẫn bắt bẻ từngngười một để chụp ảnh. Ông phán mọc sừng, khóc to "Hứt. Hiet! Hirt!" bí mật dúi vào tay Xuân tóc đỏ cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy. Quang cảnh một đám tang nháo nhào, náo nhiệt chẳng có tí nào gọi là thương đau.
*Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức của một bộ phận tư sản thành thị luôn nấp mình dưới đế giầy của bọn thực dân xâm lược.
II – Phân tích tác phẩm.
1-Niềm vui, niềm hạnh phúc của các thành viên trong và ngoài gia đình trước sự ra đi của cụ cố Tổ.
a/ Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng
.
-Cả gia đình tràn ngập trong niềm vui, sự mong chờ và hạnh phúc bởi lẽ khi cụ cố tổ mất thì cũng là lúc cái chúc thư đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông trên giấy tờ nữa.
*Niềm vui của từng thành viên trong gia đình:
- Cố Hồng con trai trưởng “ chí hiếu” của cụ cố Tổ:
+ Vui mừng vì sấp được diễn cái trò già yếu trước mặt mọi người.
+ Dẫu chỉ mới độ 50 tuổi nhưng lâu nay ông ta luôn ước mong được gọi là cụ cố , nên nay sung sướng ngất ngay vì nhờ cái chết của cha mà mình, nhờ cái đám tang kia mà ông mới cia cơ hội mặc lên người cái áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”.
⇒ Cái chết của cụ cố Tổ chính là dịp để đứa con trai khoe khoang sự giàu có và phô trương lòng hiếu thuận của mình, nhưng thật chất hắn chỉ là một con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình.
- Ông Văn Minh: cháu đích tôn của cụ cố Tổ thì vui sướng vô cùng vì cái chúc thư kia bây giờ đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa. Và đồng thời đây cũng chính cơ hội để ông được dịp lăng xê những mốt trang phục mới lạ và tạo bạo nhất của của hàng mình.
⇒ Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
- Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục tân thời táo bạo nhất của tiệm may Âu hóa.
⇒ Người cháu dâu thực dụng, thiếu tình người. Chỉ biết lợi dụng cái chết của cụ cố Tổ để quảng bá cho tiệm may và chưng diện cho bản thân.
- Cô Tuyết: Được dịp mặc bộ y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết. Cô như chẳng chút mẩy may, đau buồn trước sự ra đi của người cha quá cố, nhưng lại đau khổ như kim châm vào lòng khi không thấy Xuân tóc đỏ đâu với khuôn mặt “buồn lãng mạn”.
⇒ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ và bất hiếu.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
⇒ Là một con người vô tâm,kém hiểu biết, cậu ta xem cái chết của cụ Tổ như một cơ hội để phô bày, khoe khoang và thử nghiệm đồ dùng.
- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế, bởi nó giúp ông có thêm hẵng mấy nghìn đồng..
⇒ Là một người đàn ông nhu nhược, không có liêm sĩ và cũng chả có lòng tự trọng. Luôn nghĩ tới những thứ lợi ích cỏn con, nhỏ nhạch.
b- Niềm hạnh phúc của người ngoài gia đình.
- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng cao hơn, đây cũng là dịp để hắn đánh bóng cái danh hiệu tri thức giả mạo của mình.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: đang lúc buồn rầu vì thất nghiệp … thì vui sướng vô cùng khi được thêu giữ trật tự cho đám tang.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: Được dịp khoe huân chương, huy chương, nào là Bắc Đẩu bội tinh, Cao Miên bội tinh...và râu ria các loại” hoặc dài , hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung”, “ cảm động “ khi thấy làn da trắng thập thò trên cánh tay và ngực của Tuyết
=> Những kẻ đó vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chỉ giả vờ đến chia buồn chứ thật chất để khoe khoang, cả tac phong lẫn lời nói không hề có vẻ gì là buồn bã.
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang, đến sự xa hoa của tang lễ chứ chẳng ai tỏ vẻ xót thương cho sự ra đi của cụ cố Tổ.
+Đám “ giai thanh gái lịch” : là dịp để họ bình phẩm, chê bai, ghen tuông, hẹn hò với nhau.
+ Sư cụ tâng phú: “ sung sướng và vênh váo” vì tin rằng sẽ có người nhận ra rằng mình đã đánh dỗ được hội phật giáo.
+ Ông TYPN : chờ các sáng chế của mình được sớm ngày ra mắt công chúng.
⇒ Bức tranh trào phúng sắc xảo, mang đậm tính hài hước. Tố cáo sâu cay và chân thực sự thối nát, vô nhân đạo của xã hội tư bản thành thị Việt Nam lúc bấy giờ.
=> Đám con cháu đại bất hiếu, không một chút đau xót trước sự ra đi của người thân ngược lại còn cảm thấy vui mừng và hạnh phúc . Bấy nhiêu đó thôi cũng đã cho ta thấy sự đồi bại về nhân cách và suy tàn về đạo đức con người trong cái giai đoạn được gọi là “Tây hóa”
-> Vạch trần bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của tầng lớp thượng lưu thành thị Việt Nam trước cách mạng.
2- Cảnh đám tang
- Cách tổ chức: theo lối ta, Tây, Tàu kết hợp =>Nhằm để khoe khoang sự giàu có.
- Cảnh đám ma đi trên đường: Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước.
- Người đưa tang: đủ mọi thể loại, từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến nhà sư, từ thằng manh giả hiệu nhà cải cách, đốc tờ đến nhà thiết kế thời trang... thế nhưng họ đi theo chỉ như góp vui cho buổi tang khi chỉ bàn tán, nói cười rơm rả.
- Cảnh hạ huyệt:
+ Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
+ Tiếp theo: Ông Phán thì diễn cảnh khóc thương bi thảm..thế nhưng lại tranh thủ nhét tờ tiền vào tay Xuân tóc đỏ.
+ Cụ cố Hồng thì giả vờ mếu máo, ho khan để gây sự chú ý.
⇒ Đó là một màn tấn đại hài kịch thể hiện sự lố lăng, đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội thượng lưu trước 1945.
_Tình huống trào phúng đặc sắc
Được hình thành từ những mâu thuẫn trái tự nhiên do chính các nhân vật của màn bi hài kịch này gây ra
- Nhan đề: nhan đề của chương truyện là "Hạnh phúc của một tang gia": tang gia bao giờ cũng gắn liền với sự mất mát, đau thương, sầu não nhưng tang gia ở đây lại đi với hai chữ "hạnh phúc". Chương truyện đã cho ta thấy rõ một cảnh tượng ngược đời đúng như cái nhan đề ấy.
- Sau tiêu đề, mâu thuẫn trào phúng đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động, sắc sảo trong diễn biến đám tang. Đó là mâu thuẫn giữa bất hạnh và hạnh phúc, giữa đau khổ và sung sướng, giữa trang nghiêm và sự bát nháo, lố lăng.
+ Cái chết của cụ tổ không làm con cháu buồn khổ theo lẽ thường mà trái lại đó là cái chết được đợi chờ, khao khát từ lâu. Để có được cái chết mà gia đình hằng mong ước bấy lâu, ông cháu rể phải dùng khổ nhục kế một cách hào hứng, bỏ tiền ra thuê thằng Xuân tóc đỏ tố cáo việc ông ta mọc sừng khiến cụ tổ uất lên mà chết. Từ "thật" trong câu "ông cụ già chết thật" như một tiếng reo hò vui tươi, một tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm sau bao ngày mong chờ, phấp phỏng.
+ "Hạnh phúc" do cái chết của cụ tổ đem đến cho con cháu đã được miêu tả rất sinh động. Đó là thứ hạnh phúc tột bậc, tràn trề và không thể kiềm chế dành cho tất cả mọi người, từ trong tới ngoài tang gia. Những từ "hạnh phúc", "sung sướng", "vui vẻ" được lặp đi lặp lại suốt trong đoạn trích càng khẳng định niềm hạnh phúc.
+ Đoạn văn đã dựng lại sinh động cảnh tang gia bối rối với tất cả những băn khoăn, lo lắng, bận rộn,.... Nhưng nguyên nhân của chúng lại là việc tổ chức sao cho to tát, linh đình, long trọng một "ngày vui" để đem lại lợi ích, danh giá cho người còn sống chứ tuyệt nhiên không phải vì sự ra đi của người đã khuất.
+ Không hề có không khí trang nghiêm, thành kính cần có mà chỉ có sự lố bịch, kệch cỡm và giả dối tột cùng của đám tang
- Trạng thái tâm lí tương phản trước và sau khi phát phục
+"Với một bầy con cháu chỉ nóng ruột muốn chôn cái xác chết của cụ tổ" thì việc chậm trễ của lễ tang bị coi là điều đáng chỉ trích, phê phán. Tất cả sự bất bình ấy đều xuất phát từ nguyên nhân: mong muốn riêng tư của họ bị trì hoãn vì chưa có lệnh phát phục
+ Nếu với đám tang bình thường, lệnh phát phục là giây phút thiêng liêng, đau buồn nhất của tử biệt sinh li thì ở đây đó lại là giây phút sung sướng, hạnh phúc hằng ao ước vì có vậy thì mới làm thoả được sự chờ đợi của những người ở đó
- Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung trong đám tang: Bên ngoài là hình thức của một tang gia chí tình chí hiếu, lo tổ chức một đám ma to tát nhưng đằng sau những khuôn mặt đau buồn, giọt nước mắt đau khổ là sự sung sướng tột cùng, phấn khích vì lợi ích mà đám ma mang lại.
=> Lên án một xã hội nhố nhăng, giả tạo và vô nhân tính, trong xã hội ấy những kẻ lộc lừa, bất tài như Xuân tóc đỏ lại có thể được tuân hô như một người tri thức thông thái, những thứ hư danh, vật chất phù phiếm lại quan trọng hơn cả tình cảm con người.
III. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng trào phúng tình huống độc đáo
- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.
- Bút pháp trào phúng sắc xảo và thâm thúy.
 
Last edited by a moderator:

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Chí Phèo
- Nam Cao –
I- Tìm hiểu chung
1-Tác giả.
*Cuộc đời:

- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951), quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân ( nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.
- Từ năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Năm 1951, Nam Cao hi sinh trên đường đi công tác. Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
*Con người:
- Là người có đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc.
- Là người trí thức trung thực luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen và bế tắc hiện tại.
- Là nhà văn có tấm lòng đôn hậu , gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ
* Quan điểm nghệ thuật.
- Sáng tác của Nam Cao tuân theo quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh", văn học phải vì con người mà khai sinh, do con người mà phát triển, nhờ con người mà tồn tại và thiết yếu nó phải mang đến một giá trị nhất định nào đó cho người đọc.
- Đồng thời ông cũng lên án thứ văn chương phi thực tế, thứ nghệ thuật vị nghệ thuật bởi ông quan niệm rằng nghệ thuật không cần và cũng không nên là ánh trăng lừa dối.
=> Chính vì thế mà Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện thực nhân đạo hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn cả trước và sau cách mạng tháng Tám.
- Các đề tài chính:
+ Trước cách mạng tháng Tám Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là : người tri thức nghèo và người nông dân nghèo.
+ Trong giai đoạn cách mạng thì ông đã dùng ngòi bút của mình phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp( Nhật kí ở rừng)
2- Tác phẩm.
*Hoàn cảnh sáng tác
: Xuất bản lần đầu vào năm 1941. Tác giả đã dựa vào “ người thật , việc thật” tại làng Đại Hoàng, sau đó hư cấu thêm để tạo ra tác phẩm.
*Nhan đề: Lúc đầu có tên là” Cái lò gạch cũ” sau đó nhà xuất bản tự ý đổi tên thành” Đôi lứa xứng đôi” nhằm gây hiệu ứng cho đọc giả, cuối cùng sau khi in lại tác giả đã quyết định đổi tên thành “ Chí Phèo”.
* Tóm tắt tác phẩm:Tác phẩm kể về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bà rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo phải đi ở cho hết nhà này đến nhà nọ và làm canh điền cho lí Kiến. Nhưng vì thói ghen tuông vô tội vạ của mình mà Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên giở trò rạch mặt ăn vạ và gây ra biết bao nhiêu là tai họa cho người trong làng. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát được làm lại từ đầu, được sống một cách thiện lương .Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã hoàn toàn chặn đức con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và sau đó tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bị bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.
3- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
- "Chí Phèo" là một kiệt tác của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát phần nào thực trạng của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ,một bộ phận nông dân lao động lương thiện đã bị chính những thế lực tàn bạo , xấu xa đã bị chính cái xã hội độc ác vô nhân đạo kia đẩy vào con đường tha hoá, bị chèn ép mức mất đi nhân dạng lẫn tính người.
=>Giá trị nội dung : Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo, cùng những thế lực độc tài vô nhân tính đã chà đạp, dụng lợi những người nông dân thiện lương, nghèo khổ, đồng thời ông còn khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ đã bị vùi dập đến mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
-Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
II – Phân tích chi tiết tác phẩm.
1-Làng Vũ Đại

- Đây có thể được xem là không gian nghệ thuật của cả tác phẩm. Bởi lẽ nó là nơi đã chứng kiến toàn bộ chuỗi bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Là thế giới thu nhỏ của một xã hội tồi tàn và mục nát, một xã hội chỉ toàn sự dối trá, lộc lừa và tàn bạo.
+ Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa những người nông dân thiện lương nghèo khổ với bọn địa chủ gian trá, xấu xa => Một làng quê tưởng chừng như bình yên, hạnh phúc nhưng thực chất lại chứa đựng đầy rẫy những uẩn khuất, mưu mô cùng với đó là những tiếng oán than, trách mắng của những phận người hèn mọn luôn phải chịu biết bao sự chà đạp và bất công.
- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát.
⇒ Không gian nghệ thuật chính cơ sở quan trọng giúp đi sâu vào việc khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
2- Hình tượng nhân vật thị Nở và Bá Kiến
*Nhân vật Thị Nở

Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”
+ Ngẩn ngơ: hành động theo bản năng
+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gì nên có trên khuôn mặt con người
+ Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi
⇒Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất hạnh . Nhưng đâu đó trong cô là một tấm lòng đôn hậu và đầy tình yêu thương
*Nhân vật Bá Kiến ( nguyên do của mọi bi kịch)
- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… ⇒ Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn
- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, vừa xảo trá độc ác lại mưu mô thâm độc. Chính hắn đã trực tiếp gây ra biết bao nhiêu là lầm than cho cả làng Vũ Đại, là bàn tay đã trực tiếp đẫy Chí Phèo vào vũng lầy tha hóa.
⇒ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
2- Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
* Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật Chí Phèo
:
- Nam Cao mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo vừa đi, vừa chửi.
- Nội dung tiếng chửi: chửi trời, chửi đất chửi cha, chửi mẹ, chửi cả cái làng Vũ Đại.
- Chi tiết Chí chửi bới cả làng, cả ngày nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa, quan tâm hay chửi lại. Từ đó, cho thấy hắn ta dường như là một kẻ vô hình trong mắt cả dân làng Vũ Đại. Trong mắt mọi người hắn dường như chẳng có gì đáng để quan tâm, đáng để đáp lại cả ; sự tồn tại của Chí Phèo bây giờ chẳng khác nào là một sự thừa thãi và chướng mắt =>Một con người nhưng không có giá trị của một con người.
- Ý nghĩa của tiếng chửi:
+ Thể hiện sự tha hóa của Chí Phèo.
+ Thể hiện sự cô độc, khao khát được chú ý được quan tâm, được giao tiếp với mọi người xung quanh.=> Dù đó có là lời chửi bới, hay trách móc, sỉ nhục đi chăng thì đối với Chí nó vẫn tốt hơn nhiều so với việc bị người khác xem như kẻ vô hình.
+ Tâm trạng uất hận, căm phẩn.
+ Sự thấu hiểu, cảm thông của nhà văn với hoàn cảnh nhân vật.
*Xuất thân và hoàn cảnh sống trước khi vào tù.
- Chí Phèo từ khi mới sinh ra đã bị chính cha mẹ ruột của mình bỏ lại nơi cái lò gạch cũ. Sau khi được một anh thả ống lươn lượm về, Chí được người làng truyền tay nhau nuôi lớn.
- Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh, cần cù và nổi tiếng là hiền như đất.
- Nhân cách:
+ Có lòng tự trọng: cảm thấy nhục nhã khi phải xoa bóp cho vợ của Bá Kiến.
+ Có ước mơ chính đáng về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
= > Là một người nông dân lương thiện, có nhân cách đáng quý nhưng số phận lại vô cùng đáng thương và bi thảm
*Sau khi vào tù.
- Lý do vào tù : Do ghen tuông nên Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí vào tù, dù Chí hoàn toàn vô tội.
- Trong tù: Sự tàn ác của Bá Kiến cùng sự tiếp tay của nhà tù phong kiến đã thành công tha hóa Chí Phèo về cả nhân hình lẫn nhân tính.
+ Trong tù Chí không ngừng bị hành hạ, đánh đập đến thừa sống thiếu chết. => Sự phẩn nộ, oan ức cùng sự đau khổ, căm hận tột cùng khi bị tra tấn đã khiến tâm tình, suy nghĩ và thái độ của Chí thay đổi từng ngày theo chiều hướng vô cùng tiêu cực.
=>Sự tàn bạo của nhà tù phong kiến thực dân, sự vô nhân tính, bất lương của những kẻ quyền thế, luôn cho mình cái quyền chà đạp, điều khiển số phận con người... đã trực tiếp biến một người nông dân thật thà lương thiện thành một con quỷ dữ, hung tàn và ngang ngược.
* Từ khi ra tù đến trước khi gặp thị Nở.
- Chính vào lúc được giải thoát khỏi nơi tù đày đầy tâm tối thì cũng chính là lúc Chí Phèo đã hoàn toàn trở thành một con người khác, trở thành chính kiểu người mà hắn từng khinh thường và chán ghét.
- Hậu quả: nhân cách trở nên méo mó, quái dị và biệt lập. Hắn cứ triền miên trong cơn say xỉn, trong tiếng chửi rủa thất thanh , trong sự uất ức và oán hận . Thay đổi hoàn toàn về nhân hình lẫn nhân tính.
+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ, người ngợm lếch nhếch, trông như thằng săng đá, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn....nhìn thật quái dị và hung bạo. Gương mặt Chí đầy những vết sẹo tự rạch để ăn vạ.
+ Nhân tính : Trở thành một kẻ liều mạng, tàn ác và ngang ngược. Hắn hết chửi bới rồi lại đập phá và thậm chí là chém giết....Chí trở thành một con quỷ dữ hung hăng trong mắt của cả dân làng Vũ Đại.
- Một lần nữa bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai của hắn.
⇒ Chí triền miên, lẫn quẫn trong những cơn say khướt, biến mình thành một kẻ mù quáng, ngang tàng, trực tiếp gây ra biết bao tai họa cho những người vô tội.
=> Chí hoàn toàn bị khai trừ ra khỏi cộng đồng xã hội.
*Sau khi gặp thị Nở.
- Tình huống gặp gỡ: Chẳng giống những lần đầu gặp gỡ lãng mạn, như trong ca dao hay tiểu thuyết, lần gặp đầu tiên của Thị Nở và Chí Phèo lại đến theo một cách ngớ ngẩn và buồn cười. Một người đi gánh nước mệt quá nên ngủ quên, một người lại rượu chè quá chén sau đó ngã ngủ giữa đường.
- Sau trận say tối hôm gặp Thị, Chí Phèo ốm nặng, và đây là lần đầu tiên sau khi ra khỏi tù hắn cảm thấy mình tỉnh táo. Chính sự tỉnh táo đó đã gây ra những thay đổi nhất định về tâm lý của Chí Phèo :
+ Nhận ra dấu hiệu hiện hữu của cuộc sống : “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có cả tiếng nói cười của những người đi chợ” -> Thế nhưng lòng hắn lại cảm thấy đơn độc và đượm buồn.
+ Hồi tưởng lại quá khứ của mình : Hình như cũng có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải....sống một cuộc đời êm đềm , hạnh phúc
+ Hắn nhớ mình trong quá khứ, trong lúc hắn vẫn còn là một chàng canh điền lương thiện, hiền lành và dễ mến.
+ Chí bắt đầu có ý thức về tình trạng hiện tại của bản thân, hắn thấy mình đã già rồi mà vẫn còn cô độc, và bắt đầu sợ hãi sự cô đơn sẽ lôi trong những năm tháng cuối đời.
+ Chí khao khát và mong muốn được làm hòa với dân làng, được hòa nhập lại với đời sống của cộng đồng. Bởi Chí đã ngán ngẫm và sợ hãi sự đơn độc và cách biệt.
-Khi đón nhận bát cháo hành
+ Hoàn cảnh : đang trong lúc hắn tưởng mình đã bị cả xã hội ruồng bỏ và cô lập, thì chính sự xuất hiện của thị Nở đã chớm lên cho hắn một niềm tin, một niềm hạnh phúc tuy đơn sơ bé nhỏ nhưng đối với Chí bây giờ là cả một gia tài.
+ Diễn biến tâm trạng khi nhận được bác cháo từ thị Nở:"Hắn ngạc nhiên cảm động, mắt như ươn ướt" vừa vui vừa buồn vừa ăn năn hối hận
=> Nhờ thị Nở mà Chí Phèo lại thèm muốn được lương thiện, được làm lại cuộc đời. Chí hi vọng rằng Thị Nở sẽ là cầu nối giúp Chí trở lại cái xã hội bằng phẳng và lương thiện.
=> Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
- Bi kịch bị cự tuyệt : hạnh phúc vừa chớm nở chưa được bao lâu, niềm tin yêu vừa mới xuất hiện và cứu lấy tâm hồn của con người bần cùng ấy thì bi kịch lại một lần nữa ập tới . Khi hắn bị chính thị Nở - Cầu nối và là niềm tin, động lực duy nhất để Chí sống và làm lại cuộc đời
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
=>Lúc này Chí Phèo thật sự đã chẳng còn gì cả, hắn thất vọng chán nãn thù hận và bất mãn vô cùng. Bất mãn trước số phận, trước cuộc đời , trước sự đê hèn của chính bản thân, với sự mưu mô và thâm độc của bọn độc tài phon kiến. Và rồi ai cho hắn thiện lương đây, ai cho hắn sống một cuộc đời bình yên như hắn từng mong ước.
+ Trước sự bế tắc và cùng cực, Chí quyết định giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
⇒ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
* Chi tiết Cái lò gạch cũ: xuất hiện hai lần trong tác phẩm: là nơi Chí bị bỏ rơi ( đầu tác phẩm) và lúc Chí mất Thị Nỡ nhìn vào bụng bầu và nghĩ về cái lò gạch cũ.
+ Lại là một vòng tròn lẫn quẩn không lối thoát, lại một Chí Phèo con ra đời, sẽ lại tiếp bị đọa đầy và tha hóa, lại tiếp tùng chịu sự áp bức tàn nhẫn của xã hội phong kiến đương thời hay sẽ vùng lên và đổi khác..điều ấy không ai biết và ngay cả tác giả cũng chẳng biết. Chúng ta chỉ biết rằng những phận người như Chí Phèo vẫn còn đấy , vẫn phải từng ngày gòng mình ghánh chịu sự áp bức đọa đầy của tầng lớp thống trị bất nhân
4 Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom