Sinh 8 Kiến thức lý thuyết

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 5 - Bài 5: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

(*) Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột)
+ Ruột dài 2.8 – 3m. Tổng bề mặt tiếp xúc của ruột: 500m2

(*) Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan
picture.php


Vai trò của gan
- Tiết mật
- Khử độc
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định

(*) Thải phân
Vai trò của ruột già:
- Hấp thụ lại nước cho cơ thể
- Thải phân (loại bỏ những chát cặn bã) ra ngoài
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 5 - Bài 6: Vệ sinh tiêu hóa

(*) Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:

picture.php



(*) Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Ăn uống hợp vệ sinh
- Khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn uống đúng cách
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 6 - Bài 1: Trao đổi chất

(*) Trao đổi chất giữa cơ thế và môi trường ngoài

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, muối khoáng, nước, oxi qua hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí cacbonic từ cơ thể thải ra
Môi trường ngoài cung cấp
- Thức ăn
- Nước
- Muối khoáng
- Oxi
~~> Qua 2 hệ: Tiêu hóa và hô hấp (Hợp chất đơn giản hấp thụ vào máu; chất bã, cacbonic, sản phẩm phân hủy... thải ra)


(*) Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong được biểu hiện
- Chất dinh duỡng và oxi được tế bào sử dụng cho mọi hoạt động sống của cơ thể đồng thời các sản phẩm phân hủy đưa đến các cơ quan và thải ra ngoài
- Trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong
Môi trừờng trong cung cấp: (qua nước mô và máu)
- Chất dinh dưỡng
- Oxi
\Rightarrow Cho tế bào hoạt động sống, đồng thời thải ra: Sản phẩm phân hủy (qua cơ quan bài tiết), Cacbonic (qua phổi)

(*) Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

Trao đổi chất ở hai cấp độ liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
 
H

hongnhung.97

Chương 6 - Bài 2: Chuyển hóa

(*) Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của tế bào và đều cần năng lượng
- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra gồm quá trình đồng hóa và dị hóa
picture.php

- Mối quan hệ đồng hóa, dị hóa đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể
Khái niệm đồng hóa - dị hóa:
- Đồng hóa: Quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành: Chất đặc trưng của cơ thể, kèm tích lũy năng lượng
- Dị hóa: Quá trình phân giải các chất phức tạp thành: Các chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng

(*) Chuyển hóa cơ bản
- Là năng lượng cần dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi (đơn vị: kJ/h/kg)
- Ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hyóa cơ bản để xác định tình trạng sức khỏe, trạng thái bệnh lí

(*) Điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng. Cơ thế thần kinh

Cơ chế thần kinh:
- Cơ chế thần kinh ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất
- Thông qua tim mạch

Cơ chế thể dịch
- Do các hoocmon đổ vào máu
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 6 - Bài 3: Thân nhiệt

(*) Thân nhiệt:

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 37oc (- + 0.5 ) là sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt

(*) Sự điều hòa thân nhiệt

Da có vai trò quan trọng nhất trong sự điều hòa thân nhiệt
Cơ chế:
- Khi trời nóng, lao động nặng: mao mạch ở da giãn làm tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi
- Khi trời rét, mao mạch co lại, làm cơ chân lông co, giảm sự tỏa nhiệt (run sinh nhiệt)
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Hệ thần kinh: tăng giảm dị hóa ở tế bào, co dãn mạch máu, co chân lông...

(*) Phương pháp phòng chống nóng lạnh

- Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khả năng của cơ thể
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp trong mùa nóng và lạnh
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường, lao động
- Mùa đông: giữ ấm chân, cổ, ngực, ăn thức ăn nóng, giàu lipit
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà và nơi công cộng
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 6 - Bài 3: Vitamin và muối khoáng

(*) Vitamin

- Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, tham gia cấu trúc của nhiều enzim-> đảm bảo hoạt động sinh lí bình thường cho cơ thể
- Con người không tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn
Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể
- Thiếu vitamin dẫn tới rối loạn cơ thể
+ Khô giác mạc, mù lòa (thiếu vitamin A)
+ Còi xương hay loãng xương (thiếu vitamin D)
+ Lão hóa (thiếu vitamin E)
- Lạm dụng vitamin cũng gây nguy hiểm
+ Mô mềm, hóa canxi, tử vong (thừa vitamin D)
Có 2 nhóm vitamin:
- Tan trong mỡ: A, D, E, K
- Tan trong nước: C, nhóm B (B1, B2...)

(*) Muối khoáng

- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào nhiều hệ enzim, đảm bảo quá trình trao đổi chất - năng lượng và cân bằng áp suất thẩm thấu
- Khẩu phần ăn cần
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn (Động vật và thực vật)
+ Sử dụng muối iốt hàng ngày
+ Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin, muối khoáng
+ Trẻ em tăng cường muối canxi
- Vai trò của 1 vài muối khoáng quan trọng:
+ Na và K: Thanh phần của dịch nội bào
+ Ca: Thành phần chính của xương và răng
+ I2: Thành phần của hoocmon tuyến giáp
+ S, Zn, P: Thành phần của nhiều enzim
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 6 - Bài 5: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

(*) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau
- Nhu cầu dinh dưỡng phu thuộc vào giới tính, trạng thái sinh lí, lao động, lứa tuổi
- Cần đảm bảo cân đối các chất như: protein, lipit, gluxit

(*) Giá trị dinh dưỡng của thức ăn

- Biểu hiện ở: thành phần các chất, năng lượng chứa trong đó
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ cho nhu cầu cơ thể
- Giá trị thức ăn được tính bằng calo
- Mỗi thành phần thức ăn có năng lượng cung cấp khác nhau

(*) Khẩu phần – Nguyên tắc lập khẩu phần ăn

1. Khẩu phần là gì? – Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày

2. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp cho nhu cầu của từng đổi tượng
- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
- Chú ý bảo vệ đất nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đúng quy cách, nhằm nhâng cao chất lượng thức ăn và chất lượng cuộc sống
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 7 - Bài 1: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

(*) Bài tiết:

1. Khái niệm: bài tiết là quá trình lọc và thải những chất cặn bã, những chất độc hại từ cơ thể ra môi trường ngoài

2. Vai trò bài tiết: giúp cơ thể duy trì tính ổn định môi trường bên trong

3. Cơ quan bài tiết, sản phẩm bài tiết chủ yếu
- Phổi thải cacbonic
- Thận thải nước tiểu
- Da thải mồ hôi

(*) Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

~~Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận (có 2 quả thận với 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu), ống dẫn nước tiểu, ống ***, bóng ***

Mỗi thận gồm
- Phần vỏ: khoảng 1 triệu đơn vị chức năng
- Mỗi đơn vị chức năng gồm:
+ Cầu thận
+ Nang cầu thận
+ Ống thận
=> Lọc máu và hình thành nước tiểu
- Phần tủy
+ Ống thận
+ Ống góp
=> Dẫn nước tiểu vào bể thận
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 7 - Bài 2: Bài tiết nước tiểu

(*) Tạo thành nước tiểu

Sự tạo thành nước tiểu xảy ra ở đơn vị chức năng gồm 2 quá trình
- Lọc máu xảy ra ở cầu thận , nang cầu thận (tạo thành nước tiểu đầu)
- Quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp xảy ra ở ống thận

picture.php


(*) Bài tiết nước tiểu

Thực hiện ở bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng *** và ống ***
- Bể thận: Nhận nước tiểu chính thức
- Bóng ***: Chứa nước tiểu từ ống dẫn xuống
- Ống ***: thoát nước tiểu ra nhờ cơ vòng ống ***, bóng *** và cơ bụng
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu, xuống tích trữ ở bóng *** rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống ***, cơ bóng *** và cơ bụng
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 7 - Bài 3: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

(*) Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

- Do các vi khuẩn gây bệnh
- Các thức ăn có chứa chất độc
- Khẩu phần ăn không hợp lí

(*) Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
- Đi tiểu đúng lúc

picture.php
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 8 - Bài 1: Cấu tạo và chức năng của da

(*) Cấu tạo của da gồm 3 lớp:

1. Lớp biểu bì:
- Tầng sừng
+ Nằm ở ngoài cùng
+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp xít nhau
- Lớp tế bào sống:
+ Nằm dười tầng sừng
+ Là lớp tế bào sống, có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da

2. Lớp bì:
- Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt
- Có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ chân lông, mạch máu
- Giúp da cảm giác, bài tiết và điều tiết thân nhiệt
- Lớp mỡ dưới da: Chứa mỡ dự trữ, cách nhiệt

(*) Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể
- Tiếp nhận kích thích
- Bài tiết và điều hòa thân nhiệt
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 8 - Bài 2: Vệ sinh da

(*) Bảo vệ da:

Da bẩn:
- Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển
- Hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi
Da bị xây xát
- Da bị xay xát dễ bị nhiễm trùng
- Cần giữ cho da sạch, tránh bị xây xát

(*) Rèn luyện da

1. Hình thức rèn luyện da:
- Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ
- Tập chạy buổi sáng
- Tham gia thể thao buổi chiều
- Xoa bóp
- Lao động chân tay vừa sức

2. Nguyên tắc rèn luyện da:
- Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người
- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh năng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D (chống còi xương)

(*) Phòng chống bệnh ngoài da:

Các bệnh ngoài da: do vi khuẩn, nấm, ghẻ, bỏng nhiệt, bỏng hóa chất
Phòng bệnh:
- Giữ gìn vệ sinh thân thể
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Tránh để da bị xây xát, bỏng

~~ Chữa bệnh: dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 1: Tổng quan về hệ thần kinh

(*) Nơron: đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

- Cấu tạo:
+ Thân (chứa nhân) và các sợi nhánh (bao quanh thân): cấu tạo nên chất xám của trung ương thần kinh
+ Sợi trục (Có bao miêlin, tận cùng có các cúc xinap): cấu tạo nên chất trắng của trung ương thần kinh và các dây thần kinh
- Chức năng: có khả năng hưng phấn và dẫn truyền các xung thần kinh đến nơi tiếp giáp giữa các nơron (gọi là các cúc xi náp) ~~> Chức năng: cảm ứng + dẫn truyền

(*) Các bộ phận của hệ thần kinh

- Về cấu tạo gồm:
+ Bộ phận trung ương có: não và tủy sống (Đuợc bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống)
+ Bộ phận ngoại biên có: các dây thần kinh (Do sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên) và hạch thần kinh

- Về chức năng có thể chia
+ Hệ thần kinh vận động: Liên quan đến hoạt động có ý thức (cơ vân)
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: Liên quan đến hoạt động không có ý thức (cơ trơn)
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 2: Tủy sống và dây thần kinh tủy

(*) Tủy sống: nằm trong ống xương sống (Từ đốt sống cổ 1 đến hết thắt lưng 2), có hình trụ dài 50cm, rộng 1cm, được bao bọc bởi màng tủy
1. Cấu tạo:
- Về hình dạng: Có các chỗ phình (cổ, thắt lưng) ứng với chỗ dây thần kinh tay và chân. Có màu trắng bóng

-Về lát cắt ngang
+ Phần phình bướm, phía trong là chất xám
+ Phần bao ngoài là chất trắng

- Màng tủy gồm 3 lớp:
+ Màng cứng
+ Màng nhện
+ Màng nuôi
\Rightarrow Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống

2. Chức năng:
- Chất xám là trung khu (căn cứ) của các phản xạ không điều kiện
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các trung khu với nhau và với não bộ

(*) Các dây thần kinh tủy

1. Cấu tạo: có 31 đôi dây thần kinh tủy gồm:
- Nhóm sợi thần kinh nối với rễ sau tủy sống: gọi là sợi cảm giác (hay hướng tâm)
- Nhóm sợi thền kinh nối với rễ trước: gọi là sợi vận động (hay li tâm)
~~ Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ giang đốt sống, tạo nên dây thần kinh tủy

2. Chức năng:
- Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm) từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh
- Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động, nhập nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. Vì vậy dây thần kinh tủy là dây pha
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 3: Trụ não, tiểu não, não trung gian

(*) Thành phần và vị trí của não bộ

Não bộ gồm:
- Đại não nằm trên.
- Dưới đại não: tiểu não nằm ở phía sau
- Não trung gian ở giữa trụ não và đại não, có đồi thị và dưới đồi thị
- Trụ não ở phía dưới: gồm não giữa, cầu não và hành tủy

(*) Trụ não:
- Cấu tạo: gồm chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong
- Chức năng: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan đặc biệt là các hệ: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa
+ Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của ác nội quan
+ Chất trắng dẫn truyền: đường lên - cảm giác, đường xuống - vận động

(*) Não trung gian:
- Đồi thị: là trạm trung chuyển các dẫn truyền
- Vùng dưới đồi thị: là trung khu của trao đổi chất các nội quan đặc biệt là các hệ: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa
+ Chất trắng nằm ngoài: chuyển tiếp đường dẫn truyền từ duới lên não
+ Chất xám: Các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

(*) Tiểu não
- Chất trắng nằm phía trong: là đướng dẫn truyền
- Chất xám tạo thành lớp vỏ ngoài: có chức năng điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giự thăng bằng
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 4: Đại não

(*) Cấu tạo

- Chất xám: phủ bề mặt đại não làm thành vỏ não
- Bề mặt vỏ não có nhều nếp gấp làm thăng diện tích vỏ đại não (lên tới 2.300 – 2.500cm2) hơn 2/3 bề mặt nằm torng khe và rảnh
- Vỏ đại não dày 2 – 3mm gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp
- Các rảnh (Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa, rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy) chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Ví dụ: thùy trán, thùy đỉnh, thủy chẩm và thùy thái dương

(*) Sự phân vùng chức năng

- Rảnh và khe làm diễn tích vỏ não tăng lên, vừa chia não thành các thùy và hồi não

Vỏ não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. Vỏ não có nhiều vùng (8 vùng), mỗi vùng có 1 tên gọi và chức năng riêng.Các vùng não quan trọng là (vùng chỉ có ở người):
+ Vùng cảm giác và vận động có ý thức (thuộc phản xạ có điều kiện)
+ Vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) gần vùng vận động
+ Vùng hiểu biết ngôn ngữ và chữ viết (gần vùng thính và thị giác)

~~ Ngoài ra các vùng có cả ở người và động vật như:
- Vùng cảm giác
- Vùng vận động
- Vùng vị giác
- Vùng thính giác
- Vùng thị giác
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 5: Hệ thần kinh sinh dưỡng

(*) Thành phần: Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm

(*) Cấu tạo:

- Bộ phận giao cảm:
+ Trung ương nằm ở chất xám sừng bên tủy sống
+ Ngoại biên là chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống
- Bộ phận đối giao cảm có:
+ Trung ương là nhân xám ở sừng bên đoạn cùng tủy sổng và ở trụ não
+ Ngoại biên là các hạch xa trung ương ở gần hoặc ở cạnh cơ quan phụ trách

(*) Chức năng:

- Giao cảm và đối giao cảm đối lập về chức năng:
Thí dụ [Giao cảm >< Đối giao cảm]:
+ Tim tăng nhịp >< Giảm nhịp
+ Phổi dãn phế quản nhỏ >< co phế quản nhỏ
+ Ruột giảm nhu động >< tăng nhu động

- Nhờ tác động đối lập của hai bộ phận này, hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được các hoạt động của nội tạng (cơ và tuyến)
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 6: Thị giác – Thính giác

(*) Thị giác:

1. Cấu tạo cầu mắt: ở trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, lông máy, lông mi, gồm 4 lớp:
- Lớp màng cứng: bảo vệ phần trong của cầu mắt
- Lớp màng giác: ở phía trước, trong suốt để ánh sáng đi qua
- Lớp màng mạch: có nhiều mạch máu và tế bào sắc tố đen, tạo thành phòng tối
- Lớp màng lưới: ở trong cùng chưa các tế bào hình nón và tế bào hình que

2. Cấu tạo màng lưới
- Tế bào hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ ban đêm
- Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ ban đêm
- Điểm mù là chỗ ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, thiếu tế bào thụ cảm thị giác nên ảnh rơi vào đấy sẽ không nhìn thấy

3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Ánh sáng phản chiếu từ vật nhìn đi vào mắt, phải qua: màng giác, thể thủy tinh, dịch thủy tinh
- Lỗ đồng tử ở mống mắt điều tiết lượng ánh sáng vào mắt
- Nhờ sự điều tiết của thể thủy tinh và ảnh sẽ rõ nét trên màng lưới
- Ảnh tác động lên tế bào thụ cảm thị giác, làm hưng phấn các tế bào này và từ đó các luồng thần kinh sẽ truyền về vùng vỏ não tương ứng ở thủy chẩm để cho ta cảm nhận ảnh của vật

4. Vệ sinh mắt:
- Các tật của mắt:
+ Cận thị: chỉ có khả năng nhìn gần. để nhìn rõ, phải đeo kính cận (Kính mặt lõm)
+ Viễn thị: chỉ có khả năng nhìn xa. Để nhìn rõ, phải đeo kính lão (kính mặt lồi)
- Bệnh về mắt
+ Đau mắt hột: phổ biến, nhiều dử, dễ lây
+ Đau mắt đỏ: đau mắt do viêm kết mạc
- Phòng chống bệnh về mắt. Rửa mắt thường xuyên, dùng khăn riêng, đi đường nên đeo kính râm

(*) Thính giác:

1. Cấu tạo: tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh, gồm 3 phần:
- Tai ngoài: gồm vành tai ống tai và màng nhĩ
- Tai giữa gồm: Chuỗi xương tai (búa, đe, bàn đạp), vòi nhĩ
- Tai trong gồm 2 bộ phận:
+ Tiền đình và các ống bán khuyên
+ Ốc tai (Ốc tai xương - ngoài và ốc tai màng - trong [gồm màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới])

2. Chức năng:
- Vành tai: Hứng song âm
- Ống tai: Truyền sóng âm làm rung màng nhĩ
- Màng nhĩ: khuếch đại âm thanh
- Chuỗi xương tai: chuyển rung vào màng cửa bầu
- Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ
- Cuối cùng gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác thuộc cơ quan coocti trên màng cơ sở
- Các tế bào này hưng phần chuyển xung thần kinh về vùng vỏ não tương ứng ở thùy thái dương cho ta cảm giác về âm thanh
- Ngoài ra, tai còn có bộ phận tiếp nhận thông tin về thăng bằng

3. Vệ sinh:
- Dáy tai nên lấy bằng tăm bông
- Tránh viêm họng vì dễ lây viêm sang khoang tai giữa
- Tránh tiếng ồn
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chương 9 - Bài 7: Phản xạ không điều kiện & Phản xạ có điều kiện

(*) Định nghĩa:

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập (vd: Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vãi ra)
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện (vd: Chạm tay vào vật nóng, rụt tay lại)

(*) Sự hình thành phản xạ có điều kiện:

1. Hình thành phản xạ có điều kiện:
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện
- Quá trình kết hợp đó phải được lập đi lập lại nhiều lần
~~ Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời, nối các vùng vỏ não với nhau

2. Ức chế phản xạ có điều kiện:
Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần
Ý nghĩa:
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
- Hình thành các thói quen, tập tính tốt đối với đời sống con người

(*) Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện:

- Trả lời bất kì kích thích nào (nếu được kích thích cùng kích thích phản xạ không điều kiện một số lần)
- Không có tính chất bẩm sinh
- Dễ mất nếu không được củng cố
- Số lựong không hạn định
- Cung phản xạ hình thành nhờ đường liên hệ tạm thời
- không di truyền mang tính chất cá thể
- Trung ương nằm ở vỏ não và đại não
- Hình thành nhờ quá trình luyện tập
 
H

hongnhung.97

CHƯƠNG 9 - Bài 8: Hoạt động thần kinh bậc cao ở người

(*) Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người:

Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau, giúp cơ thể thích nghi với đời sống
- Phản xạ có điều kiện hình thành rất sớm từ khi trẻ mới sinh (vd: Phản xạ đòi bú)
- Cạnh các phản xạ có điều kiện mới, có quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện cũ, không cần thiết
- Nhờ đó, cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi
+ Tập quán, thói quen tốt chính là quá trình lập các phản xạ có điều kiện
+ Phản xạ có điều kiện thành lập trên phản xạ không điều kiện gọi là phản xạ có điều kiện cấp 1
+ Phản xạ có điều kiện thành lập trên phản xạ có điều kiện cấp 1 gọi là phản xạ có điều kiện cấp 2

(*) Vai trò của chữ viết

- Tiếng nói, chữ viết là tín hiệu (như ánh đèn) nhưng là tín hiệu thứ hai có thể gây ra phản xạ có điều kiện. Nhờ đó con người có thể giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau
- Tiếng nói, chữ viết ở nguời là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập, tức quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện

(*) Tư duy trừu tượng:

- Ngôn ngữ là cách trừu tượng hóa các sự vật, chỉ con người mới có khả năng ấy [Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm, được diễn tả bằng các từ]
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa cao độ thuộc về tư duy trừu tượng chỉ có ở con người
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom