Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hi , mình là sieutrom1412 . Hôm nay mình lập topic là để cho các bn lớp trên ôn lại tốt kiến thức đã học để cb cho những kì thi sắp tới đồng thời cũng cho các bạn lớp dưới có đủ kiến thức để tự tin bước vào lớp 10 nhé. Mong mọi người ủng hộ topic để topic đucợ trường tồn
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào: Chương 1:Động học chất điểm
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ tọa độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = [tex]\overline{OM}[/tex]
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M :
x = [tex]\overline{Ox_p}[/tex]
y = [tex]\overline{Oy_p}[/tex]
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
IV. Hệ qui chiếu.
Một hệ qui chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
-K/n này ở phần kiến thức cần nắm cơ bản mình đã đề cập nhé.
2. Nêu cách xác định vị trí của 1 ô tô trên 1 quốc lộ
Để xác định vị trí của một ô-tô trên quốc lộ thì ta chọn trục tọa rồi gắn vào đường (trên trục có gốc, chiều) từ đó suy ra được vị trí và chiều của ô-tô.
3.Nêu cách xác định vị trí của vật trên một mặt phẳng.
Để xác định vị trí của vật trên mặt phẳng ta chọn hệ trục oxy. Rồi xác định tọa độ của vật trên hệ tọa độ.
4. Phân biệt hệ tọa độ và hệ qui chiếu
- Hệ tọa độ gồm các trục tọa độ vuông góc tại gốc tọa độ. Hệ tọa độ giúp ta xác định được vị trí của vật.
- Hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, gồm vật làm mốc, trục tọa độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. Dựa vào đó ta có thể xác định vị trí của vật thể và các hạt tạo thành vật thể, kể cả trong các khoảng thời gian khác nhau.
5. (d- Vì giọt mưa rất nhỏ so với đường chuyển động của nó)
6.c
7.D
8. Kinh độ và vĩ độ
9. Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5h15p thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?Giải thích?
_______kim giờ ở vị trí : đơn vị phút thứ 25 + 1/4.5 = 26,25 trên đồng hồ
=> Quãng đường chênh lệch : 26,25 - 15 = 11,25 đơn vị phút = 11,25/60 = 3/16 (vòng đồng hồ)
Vận tốc kim phút = 1 (vòng đồng hồ / h)
Vận tốc kim giờ = 5/60 = 1/12 (vòng đồng hồ / h)
=> Hiệu vận tốc = 1 - 1/12 = 11/12 (vòng đồng hồ / h)
=> Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ = 3/16 : 11/12 = 9/44 (h) = 12'16,36"
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào: Chương 1:Động học chất điểm
Bài 1: Chuyển động cơ
Kiến thức cần nắm cơ bản.
Kiến thức cần nắm cơ bản.
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ tọa độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = [tex]\overline{OM}[/tex]
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M :
x = [tex]\overline{Ox_p}[/tex]
y = [tex]\overline{Oy_p}[/tex]
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
IV. Hệ qui chiếu.
Một hệ qui chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
Câu hỏi và bài tập
1. Chất điểm là gì?
-K/n này ở phần kiến thức cần nắm cơ bản mình đã đề cập nhé.
2. Nêu cách xác định vị trí của 1 ô tô trên 1 quốc lộ
Để xác định vị trí của một ô-tô trên quốc lộ thì ta chọn trục tọa rồi gắn vào đường (trên trục có gốc, chiều) từ đó suy ra được vị trí và chiều của ô-tô.
3.Nêu cách xác định vị trí của vật trên một mặt phẳng.
Để xác định vị trí của vật trên mặt phẳng ta chọn hệ trục oxy. Rồi xác định tọa độ của vật trên hệ tọa độ.
4. Phân biệt hệ tọa độ và hệ qui chiếu
- Hệ tọa độ gồm các trục tọa độ vuông góc tại gốc tọa độ. Hệ tọa độ giúp ta xác định được vị trí của vật.
- Hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, gồm vật làm mốc, trục tọa độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. Dựa vào đó ta có thể xác định vị trí của vật thể và các hạt tạo thành vật thể, kể cả trong các khoảng thời gian khác nhau.
5. (d- Vì giọt mưa rất nhỏ so với đường chuyển động của nó)
6.c
7.D
8. Kinh độ và vĩ độ
9. Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5h15p thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?Giải thích?
Lúc 5h15' kim phút ở vị trí : đơn vị phút thứ 15 trên đồng hồ_______kim giờ ở vị trí : đơn vị phút thứ 25 + 1/4.5 = 26,25 trên đồng hồ
=> Quãng đường chênh lệch : 26,25 - 15 = 11,25 đơn vị phút = 11,25/60 = 3/16 (vòng đồng hồ)
Vận tốc kim phút = 1 (vòng đồng hồ / h)
Vận tốc kim giờ = 5/60 = 1/12 (vòng đồng hồ / h)
=> Hiệu vận tốc = 1 - 1/12 = 11/12 (vòng đồng hồ / h)
=> Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ = 3/16 : 11/12 = 9/44 (h) = 12'16,36"
(Hết)