Văn kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9

tôn nữ cẩm tú

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2017
21
5
6
22
Thừa Thiên Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ ra phép tu từ của ác câu thơ trong truyện kiều của Nguyễn Du và phân tích tác dụng của phép tu từ đó bằng đoạn văn ngắn :
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.​
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
=> Biện pháp so sánh, điệp cấu trúc ngữ pháp
=> Tác dụng: Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được(như là trong,đục) thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể.(như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời). Điều đó nhằm nhấn mạnh tiếng đàn của Kiều. Tiếng đàn ấy về cung bậc âm thanh khi thì bay bổng vút cao trong vắt như tiếng kêu của con chim hạc bay ngang bầu trời , khi thì xuống thấp trầm đục như tiếng nước suối đổ từ trên cao đến lưng chừng; về nhịp điệu khi thì khoan thai thoang thoảng như tiếng gió thủ thỉ ngoài song cửa,khi thì nhanh mau sầm sập như tiếng trời đổ mưa
 

Băng tuyết

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
31
10
6
Lâm Đồng
Trung học cơ sở Từ Liêm
mấy bạn giúp mik nhé:
Cảm nhận của em về nhân vật Bé Thu

trong truyện Chiếc Lược Ngà ãkk
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: mỳ gói

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
20
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
mấy bạn giúp mik nhé:
Cảm nhận của em về nhân vật Bé Thu
Cảm nhận à bạn, mình cho bạn gợi ý nhé!
------
Khi cảm nhận thì bạn phải hiểu rõ về nhân vật đúng không nào? Nhân vật của chúng ta như thế này, điều này lại đòi hỏi chúng ta phải phân tích để biết được tính cách, hành động của nhân vật nhé bạn!
--------
Rồi, mình sẽ phân tích như thế này. Chúng ta phân tích nhân vật bé Thu theo các phương diện:
1) Trước khi nhận ba:
- Là một cô bé bướng bỉnh: Cơm nhão thì nhờ ba nhưng không gọi "ba" rồi cuối cùng tự làm, hất miếng trứng cá làm cơm tung tóe trong bữa ăn, qua những lần nói trổng với ba,..
- Cô bé còn ngây thơ và rất đáng yêu: Làm việc thông minh, qua nhà bà ngoại mách chuyện,..
=> Bé Thu là 1 em bé bướng bỉnh song lại ngây thơ, đáng yêu.
2) Khi nhận ba:
- Cảm xúc cha con, tình cha con như nảy nở sau khi nghe bà giải thích: Cô bé gọi thật to tiếng "ba"; hôn cùng khắp ba thể hiện yêu thương, tình cha con để níu giữ ba; ngây thơ nói ba mua lược,...
=> Bé Thu rất thương yêu ba, không muốn mất ba, sở dĩ bé không nhận ba vì bé sợ nhầm người.
------------
Vậy , giờ chúng ta thử viết cảm nhận nghe bạn!
Bài viết tham khảo:
Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ trước, ông có nhiều tác phẩm khiến người đời hâm mô, đặc biệt trong đó là tác phẩm "Chiếc lược ngà". Qua truyện, bản thân tôi thật sự ấn tượn với nhân vật bé Thu, một nhân vật khơi gợi cho người ta nhiều cảm xúc khó tả. Ta dễ thấy được tính cách của nhân vật này, đó là cái tính ngang bướng vô cùng. Trước khi nhận ba, cô bé đã nói trổng nhiều lần với ba, rồi kỉ niệm nấu cơm nhờ ba chắt nước mà nói trổng hay là cái đánh đau điếng của ba sau khi hất miếng trứng ra ngoài khi bữa ăn và sau đó lại lầm lì đi mách ngoại. Cái sự ngang bướng mà ta ít gặp ở các đứa trẻ khác. Nhưng, cô bé lại có tính cách khác, cô bé sống khá nội tâm và tình cảm, sau khi nghe bà kể và nhận ra ba, cô bé đã muốn giữ ba lại , hôn cùng khắp người ba nhưng để ba nhớ về mình, níu kéo không cho ba đi. Qua đó, ta cảm nhận được lối sống tình cảm song lại khép kín và khá ngang bướng của cô bé 10 tuổi trong truyện.
----------Chúc bạn học tốt!-----------
 
Top Bottom