1) Ánh sáng từ bóng đèn chiếu xuống mặt nước phản xạ lên và mắt nhìn thấy ảnh ảo của bóng đèn ở dưới mặt nước ( mặt nước giữ vai trò như một gương phẳng). Ánh sáng mặt trời chiếu qua mặt nước đập vào con cá, phàn xạ, lên rồi khúc xạ ra ngoài không khí. Nếu để mắt hứng các tia khúc xạ thì nhìn thấy ảnh ào của con cá ở dưới mặt nước ( mặt nước đóng vai trò lưỡng chất phẳng nước-không khí). Vi mắt đồng thời nhận được hai chùm sáng phản xạ và khúc xạ trùng nhau nên có càm giác như con cá đâm vào bóng đèn.
2) Ảnh phản xạ của bóng đèn; cách mặt nước: [imath]d_1^{\prime}=d_1=30 \mathrm{~cm}[/imath]. Ảnh của con cá qua lưỡng chất phẳng, cách mặt nước [imath]d_2^{\prime}[/imath], mà [imath]\frac{d_2}{d_2^{\prime}}=\frac{n}{1}[/imath], với [imath]n=\frac{4}{3}[/imath];
[imath]d_2[/imath] là khoảng cách tử cá tới mặt nước. Suy ra : [imath]d_2^{\prime}=\frac{d_2}{n}=\frac{3 d_2}{4}[/imath]. Vỉ hai ành ảo trùng nhau: [imath]d_1^{\prime}=d_2^{\prime} \rightarrow \frac{3 d_2}{4}=d_1=30 \mathrm{~cm} \rightarrow d_2=40 \mathrm{~cm}[/imath] : con cá cách mặt nước [imath]40 cm[/imath].
3) Mắt nhìn xuống nước chỉ thấy ảnh ảo của con cá ở dưới mặt nước mà không nhìn thấy con cá thực. Muốn đâm trúng cá phải chĩa mũi xiên xuống dưới ảnh của con cả mà mắt nhìn thấy ở độ sâu [imath]40 \mathrm{~cm}[/imath].
Chúc bạn học tốt
Tham khảo thêm tại
Kiến thức cơ bản Vật Lí 11