Sử 7 Khởi nghĩa Tây Sơn

Q

qazplm654

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho biết luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào giống và khác thời Lý-Trần.
2) Để đánh bại quân Thanh, Nguyễn Huệ đã làm gì? Nhận xét về những việc làm trên
3) Để củng cố an ninh quốc phòng, Quang Trung đã làm gì? Ý nghĩa của những việc làm trên?
 
E

emyenchicuachi

Khác: - Thời Lý-Trần: bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh
trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã
còn nhiều luật lệ.
- Thời Lê sơ: Bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã
kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất.
Thời Lê Thánh Tông, một số cơ quan và chức quan
cao cấp nhất và trung gian bãi bỏ, tăng cường được tính
tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của
quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã.
Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là
cấp thừa tuyên và cấp xã.
 
L

leemin_28

1. * giống về luật pháp giữa 2 thời:
+ bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị
+ bảo vệ trật tự xã hội
+ bảo vệ sản xuất nông nghiệp(không được giết trâu bò)

* Khác: thời lê sơ l. pháp có nhiều điểm tiến bộ:
+ bảo vệ quyền lợi người phụ nữa
+ bảo vệ quyền bình đẳng giới
-> luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, tiến bộ hơn
 
K

key_bimat

Câu 1
* Giống:
- pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.
- Cấm giết mổ trâu, bò
* Khác:
Thời Lý- Trần
Thời Lê Sơ
- bảo vệ quyền lợi tư hữu
- chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
- bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế
- giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- hạn chế phát triển nô tì
- pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức
 
K

key_bimat

Câu 3
* Quốc phòng
- Thi hành chế độ quân dịch
- Xây dựng quân đội vững mạnh: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh
* Ngoại giao
Quan hệ mềm dẻo với nhà Thanh nhưng kiên quyết bảo vệ tổ quốc
 
L

long09455

Câu 1:
* Giống về luật pháp giữa 2 thời:
+ bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị
+ bảo vệ trật tự xã hội
+ bảo vệ sản xuất nông nghiệp(không được giết trâu bò)

* Khác: thời lê sơ l. pháp có nhiều điểm tiến bộ:
+ bảo vệ quyền lợi người phụ nữa
+ bảo vệ quyền bình đẳng giới
-> luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, tiến bộ hơn
 

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
2) Để đánh bại quân Thanh, Nguyễn Huệ đã làm gì? Nhận xét về những việc làm trên
  • Sau khi nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12-1788), lấy hiệu là Quang Trung
    • => Khẳng định tính danh của ông , chứng minh rằng Đại Việt là 1 quốc gia có chủ
  • Tuyển quân ở Nghệ An-Thanh Hóa , cho mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tới
    • => Tăng số lượng quân sĩ , được cách đánh quân Thanh đúng
  • Chia quân thành 5 đạo tiến công , cho quân ăn Tết trước
    • => Để đánh úp quân Thanh khi chúng còn đang bận ăn Tết
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1) Cho biết luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào giống và khác thời Lý-Trần.
2) Để đánh bại quân Thanh, Nguyễn Huệ đã làm gì? Nhận xét về những việc làm trên
3) Để củng cố an ninh quốc phòng, Quang Trung đã làm gì? Ý nghĩa của những việc làm trên?
Câu 2
+ Kháng chiến chống Thanh (1788 - 1789) diễn ra trong bối cảnh phức tạp và so sánh lực lượng ác liệt hơn nhiều. Nhân sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh điều động đại quân sang xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa giúp vua Lê. Nhà Thanh dưới triều Thanh Cao Tông với niên hiệu Càn Long (1736 - 1796) và một vương triều thịnh đạt của một đế chế lớn mạnh. Số quân Thanh xâm lược lên đến 29 vạn, trong lúc đó số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long và Bắc Hà ước tính chỉ 1 vạn quân và các thế lực theo nhà Lê lại nổi dậy nhiều nơi.
+ Lực lượng Tây Sơn từ giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng: Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định. Trong bài Chiếu tức vị, Nguyễn Huệ đã nói rõ tình hình đất nước lúc đó: "Trẫm dựng lại họ Lê nhưng vua Lê nối ngôi không giữ được xã tắc, bỏ nước bôn vong. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê lại dựa vào Trẫm. Đại huynh thì mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, nhún mình xưng làm chúa miền Tây".
Trong bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày 22/12/1788 (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), tại núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.
+ Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom