Sử 7 Khởi nghĩa Lam Sơn

quynhha0401@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng hai 2018
6
2
6
18
Hà Nội
Trường THCS Dịch Vọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào?
2. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, tại sao Lê Lợi lại quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh (mùa hè năm 1423)?
3. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
4. Khi tiến quân ra Bắc (cuối năm 1426) Lê Lợi đã chia nghĩa quân thành mấy đạo?
5. Chiến thắng đánh dấu bước thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
6. Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
7. Tại sao nói "Dưới thời vua Lê Thánh Tông nước ta là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền"?
8. Dưới thời Lê Sơ chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là gì?
9. Nhận xét về hình thức tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
10. Giáo dục - khoa cử thời Lê Sơ được quy định chặt chẽ qua mấy kì thi?
11. Thời Lê Sơ, xã hội phân hóa thành những giai cấp nào?
12. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
13. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
14. Giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều?
15. Những hậu quả mà chiến tranh Nam Bắc triều đã gây ra cho nhân dân ta?
16. Tính chất của các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn. Em có suy nghĩ gì về các cuộc chiến tranh này. Trong thời đại ngày nay, chúng ta cần làm gì để giữ gìn nền hòa bình dân tộc?
 

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào?
2. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, tại sao Lê Lợi lại quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh (mùa hè năm 1423)?
3. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

1. Diễn ra trong thời gian từ năm 1418 - 1427.
2. Lê Lợi quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh vì : + Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao ~> tạm hoãn để tranh thế bao vây.
+lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn ~> củng cố lực lượng.
3. Nhiều năm nay, nhân dân ta phải sống trong cảnh tù đày, chịu sực bóc lột nặng nề của quân Minh. Nhiều người dân yêu nước mong muốn đứng dậy để lật đổ ách thống trị tàn bạo đó. Cũng đã có những cuộc khởi nghĩa bùng phát tuy nhiên đều thất bại. Lòng yêu nước vẫn hừng hực, nhiều người vẫn cam chịu để chờ cơ hội phục thù. Lúc bấy giờ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt tứ phương biết tin đã kéo đến hưởng ứng, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
2. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, tại sao Lê Lợi lại quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh (mùa hè năm 1423)?
Lê Lợi xin tạm hòa với quân Minh vì nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải 3 lần phải rút lên núi Chí Linh( thiếu binh lính, lương thực, vũ khí...) và ông mong muốn sẽ triêu tập được nhiều nghĩa sĩ tài giỏi khác để chống quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.

3. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm vé Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa để thấy được uy tín, sự hi sinh to lớn của Lê Lợi đã củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với ông.
8. Dưới thời Lê Sơ chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là gì?
Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh dần , nhất là thời vua Lê Thánh tông , nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh , chặt chẽ. Giúp vua có các quan đại thần , ở triêu đình có 6 bộ , ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn.
Đây là một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh ,mọi quyền hành tập trung vào triều đình , đứng đầu là vua . Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
St
 

Xuân Long

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
684
631
149
22
Nam Định
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Những hậu quả mà chiến tranh Nam Bắc triều đã gây ra cho nhân dân ta?
Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân .
Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều?


Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
 

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
4. Khi tiến quân ra Bắc (cuối năm 1426) Lê Lợi đã chia nghĩa quân thành mấy đạo?
Khi tiến quân ra Bắc (cuối năm 1426) Lê Lợi đã chia nghĩa quân thành 3 đạo
5. Chiến thắng đánh dấu bước thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trận Chi Lăng - Xương Giang
6. Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Tay không bắt giặc
7. Tại sao nói "Dưới thời vua Lê Thánh Tông nước ta là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền"?
Vì vua năm giữ mọi quyền hành
9. Nhận xét về hình thức tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
Hoàn chỉnh , chặt chẽ hơn các triều đại trước
10. Giáo dục - khoa cử thời Lê Sơ được quy định chặt chẽ qua mấy kì thi?
3 kỳ ( Hương - Hội - Đình )
11. Thời Lê Sơ, xã hội phân hóa thành những giai cấp nào?
Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
12. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
Chia nước thành 2 miền , nhân dân bị li tán , đói khổ
13. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Tham khảo tại đây
16. Tính chất của các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn. Em có suy nghĩ gì về các cuộc chiến tranh này. Trong thời đại ngày nay, chúng ta cần làm gì để giữ gìn nền hòa bình dân tộc?
Tính chất : là cuộc chiến tranh phi nghĩa
Trong thời đại này chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu rằng chiến tranh không mang lại hạnh phúc mà là mang laị đau thương ,v.v...
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 13: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
+ Nguyên nhân thắng lợi:
* Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giương cao ngọn cờ đoàn kết đấu tranh toàn dân,tập hợp đông đảo lực lượng các tầng lớp nhân dân yêu nước từ những nông dân nghèo khổ, nông nô, nô tỳ đến một bộ phận địa chủ, thương nhân, sĩ phu và một số quý tộc yêu nước, các dân tộc miền núi đã chiến đấu sát cánh với các dân tộc Việt. Mười năm chiến đấu lâu dài gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn được toàn dân nhiệt liệt ủng hộ như tham gia quân ngũ, đóng góp lương thực, vũ khí..Trong nhân dân xuất hiện nhiều hành động yêu nước đầy mưu trí và dũng cảm như bà hàng họ Lương ở Cổ Lộng ( Nam Hà ) đã dốc tiền dành dụm mua dầu diệt giặc, câu chuyện người ca sĩ dân gian ( ả đào) ở Hải Hưng mưu trí ném giặc xuống sông. Tính nhân dân rộng rãi là nét đặc sắc, là nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
* Mười năm chiến đấu, nghĩa quân Lam Sơn luôn chiến đấu với tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không lùi bước trước bất cứ khó khăn gian khổ nào, nhất là những năm đầu của cuộc khởi nghĩa ( vũ khí thiếu thốn, liên tục bị quân Minh vây quét, hàng tháng không có lương thực, thuốc men... ) để tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ và cuối cùng giành thắng lợi. Mười năm khỏi nghĩa Lam Sơn để lại trong sử sách bà ký ức nhân dân nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng mà một trong những tấm gương tiêu biểu của Lê Lai.
+Khởi nghĩa Lam Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của bộ chỉ huy cương quyết và tài giỏi, có uy tính và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Đứng đầu bộ chỉ huy là Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã vạch ra đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Đường lối đó là dựa vào dân, phát động sức mạnh vĩ đạt, của nhân dân để tiêan hành cuộc chiến tranh lâu dài trên quy mô cả nước. Trên cơ sở nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, Bộ chỉ huy đã vận dụng thành công lối đánh " Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh " như du kích, phục kích, vận động chiến, vây thành diệt viện, dụ hàng và kết thúc chiến tranh một cách độc đáo bằng Hội thề Đông Quan, quân Minh cam kết quân về nước, đảm bảo mối hoà hiếu cho 2 nước.
+ Ý nghĩa lịch sử :
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đập tan âm mưu xâm lược và thống trị của nhà Minh, giành lại độc lập dân tộc, rửa sạch cái nhục và nổi đau mất nước, mở ra thời kỳ độc lập, hoà bình lâu dài cho đất nước - thời Lê Sơ.
- Góp phần tô thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom