Sử 12 Khoán 100 và khoán 10?

Status
Không mở trả lời sau này.
X

xeto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Công cuộc Đổi mới của nước ta đc manh nha từ 1979 và những đổi mới đầu tiên trong nông nghiệp là "khoán 100" và "khoán 10". Ai hiểu "khoán 100" và "khoán 10" là ji hok vậy?8->


Câu hỏi này thuộc về các vấn đề lịch sử
( đc chuyển từ box địa THPT sang )
__lupin__
 
Last edited by a moderator:
D

duong121234

ban ơi cái đó là gì vậy mình học lịch sử nhiều rùi nhưng chưa nghe bao giờ bao giờ bạn giải thích nhớ giải thích kĩ nhe
 
A

arxenlupin

" Khoán 100 " và " khoán 10 " ở đây là cách gọi tắt của các nghị quyết số 100 và 10 của nhà nc, ban hành lần lượt vào các năm 1981 và 1988, nói về việc khoán các sản phẩm nông nghiệp cho ng nông dân

Lúc bấy giờ ( 1979 ), nông dân hầu như bị bắt buộc phải tham gia các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tập đoàn sản xuất của nhà nc. Nếu ko tham gia thì trong hồ sơ sẽ có một câu dạng như " gia đình ko chấp hành đúng đường lối của Đảng và nhà nc ", và với một nhận xét như thế, thì các quyền lợi của các thành viên trong gia đình ko còn là bao nhiêu nữa. Do đó, nông dân hầu hết đều tham gia vào HTX hay TĐNG, nhưng ko năng suất, hiệu quả, đến giờ làm thì đi, hết giờ làm thì về ( hỏi các nhân chứng sống qua thời kỳ này thì rõ :D )

Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của nghị quyết 100 đã phản ánh đc sự đổ vỡ ko thể tránh khỏi của mô hình tập thể hoá nông nghiệp, sức lao động, tư liệu lao động của ng dân.

Trong thời gian đầu, khoán 100 đã làm đổi mới bộ mặt nông thôn và tạo ra đc lượng nông sản lớn hơn ở thời kỳ trc. Tuy nhiên cũng chỉ đc một thời gian, sau đó nó bộc lộ một số vấn đề chưa giải quyết đc ( hệ thống quan liêu trong các HTX, tính mệnh lệnh hành chính về khoán, đè lên vai ng nhận khoán v.v. ). Đây là hoàn cảnh ra đời của khoán 10, kèm theo đó là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, từ đây chức năng kinh tế hộ gia đình dc xác lập trở lại
 
S

sieugabs1

"Good giải thích rất cặn kẽ và chính xác anh nói như người trong cuộc ý."

Cảnh cáo: đây cũng là một hình thức "spam"! Nếu bạn muốn cho một lời khen, ấn vào nút cảm ơn bên dưới bài viết để động viên tinh thần người viết là đủ rồi. Những bài viết tương tự như trên sẽ được xóa và người viết bị khóa tài khoản từ 3 đến 7 ngày.
(Bài này là cảnh cáo, vì xét thấy SieuGaBS1 mới gia nhập diễn đàn, có thể chưa rõ quy định.)
Amaranth.[SG],
 
Last edited by a moderator:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Nói như vầy cho dễ hiểu: khoán 10 và khoán 100 là các văn bản của Đảng đề ra với mục đích đổi mới cách làm nông nghiệp hiệu quả hơn mà không vướng phải ràng buộc gì. Nói rõ hơn, hai văn bản này đã chuyển dần dần từ kinh tế tập thể sang kinh tế tư nhân (nông dân làm ăn chung => nông dân làm ăn riêng)

- Chủ trương "khoán" trong nông nghiệp là kêu gọi nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp, làm việc để tính điểm; công sức lao động của xã viên được qui thành công, điểm (công là ngày công, còn điểm là 1/10 ngày công). Từ cấy hái, chăm bón đến họp hành đều tính thành công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn, xã. Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn hợp tác xã đề ra. Cuối mỗi vụ đều dựa vào công điểm để chia hoa lợi. Đây chính là điểm sơ hở đẻ ra rất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở - cái này gọi là "khoán việc" tồn tại ở các tỉnh miền Bắc hồi thập niên 60 của thế kỷ XX. Với cơ chế khoán việc, chỉ đạo của hợp tác xã, người nông dân không thiết tha với công việc của hợp tác xã, cha chung không ai khóc, làm việc chỉ vì công điểm, không vì chất lượng nên chỉ sau một thời gian ngắn, nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Trong thời kì 1961-1965, diện tích trồng trọt của miền Bắc tuy đã tăng thêm khoảng 20 vạn hecta do khai hoang, nhưng năng suất lúa giảm chỉ còn 17-18 tạ/hecta. Năm 1961, mức bình quân lương thực đầu người là 24kg/tháng, đến năm 1965 giảm chỉ còn 14kg/tháng. Ở Vĩnh Phúc, tổng sản lượng qui ra thóc bị tụt 37.000 tấn, riêng lúa tụt 32.000 tấn so với năm 1965. Phần nghĩa vụ với nhà nước cũng giảm 22.000 tấn so với năm 1965.

- "Khoán việc" thất bại, nhiều nơi tìm ra hình thức làm nông mới và họ tìm ra hình thức "khoán hộ" - đầu tiên là ở Vĩnh Phúc. Bí thư tỉnh là Kim Ngọc cho phép các hộ nông dân đầu tư vào mảnh đất 5% (thường được gọi là ruộng phần trăm), vì công lao chăm bón, cày cấy và thu hoạch trên mảnh ruộng này hoàn toàn thuộc về hộ gia đình, làm được bao nhiêu họ hưởng cả, vì thế mà họ ra sức chăm bón, cày cấy, quay vòng để nuôi gia đình. Tức là khi hộ nông dân được tự chủ, họ có thể toàn tâm, toàn ý, bỏ hết công sức để đạt được năng suất cao nhất có thể. Năm 1965: Vĩnh Phúc có 131 hợp tác xã (chiếm 9,4% tổng số hợp tác xã), đạt 5 tấn lúa/ha với ruộng hai vụ lúa. Năm 1967 có 348 hợp tác xã (chiếm 21,4%) đạt sản lượng này, gấp đôi so với năm 1965. Năm 1967, Vĩnh Phúc huy động thóc làm nghĩa vụ chỉ đạt 99,5% kế hoạch nhưng các loại nông sản khác lại vượt mức: hoa màu, rau xanh đứng thứ 3 toàn miền Bắc, thuốc lá thu mua vượt 14%, thịt bán cho nhà nước vượt 31,5%... Chủ trương của tỉnh Vĩnh Phúc về sau bị cho là "vượt rào" và bị “trái với đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng”, phá vỡ nguyên tắc quản lý XHCN, phục hồi kinh tế cá thể…, vì vậy việc khoán hộ ở Vĩnh Phúc không được ủng hộ (trích Thông tri số 224-TT/TW ngày 12/12/1968 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương”)
Mặc dù khoán hộ bị cấm, nhng để tránh nông dân sau này có thể bị đói kém thì một số nơi tiến hành "khoán chui", đầu tiên là ở Vĩnh Phúc, rồi Hải Phòng (1972), Hà Sơn Bình (1978), Thanh Hóa và Thái Bình. Ở Nam Bộ, khoán chui xuất hiện sớm nhất ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (từ năm 1979), sau đó là thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Tiền Giang và Hậu Giang. Trước hiệu quả của khoán chui, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng (tháng 09/1979) ra Nghị quyết số 20 –NQ/TW ngày 20/09/1979 “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách”, thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, cho phép các hộ xã viên mượn đất sản xuất, ổn định nghĩa vụ lương thực, bãi bỏ việc phân phối định suất, thực hiện phân phối theo lao động, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, quá trình đổi mới còn trải qua nhiều bước thăng trầm, quanh co và phức tạp. Tuy đã có sự đổi mới về nhận thức như trên, thấy được lợi ích rõ rệt của khoán chui nhưng một số cán bộ lãnh đạo lại cho rằng khoán chui chỉ là một bước lùi tạm thời, về lâu dài và căn bản vẫn phải là khoán việc mới là làm ăn tập thể, mới là xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nhiều người mới gọi khoán chui là khoán lùi. Về sau, tháng 06/1980, huyện uỷ Đồ Sơn ra nghị quyết số 05 giao ruộng đến xã viên, ngày 27/06/1980, Thành uỷ Hải Phòng ra nghị quyết số 24, công khai chuyển 06 huyện ngoại thành sang khoán sản phẩm, bỏ khoán việc

Trước sự tiến bộ và thành công của hình thức "khoán", ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp chính thức công nhận khoán sản phẩm. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước. Chế độ khoán này thường được gọi tắt là Khoán sản phẩm, hay khoán 100. Khoán 100 có tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp.

Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn. Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 10 NQ-TW về Đổi mới quản lý nông nghiệp, Khoán 10 ra đời. Khoán 10 thừa nhận “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ dài ngày (15-20 năm) đối với đất trồng cây ngắn ngày, 1 đến 2 chu kì đối với cây dài ngày, ổn định sản lượng khoán, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi không dưới 40%. Hộ nông dân được tự quyết định việc canh tác trên diện tích được giao, chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, được tự do lưu thông sản phẩm làm ra ở nơi có lợi nhất sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá

Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn những năm sau đó, làm cho cả thế giới phải kinh ngạc.

1. Thái Duy, Từ “khoán” đến hộ nông dân tự chủ, Đổi mới ở Việt Nam-nhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức, H.2008.
2. Nguyễn Thị Hồng Mai –Tìm hiểu khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trước đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, 2008
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom