[Khoa học] Bạn có biết???

C

congratulation11

Thuyết Bigbang_

120101kpbigbang03.jpg

_ _ _Bùm!!!
120101kpbigbang04.jpg

Sự giải thích nguồn gốc của vũ trụ luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi ở mọi thời đại. Bởi vì nó không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của vũ trụ nhưng trong thế kỉ XX thuyết được nhiều người chấp nhận đó là thuyết Big Bang. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách sơ lược về thuyết này.


1. THUYẾT BIG BANG LÀ GÌ?

Dựa trên lý thuyết của ngành vật lý các hạt cơ bản, qua những phương tiện quan sát, tính toán và kết quả thực nghiệm trong những máy gia tốc, vật lý thiên văn hiện đại cho rằng vũ trụ được tạo ra cách đây khoảng 15 tỷ năm do một vụ nổ Nguyên Thuỷ vĩ đại gọi là Big Bang(Vụ Nổ lớn). Vũ trụ Nguyên thuỷ chỉ là một đám sương mù mờ ảo. Theo những nghiên cứu của thiên văn học hiện đại, những thiên thể như sao, các hành tinh được hình thành từ những đám khí khổng lồ bị co và đông lại vì sức hút của trường hấp dẫn trong đám khí, rồi sau đó nổ tung ra.

Năm 1985 có một nhà vật lý đã nhận xét tại hội nghị khoa học: "Việc vũ trụ khởi đầu với Big Bang khoảng 15 tỷ năm trước cũng chắc chắn như Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời". Vậy thuyết Big Bang như thế nào mà mà họ tin tưởng như vậy?

Không nên hình dung rằng Big Bang giống như vụ nổ của một quả pháo khổng lồ, mà bạn có thể đứng lảng ra một bên để quan sát. Ở đây không có một bên nào hết, vì Big Bang là biểu hiện ra đời của chính không gian, thời gian. Bây giờ chúng ta chúng ta hãy xem cái gì đã xẩy ra sau Vụ Nổ lớn ở các khoảng thời gian khác nhau.

big-bang-cosmology.jpg


Từ điểm Zero Big Bang đến 10-43s. Trong khoảng thời gian cực nhỏ nhưng quan trọng này chúng ta mới biết được rất ít, bởi vì các định luật vật lý, như chúng ta đã biết, đều không đúng ở đây.

Ở 10-43s. Nhiệt độ của vũ trụ khoảng 1023K và vũ trụ dãn nở rất nhanh. Khi đó quá trình dãn nở rất nhanh, nhiệt độ giảm đều cho tới khi đạt tới giá trị hiện nay khoảng 3 K.

Từ 10-43s đến 10-35s. trong khoảng thời gian này, các lực mạnh, lực yếu và lực điện từ tác dụng như một lực duy nhất được mô tả bởi lý thuyết Thống nhất lớn, còn lực hấp dẫn tác dụng tách rời như hiện nay.

Từ 10-35s đến 10-10s. Lực mạnh tách ra, để lại lực điện từ, lực yếu và hấp dẫn vẫn còn tác dụng như một lực duy nhất.

Từ 10-10s đến 10-5s. Tất cả bốn lực đều tách biệt ra như hiện nay. Vũ trụ như một "món súp nóng" gồm các quark, leptôn và photon.

Từ 10-5s đến 3 phút. Các quark kết hợp để tạo nên các mezon và barion. Vật chất và phản vật chất huỷ nhau quét đi phản vật chất và chỉ để lại một lượng dư nhỏ vật chất, từ đó tạo nên vũ trụ của chúng ta hiện nay.

Từ 3 phút đến 105 năm. Các prôton và nơtron kết hợp để tạo ra các nucleit nhẹ và với độ phổ cập đồng vị đúng như hiện nay. Vũ trụ là một plasma của các hạt nhân và electron.

Từ 105 năm đến nay. Bắt đầu thời kỳ này các nguyên tử được tạo thành. Vũ trụ trở nên trong suốt đối với các photon và bức xạ. Từ đây chúng bắt đầu một hành trình dài dằng dặc và nay mới đến được chúng ta như bức xạ nền vi ba. Rồi các các nguyên tử cụm lại để tạo ra các thiên hà, sau đó là các sao và các hành tinh, rồi hình thành chính bản thân chúng ta.

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THUYẾT BIG BANG

Có thể nói thuyết Big Bang là trí tuệ chung của nhiều nhà khoa học, được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở những địa danh khác nhau, mỗi giai đoạn có một cha đẻ tương ứng. Ta hãy lần lượt điểm qua các địa danh và cha đẻ của nó.


a) Người cha thiên tài Albert Einstein (1879 - 1955) đứa con vũ trụ dãn nở mà lý thuyết tương đối tổng quát của mình đã đưa ra. Theo quan niệm lúc bấy giờ tất cả mọi người, dù là vĩ nhân hay thứ dân đều nghĩ rằng vũ trụ là dừng, là bất biến không thay đổi. Chính trên quan niệm đó mà Einstein đã rất bối rối khi tìm ra các nghiệm phương trình của chính mình, đúng ra là hai nghiệm mô tả vũ trụ hoặc là đang dãn nở hoặc là co lại. Ông đã chữa cháy bằng cách thêm vào phương trình của mình một số hạng chứa "Hằng số vũ trụ" để được một nghiệm mô tả vũ trụ dừng. Vài năm sau chính Einstein phải thừa nhận rằng: "Đây là sai lầm đẹp nhất trong đời (khoa học) của tôi".

b) Người cha bị rơi vào quên lãng Alexxandro Fried Mann (1888 - 1925). Bởi chính ông là một nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề khí động học phục vụ pháo binh. Vào năm 1920, ông bắt đầu làm quen với các phương trình Einstein. Fried Mann đã loại bỏ ngay "Số hạng vũ trụ". Bằng giấy và bút chì ông đã giải được các phương trình Einstein. Tất cả các nghiệm được chia làm hai loại, dẫn đến hai mô hình vũ trụ dãn nở mãi mãi hoặc vũ trụ dãn nở đến một thời điểm nào đó rồi co lại do lực hấp dẫn lấn át xu hướng dãn nở. Như vậy trong trường hợp thứ hai toàn bộ vật chất sẽ tập trung tại một điểm, thể tích bằng không, siêu đặc, rồi sau đó vũ trụ lại tham gia vào một pha dãn nở mới, rồi co lại, cứ như vậy. Đồng thời ông cũng tính được tuổi thọ của vũ trụ là 10 tỷ năm. Một kết quả đáng quý vào thời điểm bấy giờ. Nhưng tiếc thay Fried Mann không tiếp tục mà ông lại quay trở về công việc ban đầu của mình.

c) Người cha chính thức Greorges Lemaltre (1894 - 1966) là một vị linh mục người Bỉ, đồng thời là một nhà khoa học rất lớn, Lemaltre phát hiện ra các công trình của nhiều nhà thiên văn Mỹ, trong đó có Edwin Hubble và rút ra kết luận là trong vũ trụ tồn tại nhiều thiên hà và các thiên hà đang chạy xa nhau với vận tốc lớn, bởi vì vũ trụ đang dãn nở. Ngoài ra Lemaltre đưa thêm một ý tưởng thiên tài rằng: vũ trụ có một thời điểm khởi đầu.

d) Người cha lơ đãng George Gamow (1904 - 1968). Vào những năm 40 vật lý hạt nhân đang còn ở giai đoạn thiếu thời, không ai có thể tin được ý tưởng siêu nguyên tử nguyên thuỷ của Lemaltre. Người ta cho rằng có thể lúc đầu toàn bộ vật chất vũ trụ tồn tại dưới dạng một khối nơtron lạnh giá, một loại Vụ Nổ lớn lạnh. Gamow về phần mình lại tin vào Vụ Nổ lớn nóng, nóng khủng khiếp và đã giải thích được tỷ lệ các nguyên tố hoá học trong thiên nhiên: 72% Hiđrô, 7% Hêli còn tất cả những nguyên tố nặng hợp lại không đến 1%. Gamow cùng các đồng nghiệp cũng đã đề cập đến trụ cột thứ ba của thuyết Vụ Nổ lớn bằng cách cho rằng ngày nay vẫn phải còn tồn tại một dấu vết gì đó của nồi xúp nguyên thuỷ, đó là bức xạ "hoá thạch" soi sáng tận cùng sâu thẳm của vũ trụ. Ông cũng tính được bức xạ này có nhiệt độ là 5K. Đáng tiếc lúc bấy giờ điều tiên đoán này chẳng được ai quan tâm. Mãi đến năm 1965 mới có hai thanh niên nhảy lên vũ đài và đem lại thắng lợi lớn cho thuyết Vụ Nổ lớn của Gamow.

Như vậy bằng trí tuệ thiên tài, các nhà Thiên văn Vật lý đã đưa ra một mô hình lý thuyết về Vụ Nổ lớn Big Bang có sức thuyết phục nhất từ trước đến nay. Cho đến thời điểm này thì bằng những quan sát, thực nghiệm họ đã chứng minh được lý thuyết đã đưa ra là đúng đắn.

Nguồn: Thuvienvatly.com​
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

3. CÁC CHỨNG CỨ THỰC NGHIỆM


Tại sao các nhà Thiên văn lại khẳng định vụ nổ này xảy ra cách đây 15 tỉ năm mà không phải là khoảng thời gian khác?

Bởi theo trên sau Vụ Nổ lớn tạo ra không thời gian, vật chất được hình thành. Những đám mây bụi khí tích tụ hấp dẫn tạo thành các sao. Trong quá trình tích tụ này một phần năng lượng hấp dẫn được toả ra xung quanh và một phần làm nóng nhân của phôi sao. Phôi sao tiếp tục co cho đến nhiệt độ ở trong nhân có thể lên đến chục triệu độ. Từ đó các hạt nhân Hiđrô chuyển động cực nhanh và do hiệu ứng đường ngầm tạo thành Đơtêri rồi thành Hêli sau đó năng lượng hạt nhân được giải phóng, áp suất bức xạ tăng mạnh làm ngừng sự co của phôi sao, chuyển sang giai đoạn ổn định, nhân của chúng đạt tới khối lượng vào khoảng 10 - 12% khối lượng của Mặt Trời. Bằng kính viễn vọng Hubble các nhà Thiên văn quan sát được các thiên hà, các sao có tuổi thấp hơn giá trị 15 tỉ năm.

Sự phát hiện ra bức xạ tàn dư mà Gamow đã tiên đoán là một trong những bằng chứng hùng hồn cho sự đúng đắn của thuyết Big Bang.

Vào năm 1965, hai chàng kỹ sư trẻ tuổi dùng bàn chải kỳ cọ nhẹ nhàng ăngten Rađiô có dạng cái phễu kích thước 1,2m. Thiết bị siêu nhạy này của công ty Bell Telephone được lắp đặt vào năm 1960 ở Gawford Hill, tiểu bang New Jersay, với mục đích thu nhận các tín hiệu Rađiô từ vệ tinh ECHO (nhưng lúc đó không dùng nữa!).

Robert W. Wilson và Arno Pentias (hai chàng kỹ sư trẻ tuổi: 31 và 34 tuổi lúc bấy giờ) quyết định dùng ăngten này để đo bức xạ rađiô của môi trường giữa các sao trong Thiên hà của chúng ta ở bước sóng $7,35 cm$. Pentias và Wilson vừa tốt nghiệp đại học không lâu, cả hai chưa bao giờ nghe nói về sự tồn tại bức xạ tàn dư được Gamow tiên đoán. Sau vài tuần lễ đo đạc, hai thanh niên này bắt đầu sốt ruột vì luôn luôn thu được một tiếng ồn rađiô cường độ không đổi, dù ăngten được quay đi hướng nào chăng nữa.

Rõ ràng bức xạ đó không thể được phát ra từ Thiên hà của chúng ta, vì khi đó nó sẽ phụ thuộc định hướng tương đối của ăngten so với mặt phẳng Thiên hà. Họ nghĩ: ”hay tiếng ồn do chính ăngten gây ra?”.

Các bộ phận được lau chùi rồi kiểm tra đi, kiểm tra lại; kết quả: bức xạ thu được vẫn như cũ không gì thay đổi. Vậy chỉ còn cách thừa nhận rằng tiếng ồn rađiô đó đến từ nơi tận cùng của vũ trụ, rất xa bên ngoài Thiên hà của chúng ta. Pentias bèn gọi điện thoại ngay cho Rôbert Dicke (người đã trình bày tiên đoán của Gamow trong một Cimina vật lý) và ông này bị kích thích cao độ phóng ngay đến Crawford Hill. Không còn nghi ngờ gì nữa trong ống nghe của ăngten, Dicke đang nghe được một “giai điệu” tồn tại từ nhiều tỉ năm, chứng tích mong đợi của những thời điểm đầu tiên của vũ trụ. Chính ông cũng đang lắp đặt một rađiô trên nóc đại học Princeton nhằm mục đích thu lấy bức xạ đó. Phát hiện của Pentias và Wilson đã tạo công ăn việc làm cho cả ngàn nhà Vật lý trong suốt 20 năm. Người ta tính toán đo đạc kỹ lưỡng và đi đến kết luận chính xác là bức xạ nền vũ trụ, có nhiệt độ 2,7K. Đây là cột thứ ba của thuyết Vụ Nổ lớn, đem lại chiến thắng cho lý thuyết này.

Cũng theo lý thuyết quá trình tổng hợp các nguyên tố nhẹ như: Đơteri, Hêli và Liti là được tạo ra. Một hiện tượng quan sát để củng cố giả thuyết này là kết quả đo độ giàu các nguyên tố nhẹ. Những tính toán lý thuyết tiên đoán có khoảng 25% Proton và Nơtron được tổng hợp để biến thành Hêli (He). Nguyên tố Heli được quan sát thấy trong Thiên hà của chúng ta và trong nhiều Thiên hà khác. Mỗi khi quan sát ta thấy tỉ lệ Hêli không thay đổi từ thiên thể này sang thiên thể khác và bao giờ cũng đồng đều là 25%. Kết quả quan sát này chứng minh là Hêli được chế tạo ra bởi Vụ Nổ lớn. Trái lại, độ giàu của những nguyên tử nặng hơn Heli như Cacbon, Silic và Sắt thay đổi rất nhiều tuỳ theo các thiên thể. Lý do là những nguyên tử nặng chỉ được tạo ra trong những ngôi sao qua những phản ứng tổng hợp nhiệt hạch. Trong những vụ sao nổ, vật chất trong sao bắn ra môi trường xung quanh giữa các ngôi sao, rồi ngưng tụ lại để tạo thành những ngôi sao thế hệ thứ hai chứa các nguyên tử nặng.

Sau Vụ Nổ lớn vũ trụ dãn nở và nhiệt độ giảm dần. Những hạt Phôtôn có năng lượng cao có thể tạo thành hạt và phản hạt. Ngược lại, một hạt gặp một phản hạt thì tự huỷ biến thành ánh sáng. Nếu sự tạo ra hạt và phản hạt là một hiện tượng đối xứng thì vũ trụ phải có hai loại hạt và phản hạt. Nhưng nếu số lượng của hạt bằng phản hạt và hai loại hạt đã tự huỷ thì vũ trụ chỉ là một vũ trụ ánh sáng không có vật chất, thiên hà, sao, hành tinh, động vật, thực vật... như ngày nay. Trên thực tế thì vũ trụ chỉ có vật chất (hạt) mà không có phản vật chất (phản hạt). Lý do là những định luật vật lý chi phối qúa trình tạo ra các hạt và phản hạt không hoàn toàn cân đối và tạo ra nhiều hạt hơn. Những thí nghiệm trong máy gia tốc cho biết là phản ứng tự huỷ giữa các hạt và phản hạt để dư lại một ít hạt. Sau khi tự huỷ số lượng còn lại của vật chất trong vũ trụ nguyên thuỷ chỉ cần nhiều hơn một phần tỉ số lượng của phản vật chất là đủ để tạo ra vũ trụ vật chất ngày nay. Các nhà Vật lý đưa ra một số đề nghị độc đáo về vũ trụ nguyên thuỷ dựa trên lý thuyết của vật lý các hạt. Họ đề nghị vào thời điểm $10^{-36s}$, sau khi được tạo ra vũ trụ dãn nở cực nhanh theo hàm số mũ trong một thời gian cực nhỏ. Trong thời gian này gọi là thời đại "lạm phát", kích thước của vũ trụ tăng lên ít nhất 30 lần! Sau đó vũ trụ tiếp tục dãn nở chậm gần như tỉ lệ với thời gian trong hàng tỉ năm. Giả thuyết vũ trụ trải qua một thời đại lạm phát có thể giải quyết được một số vấn đề. Chẳng hạn như ta đã biết bức xạ nền vũ trụ có nhiệt độ đồng đều phát ra từ các hướng. Nếu thế nhiệt độ vũ trụ nguyên thuỷ cũng phải đồng đều. Ngược lại ta có thể hình dung một mô hình vũ trụ nguyên thuỷ, trong đó tuy có những điều kiện vật lý ban đầu khác nhau và không đồng đều, nhưng đã phát triển tới trạng thái đồng đều ta quan sát thấy hiện nay. Chính sự dãn nở lạm phát ban đầu đã san phẳng phần nào sự không đồng đều của vũ trụ. Lý thuyết lạm phát còn giải thích được tại sao vũ trụ ngày nay lại phẳng, tức là có bán kính rất lớn, $3.10^{23}km$, tức là 30 tỉ năm ánh sáng. Cũng theo lý thuyết này, nếu vũ trụ nguyên thuỷ không dãn nở rất nhanh trong thời gian lạm phát thì vũ trụ hiện nay chỉ bằng một hạt bụi.

Như vậy theo quan điểm hiện nay thì vũ trụ có "khai sinh", rồi dãn nở và hiện nay cũng đang dãn nở. Bằng chứng là: vào năm 1929, nhà thiên văn học Hơpbơn người Mỹ đã phát hiện ra một hiện tượng có tầm quan trọng lớn giải thích hiện tượng vũ trụ đang dãn nở. Hơpbơn nhận thấy các Thiên hà xa xăm rải rác khắp bầu trời đều lùi xa ta (bằng cách đo độ dịch phổ Doppler). Người ta hình dung hiện tượng này trên một quả bóng hơi được thổi phồng dần, trên quả bóng có những đốm vẽ bằng mực. Khi bóng được thổi phồng thì khoảng cách giữa các đốm tăng lên. Bất cứ đốm nào cũng lánh xa những đốm khác như trường hợp những Thiên hà trong vũ trụ. Thiên hà của chúng ta trong đó có Trái Đất chúng ta ở cũng chỉ là một trong những đốm trên quả bóng đang thổi phồng. Chúng ta không phải ở ngay trung tâm vũ trụ.

Theo định luật Hubble thì Thiên hà càng xa bao nhiêu thì càng lùi nhanh bấy nhiêu. Tốc độ lùi $(V)$ của Thiên hà tỉ lệ với khoảng cách $(d)$ giữa Thiên hà và chúng ta: $V = H.d$. Trong đó, H là hằng số Hubble. Định luật Hubble giúp ta tính được khoảng cách giữa các thiên hà, vì ta đo được tốc độ lùi của các thiên hà bằng máy quang phổ. Sự quan sát thấy các thiên hà lánh xa nhau là một bằng chứng của vũ trụ đang dãn nở.

Một bằng chứng nữa của vũ trụ dãn nở là theo quan điểm của thuyết tương đối tổng quát đã nêu: Chỉ cần biết một đại lượng vật lý là mật độ trung bình r của vật chất trong vũ trụ .

Nếu $r<r_K$­ (với $r_K­=4,5.10^{-30} (H/50)^2 g/cm^3 với H » 70 \rightarrow r_K­= 9.10^{-30}g/cm^3$) thì vũ trụ sẽ nở mãi vô tận.
Nếu $r>r_K$­ thì vũ trụ sau một thời gian nào đó sẽ ngừng nở và bắt đầu co lại một cách không thuận nghịch.
Nếu $r=r_K$ thì vũ trụ lần lượt lúc co lúc nở.
Theo quan điểm hiện nay thì vật chất trong vũ trụ là: $r=5. 10^{-31}g/cm3$. Vậy r < r_k: vũ trụ là nở mãi mãi.

Tuy nhiên việc xác định $r$ bây giờ gặp phải những khó khăn khổng lồ. Có cơ sở để cho rằng không phải mọi cái đã được tính đã hết. Có hàng loạt các thiên thể rất khó quan sát, chẳng hạn như các sao nơtron, các lỗ đen.

Chính vì thế qua đây ta có thể khẳng định vũ trụ đang dãn nở, nhưng vấn đề là dãn nở đến bao giờ sẽ ngừng? Giả thuyết là vũ trụ sẽ ngừng dãn nở và co nén lại thành một điểm, rồi tiếp tục dãn nở thì nó có giản nở giống như bây giờ không? Cũng có thể vũ trụ sẽ co lại thành một vật - có vật chất đậm đặc như lỗ đen chẳng hạn, và có nghĩa là nó không tiếp tục nổ để dãn nở, cũng như các sao không nở để trở thành siêu sao mới hoặc sao lùn trắng?

Một vấn đề nữa, theo trên, cũng có thể ta chưa quan sát được hết cái đã quan sát. Giả sử còn một thiên hà khác, ngôi sao khác mà có thời gian tồn tại cách đây trên 15 tỷ năm cần phải xem lại chăng?

4. KẾT LUẬN

Vấn đề tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ là một vấn đề tầm cỡ thời đại phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Có thể những điều chúng ta ngày nay công nhận thì ngay mai không còn đúng nữa. Thế mới hiểu vũ trụ bao la và bí hiểm chừng nào!

Nguồn: Thuvienvatly.com​
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Phản vật chất là thứ "ngược" lại của vật chất. Vậy bản chất nó là gì vậy chị? Em nghe người ta nói khi "vật chất" và "phản vật chất" tiếp xúc không chỉ tạo ra ánh sáng mà thậm chí còn tạo ra một năng lượng rất lớn. Người ta dự định dùng "phản vật chất" làm nhiên liệu cho tên lửa sau này nhưng vì nó quá không ổn định nên không thể sử dụng một cách an toàn. Người ta phải sử dụng một thứ giống như chai nhưng có thành đầy các điện tích để giữ "phản vật chất" ở chính giữa, không tiếp xúc với bất kì "vật chất" nào. Những điều trên có đúng không chị?
 
C

congratulation11

Thuỷ triều_

Triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ.

Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái đất trong khi Trái đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày...

[YOUTUBE]MX-U67VOPSI[/YOUTUBE]

Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm về một phía so với Trái đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.

Thủy triều có nhiều loại, phổ biến nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng (24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. Biên độ của 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng gần như nhau. Khoảng thời gian giữa 2 lần nước lớn liên tiếp và nước ròng liên tiếp là bằng nhau....

Thông điệp: Thiên nhiên hiền hoà và dữ dội, phải phăng đều đến từ các tương tác Vật lí, do vậy nghiên cứu Vật lí hẳn là không phải giải quyết mớ bài tập cho xong, bạn sẽ cảm thấy lãng phí đó!
 
C

congratulation11

Vật lí lí thú

Hiện tượng Khoa học chắc chắn gây chú ý_ ;))

Hày quan sát các hiện tượng sau đấy và thử lí giải theo những tích luỹ khoa học của bạn nhé! ;)

:-o 1. Giọt thuỷ ngân bị chẻ đôi.

lido1.gif

:-o 2. Cái quái gì kia?

lido2.gif

:-/ 3. Cây điện tích.

lido3.gif

:eek: 4. Oh!

lido4.gif

:-/ 5. Hiện tượng với chất lỏng từ tính.

lido5.gif

;)) 6. Bạn có thể chiên đồ với nhiệt độ cực thấp đấy...

lido7.gif

:-/ 7. Sao nó lại cháy trở lại nhỉ?

lido8.gif

:-/ 8. Lửa, phải không?

lido9.gif

:-SS 9. Ngoàm! Con quái vật đó tên gì vậy?

lido10.gif

:-? 10. Ảo điệu.

lido11.gif

:)&gt;- 11. Xoay tròn và...tan chảy.

lido12.gif

:-/ 12. Phun trào, phun rào rào... Sao giống kem thế nhỉ!

lido13.gif

;) 13. $H_2O$ - Nhẹ nhàng, tinh khiết và không kém phần tinh nghịch.

lido15.gif

/:) 14. Tan rồi!

lido16.gif

:-/ 15. Bị sao vậy?

lido17.gif

:D 16. Muối đây, muối đây, ai mua muối đê!!!

lido18.gif

:p 15. $NI_3 +$ Lông chim ----> Bùm!

lido19.gif

:eek: 16. Oh, fire man...

lido20.gif
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Cái số 2: Sự phân hủy bởi nhiệt của thủy ngân (II) thiocyanate. Em đoán là các bọt khí chui vào trong tạo ra hình thù như trên. Cái này có trong Hoàng tử Ai Cập.
Cái số 6: Đèn LED màu cam trong nitrogen lỏng! :D
Cái số 10: Nam châm và ống đồng
Cái số 11: Lực nâng từ
Cái số 14: Thìa làm từ Gallium
Cái số 15: Nước siêu lạnh :D Nước tinh khiết ở thể lỏng dưới 0 độ C (các phân tử thiếu các thành phần liên kết). Nhưng nếu bị tác dụng một lực vừa đủ, các phân tử sẽ liên kết tạo thành nước dạng rắn .
Bị lặp 15, 16 kìa chị
Cái số 17: Nitrogen triiodide?
Nguồn: svptit.vn :)&gt;- (trừ cái số 15)
 
Last edited by a moderator:
L

levietdung1998

Cho mình hỏi hiện tượng số 10 . Nếu thay ống đồng bằng thanh đồng hoặc chỉ là 1 miếng đồng thì có tạo được hiệu ứng như trên không.
 
S

saodo_3

Cho mình hỏi hiện tượng số 10 . Nếu thay ống đồng bằng thanh đồng hoặc chỉ là 1 miếng đồng thì có tạo được hiệu ứng như trên không.

Không.

Bản chất của hiện tượng này là nam châm rơi tạo ra sự biến thiên từ trường. Biến thiên từ trường tạo ra dòng điện trong vòng dây. Dòng điện chạy trong vòng dây lại phát sinh từ trường tác dụng lực ngược lại nam châm, khiến nó rơi chậm.

Như vậy, để hiện tượng này xảy ra cần có một vòng kín để tạo nên dòng điện.


p/s: Hình thứ 18 giải thích cho hình thứ 7.
 
U

upandup

Comment :D

Quá trình phân huỷ của $Hg(SCN)_2$ (Thuỷ ngân (II) thiocyanate)

[YOUTUBE]yN9pioJWTk0[/YOUTUBE]​

Hiện tượng trên là 1 chuỗi các phản ứng hoá học
$$2Hg(SCN)_2 → 2HgS + CS_2 + C_3N_4 \\
C_3N_4 → 3(CN)_2 + N_2 \\
(CN)_2 + O_2 → 2CO + N_2 \\
HgS + O_2 → Hg + SO_2 \\
CS_2 + 3O_2 → CO_2 + SO_2$$

Vậy bạn có đoán ra con quái vật kia tạo thành bởi gì không??
 
C

congratulation11

Áp suất _


Với kiến thức lớp 8, ta biết rằng áp suất bằng độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

$$p=\dfrac{F}{S}$$

(Với $\vec F$ là lực có phương vuông góc với tiết diện S)

Công thức trên hỗ trợ cho các bạn làm nhiều dạng bài tập, với kiến thức sách vở, bạn có nghĩ rằng mình còn chưa rõ phần nào về áp suất.

Cùng tìm hiểu về áp suất, theo dõi các thí nghiệm vui để cùng chủ động thực tiễn hoá áp suất nào! ;)

[YOUTUBE]kyZyL1epXYs[/YOUTUBE]


Nhắc trước, trong Video có 1 em bé làm bánh ;))
---------
Có vẻ như ở thí nghiệm cuối anh chàng tóc vàng của chúng ta lí giải chưa chuẩn lắm! :-?

Ai có cách lí giải chính xác hơn thì hãy gửi ý kiến ngay nhé! :)
==============
Chốt: Ở đâu có áp lực, ở đó có áp suất
Áp suất có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta!
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Hệ thống 480 camera - nắm bắt chính xác các chuyển động trong không gian_

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại đại học Carnegie Mellon đã đề xuất kỹ thuật lắp đặt hệ thống 480 camera trong một máy vòm hình cầu cho phép theo dõi và nắm bắt lại được toàn bộ chuyển động của các vật thể bên trong.

2542579_bat_chuyen_dong.gif


Kỹ thuật trên hứa hẹn sẽ tái tạo lại được các chuyển động phức tạp, diễn ra trên quy mô lớn trong thực tế và chuyển thành thông tin kỹ thuật số phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau trong tương lai không xa.

Công nghệ theo dõi chuyển động đã trải qua chặng đường dài phát triển trong nhiều năm qua và thường được bắt gặp trong kỹ xảo điện ảnh. Tuy nhiên, nhược điểm của các hệ thống theo dõi chuyển động trước đây đòi hỏi người sử dụng phải đeo trên người những thiết bị phức tạp, vướng víu. Nếu có lần xem chương trình bí mật phim trường, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những diễn viên với bộ trang phục đính đầy các quả cầu nhỏ cỡ quả bóng bàn. Đây chính là hệ thống bắt chuyển động được sử dụng phổ biến từ trước đến nay.​

2542578_mai_vom_bat_chuyen_dong.jpg


Nhằm khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách để có thể bắt chuyển động một cách chính xác mà không cần phải trang bị phức tạp và khó chịu. Và giải pháp được các nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon đưa ra là sử dụng hệ thống camera 480 camera 360 độ nhằm ghi hình chuyển động trong không gian. Đây chính là các camera được sử dụng để quay các cảnh “làm chậm thời gian” trong bộ phim Ma Trận nổi tiếng.​

Điểm mấu chốt của kỹ thuật trên chính là gắn các camera trên khắp bề mặt của một mái vòm mang tên Panoptic Studio và cùng hướng về bên trong. Do đó, hệ thống máy quay có thể bắt được toàn bộ chuyển động của con người hoặc bất cứ vật thể nào ở bên trong mái vòm.
Dù vậy, không phải toàn bộ các camera đều hoạt động trong suốt thời gian hệ thống vận hành. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một phần mềm có thể phát hiện ra vật thể đang chuyển động và tự tính toán ra được góc quay tối ưu. Dựa vào đó, phần mềm sẽ ra lệnh cho các camera nào sẽ hoạt động cùng một thời điểm để bắt chuyển động tốt nhất.

Dù nghiên cứu chỉ mới bước vào giai đoạn đầu nhưng các kết quả ban đầu đã mở ra triển vọng khá hứa hẹn. Các nhà nghiên cứu đã có thể ghi lại chuyển động với hơn 100.000 toạ độ khác nhau trong đoạn video hàng trăm khung hình với độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các kỹ thuật bắt chuyển động trước đây. Có thể chúng ta phải chờ một thời gian nữa thì kỹ thuật bắt chuyển động mới có thể lên điện thoại di động hay các thiết bị nhỏ gọn, nhưng có lẽ, Hollywood sẽ áp dụng phương pháp trên trong một tương lai không xa.​

[YOUTUBE]TrYo3c1mjgo[/YOUTUBE]​

Theo ttcn.vn​
 
C

congratulation11

Cùng chiêm ngưỡng hoả lực của đại bác mini_

[YOUTUBE]IxHW-QGMuZ4[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]Wi4g_U0hoOg[/YOUTUBE]​

Thực tế, ít ai có được dụng cụ như trong Video để thử nghiệm. Sau đây là phần hướng dẫn làm một đại bác mini từ những vật liệu đơn giản.

[YOUTUBE]OsoV1N-hL2c[/YOUTUBE]​

------------
Góp ý: Thí nghiệm tự thực hiện thích hợp với những người sống 1 mình ;))
 
C

congratulation11

Ngoại hành tinh giống Trái đất_

Nhóm các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời, được cho là giống trái đất nhất từ trước đến nay.
--------------------

Ngoại hành tinh này có tên là Gliese 832c, lớn gấp 5 lần trái đất và cách trái đất 16 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ Gliese 832, quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ này nằm trong “vùng ở được” - vùng trong đó cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh, có khả năng tồn tại sự sống.

Gliese-832c.jpg

Các nhà khoa học cho biết thêm, hành tinh này có thể có nhiệt độ tương tự như trái đất, mặc dù có sự thay đổi lớn theo mùa.

Ngôi sao chủ của nó là một ngôi sao lùn, màu đỏ, mờ và nguội hơn mặt trời chúng ta. Các nhà khoa học cho biết, hành tinh Gliese 832c nhận nhiều năng lượng từ ngôi sao chủ của nó và quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ của Gliese 832c chỉ mất 36 ngày.

Như vậy, Gliese 832c là ngoại hành tinh giống trái đất nhất từ trước đến nay trong số 3 ứng viên tiềm năng. Các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh này bởi sự rung động khá nhỏ của lực hấp dẫn hành tinh này đối với ngôi sao chủ của nó.

Nguồn Khoahoc.com.vn​
 
C

congratulation11

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ_

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa... Tuy nhiên nếu nói đến những hiện tượng tự nhiên khó tin nhất, phải kể đến những gì đang diễn ra ngoài vũ trụ bao la, nơi ẩn chứa nhiều điều mà chúng ta chưa thể khám phá hết.

1. Bão thủy tinh.

Hành tinh HD 189733b nằm cách Trái đất 63 năm ánh sáng được biết đến như một bản sao của sao Mộc, tuy nhiên có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể lên tới 980 độ C với sức gió luôn ở mức 6.400km/h. Với kiểu thời tiết khắc nghiệt như vậy, dường như không có một vật thể nào có thể tồn tại trên bề mặt của nó.

hien-tuong-ngoai-vu-tru.jpg

Thậm chí đến đất đá trên hành tinh này cũng bốc hơi theo từng giây, khiến nó luôn bị mất khoảng 600 triệu kg khối lượng mỗi giây. Mặc dù khoảng cách của hành tinh này đến Trái đất là không quá xa, nhưng do điều kiện quá khắc nghiệt khiến các nhà khoa học không thể quan sát rõ ràng những gì đang diễn ra trên bề mặt.

Các nhà khoa học đã phải sử dụng cách theo dõi gián tiếp thông qua ánh sáng phản chiếu của hành tinh lên các ngôi sao của nó, và phát hiện ra rằng, hành tinh này cũng có một bầu khí quyển màu xanh giống Trái đất của chúng ta. Tuy nhiên điểm đặc biệt là bầu khí quyển này là một cơn bão khổng lồ di chuyển liên tục với thành phần chính là các mảnh thủy tinh silicat. Chính thành phần này phản chiếu ánh sáng Mặt Trời khiến cho nó có màu xanh giống Trái đất.

2. Mưa pha lê.

Có thể bạn đã biết đến hiện tượng mưa đá hay mưa sao băng, tuy nhiên mưa pha lê là một hiện tượng kỳ lạ hơn mà chỉ có thể thấy trong vũ trụ. Ngôi sao HOPS-68 cách Trái đất 1.350 năm ánh sáng là một ngôi sao có cấu trúc gần giống Mặt Trời khi mới hình thành. Xung quanh ngôi sao này tồn tại một đám mây bụi khí, mà trong đó thành phần chính là những tinh thể olivin màu xanh lá cây (một loại đá quý trên Trái đất có cấu tạo chính là sắt và magie).

hien-tuong-ngoai-vu-tru1.jpg

Điều đặc biệt là do nhiệt độ khá lạnh của các đám bụi khí này (khoảng -170 độ C), khiến các tinh thể olivin ngưng tụ thành các hạt nhỏ và rơi xuống giống như một cơn mua pha lê xanh đẹp kỳ diệu.

Hiện tượng đặc biệt này đã được quan sát bởi kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Các tinh thể tương tự cũng đã từng được phát hiện trong các sao chổi thuộc khu vực ngoại vi của Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng những dạng đá quý này có thể được hình thành trong giai đoạn đầu của hệ Mặt Trời, khi các sao chổi bắn phá các hành tinh trong quá trình nguội lạnh.

3. Mây thủy ngân.

hien-tuong-ngoai-vu-tru2.jpg

Alpha Andromedae, còn được gọi là Alpheratz, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Andromeda. Bên cạnh đó ngôi sao này còn có một điểm đặc biệt, đây là ngôi sao duy nhất được phát hiện có một hệ thống thời tiết gần giống với Trái đất. Các nhà khoa học trong quá trình quan sát đã phát hiện sự thay đổi của nồng độ thủy ngân trên bề mặt của ngôi sao này.

Các nhà khoa học tiếp tục theo dõi trong 7 năm qua và đã phát hiện ra rằng, quá trình thay đổi này là một sự di chuyển theo thời gian. Một quá trình gần giống với sự di chuyển của bầu khí quyển và các đám mây trên Trái đất. Họ cho rằng trên ngôi sao này tồn tại những đám mây thủy ngân vô cùng đặc biệt, có tính chất di chuyển theo thời gian. Tuy nhiên họ chưa thể lý giải sự hình thành của những đám mây thủy ngân này, cũng như nguyên nhân khiến chúng di chuyển một cách đều đặn như vậy. Các nhà khoa học chỉ biết rằng, trên ngôi sao này không tồn tại từ trường, điều kiện cần thiết để có thể xảy ra hiện tượng tương tự như trên.

4. Sóng siêu nhiệt.

HD 80606b là một “sao Mộc nóng” khác chỉ lớn gấp 4 lần bản gốc mà chúng ta đã biết. Với quỹ đạo elip dẹt hành tinh quanh ngôi sao của nó mất 111,4 ngày và có có khoảng cách bằng 0,88 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Trong khi quan sát hành tinh này, các nhà khoa học phát hiện ra sự thay đổi bức xạ nhiệt vô cùng lớn trên bề mặt của nó.

hien-tuong-ngoai-vu-tru3.jpg

Sự thay đổi bức xạ đột ngột chỉ trong một vài giờ khiến nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh tăng gấp đôi từ 500 độ C lên tới hơn 1.000 độ C. Hiện tượng dao động nhiệt độ này là lớn nhất so với tất cả các hành tinh khác mà các nhà khoa học đã quan sát được.

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đặc biệt này gây ra những vụ nổ bức xạ bất ngờ. Một vụ nổ như vậy có thể tạo ra sức gió trên bề mặt lên tới 17.000km/h và tạo ra những đợt sóng siêu nhiệt bao phủ toàn bộ hành tinh. Lúc đó, hành tinh bị bao trùm bởi một bức tường gió và lửa khiến cho không một vật thể nào có thể tiến lại gần.

5. Mưa cát và sắt nóng chảy.


hien-tuong-ngoai-vu-tru4.jpg

Sao lùn nâu hình thành từ các ngôi sao thiếu khối lượng và vật chất cần thiết để đốt cháy. Do đó chúng tương đối lạnh, một số trong số sao lùn nâu thậm chí có thể lạnh hơn cơ thể con người. Nhiệt độ thấp nghĩa là chúng không thể phát sáng đẻ kính thiên văn phát hiện ra. Trong số đó có sao lùn nâu 2M2228 cách 39, 1 năm ánh sáng với những thay đổi ánh sáng trên bề mặt cứ 90 phút một lần.

Sự khác biệt này là kết quả của những đám mây di chuyển trên bề mặt của sao lùn trong cơn bão có kích thước của Trái Đất. Nhiệt bề mặt của ngôi sao khoảng 600-700 độ C, vì vậy những đám mây được tạo thành từ những vật chất kỳ lạ, trong đó có cát và những giọt sắt nóng chảy.
Nguồn: Khoahoc.com.vn​
 
C

congratulation11

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học "bó tay"_


1. Giấc mơ là gì?
2. Tại sao chúng ta giật mình trong mơ?
3. Làm sao bộ não có thể lưu trữ ký ức?
4. Tại sao mèo kêu grừ grừ?
5. Tại sao hươu cao cổ có cái cổ dài?
6. Chim di cư như thế nào?
7. Điều gì tạo nên lực hấp dẫn?
8. Chính xác thì nam châm hoạt động như thế nào?

... Và có lẽ còn nhiều câu hỏi nữa ...​

Còn bạn, nếu bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này, hãy comment ở bên dưới để chia sẻ cùng mọi người nhé!

Trích nguồn Khoahoc.com.vn​
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

"Giấc mơ" là kết hợp của những hình ảnh rời rạc trong kí ức của chúng ta với một chút trí tưởng tượng tạo nên một "bộ phim" được phát trong não bộ. Đôi khi chúng ta có thể điều khiển giấc mơ theo ý mình muốn. Hầu hết mọi người sau khi thức dậy chỉ nhớ được một phần nhỏ trong giấc mơ của mình.
Thêm một câu hỏi nữa: Tại sao ta lại không nhớ được hết giấc mơ của mình?
P/s: Ta phải phân biệt "giấc mơ" và hiện tượng "báo mộng"
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Bạn nghĩ sao nếu diện bộ Jean, T-shirt trên sao Hoả?

Trên Sao Hỏa, bạn hoàn toàn có thể bị bất tỉnh trong vòng 15 giây do thiếu Oxy để thở.

Khám phá vũ trụ, bước lên không gian hay ghé thăm Sao Hỏa là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, cuộc sống trên Sao Hỏa vô cùng khắc nghiệt bởi nơi đây lạnh, địa hình như một sa mạc khổng lồ với nhiều cát, sỏi của hệ Mặt trời và chứa rất ít oxy...

Chúng ta thường thấy hình ảnh các phi hành gia khoác trên mình một bộ đồ bảo vệ rất đồ sộ, màu trắng, to và rất nặng. Nhiều người tò mò rằng, liệu khi chúng ta mặc áo phông T-shirt với quần jeans trên đó thì chuyện gì sẽ xảy ra.

o-mars-one-facebook-9038e.jpg
Các phi hành gia khoác trên mình một bộ đồ bảo vệ rất đồ sộ, màu trắng, to và rất nặng khi thám hiểm vũ trụ.​

Sao Hỏa nằm cách xa Mặt trời hơn nên nhiệt độ trung bình trên bề mặt hành tinh này khá thấp, mức trung bình là -31 độ C vào ban ngày và -89 độ C vào ban đêm. Mùa đông trên Sao Hỏa, nhiệt độ có thể giảm xuống tới - 92 độ C. Với điều kiện thời tiết như vậy thì hẳn nhiên bộ quần áo trên sẽ không thể giúp chúng ta chịu được cái lạnh trên Sao Hỏa.

Bên cạnh đó, bầu khí quyển trên Sao Hỏa rất mỏng, ước tính chỉ bằng 1% so với Trái đất. Với 96% khí CO2 và một lượng rất nhỏ Oxy, nó không đủ để giúp con người hô hấp. Bạn hoàn toàn có thể bị bất tỉnh trong vòng 15 giây do thiếu Oxy để thở.

Nếu không bị giết bởi bầu không khí áp suất thấp, cũng có nhiều yếu tố khác khiến bạn khó có thể chịu đựng được lâu quá một phút mà không có thiết bị, quần áo bảo vệ.

Chris Webster - một chuyên gia đến từ NASA cho biết: Vì không có bầu khí quyển nên trên Sao Hỏa cũng không có áp suất không khí, máu và các chất lỏng trong cơ thể bạn sẽ không thể chảy một cách bình thường được, thay vào đó nó sẽ "sôi" lên và lơ lửng trong từng huyết mạch.

jeans-and-shirt-on-mars_03-9038e.jpg

Do không thể chảy đều như trước nên nhiệt độ của chúng sẽ giảm xuống, sau đó đông cứng lại trước khi bị bốc hơi hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong khoảng từ 30 giây - 1 phút.

Da và các cơ quan nội tạng của bạn cũng sẽ bị trương phồng lên do các chất lỏng trong cơ thể liên tục sôi sục và bạn sẽ cảm nhận cái chết đau đớn.

Cùng với đó, bạn sẽ bị phơi nhiễm trước hàng loạt các loại bức xạ tia cực tím cường độ cao. Ngoài ra, những cơn bão bụi vũ trụ khổng lồ có thể xuất hiện, bao trùm cả hành tinh và gây hại cho con người. Và tất cả điều này sẽ khiến bạn gặp rắc rối trước khi cảm thấy đói và khát.

Nguồn: Kênh 14.vn​
 
C

congratulation11

Có vấn đề về trọng lực ở trên sao Hỏa không vậy chị?

Uhm, trọng lực là 1 trường hợp của lực hấp dẫn. Đó là lực tương tác giữa hai vật bất kì trong trường hấp dẫn.

$$F_{hd}=G\dfrac{m_1m_2}{r^2}$$

$G$ là hằng số hấp dẫn, $r$ là khoảng cách giữa hai vật.

Khối lượng hai vật càng lớn thì lực hấp dẫn giữa chúng càng lớn.

Trên thực tế, sao Hoả có khối lượng khoảng 1/10 khối lượng Trái Đất. Do vậy lực hút của Sao Hoả lên vật sẽ nhỏ hơn Trái đất.

Tuy nhiên 1 ngày trên sao Hoả kéo dài hơn 24h trên Trái đất.

Do vậy chắc khi đứng trên sao Hoả có lẽ người ta sẽ khó đứng cân bằng lắm đấy!
 
Top Bottom