[Khoa học] Bạn có biết???

C

congratulation11

Áo khoác tàng hình

Thoạt nghe tên đã thấy tính phi vật lí của loại "vật thể lạ" này...

- Trong bộ truyện Harry Potter...
- Phép thuật ư?
- Thật viển vông...

Không, thực ra nó là "những" phát minh có thật.

1) Áo tàng hình từ metascreens.

Metascreens là lạoi vật liệu mới chế tác từ những mảnh dây đồng chỉ dày $66 \mu m$ gắn vào một bản phim polycarbonate dẻo dày $100 \mu m$. Cả hai kết hợp để trở thành một mẫu lưới chéo phủ ngoài khiến vật thể bên trong không được nhìn thấy, có tác dụng giống áo tàng hình của Harry Potter.
75320947-mo-dau-1_ae3ee.jpg

Theo nghiên cứu, loại vật liệu này xoá đi sóng ánh sáng phủ ngoài vật thể để nó không đến được mắt người quan sát

Ông Andrea Alu (người phát minh) giải thích: “Khi trường phát tán của lớp áo phủ ngoài và vật thể giao thoa, chúng triệt tiêu lẫn nhau và hiệu ứng tổng thể là trong suốt và không thể nhìn thấy từ mọi góc độ”.

Hiệu ứng hiện chỉ xảy ra trong môi trường ánh sáng vi sóng, song các nhà khoa học hy vọng các nghiên cứu tiếp theo tạo điều kiện sáng chế áo tàng hình trong môi trường ánh sáng bình thường.

2) Chiếc áo tàng hình được chế tạo từ vật liệu Nano Carbon - 1 công nghệ lấy cảm hứng từ những ảo ảnh trên sa mạc.

Về nguyên lí, nano cacbon là vật liệu bền, chịu nhiệt tốt. Nhiệt độ của các ống nano cacbon có thể tăng nhanh tạo nên hiệu ứng ảo ảnh.

Giải thích: Hiệu ứng ảo ảnh (hiệu ứng biến đổi quang nhiệt độ) được hình thành khi có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa 2 môi trường khác nhau. Sự chênh lệch này dẫn đến việc khúc xạ các tia sáng, hay nói cách khác, các tia sáng đã bị "bẻ cong", thay vì đi theo đường thẳng. Hiện tượng này giống như trường hợp ảo giác trên sa mạc.

be-cong-anh-sang_47d83.jpg

Hãy cùng tưởng tượng nguyên lý trên qua ví dụ sau: Nếu như bạn nhúng một túi phẩm nhuộm xuống 1 dòng suối đang chảy, sự hiện diện của phẩm nhuộm sẽ hiện diện rõ ràng ở dòng chảy phía dưới, nhờ vào cách mà nó thay đổi màu sắc và hương vị của nước. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như dòng chảy chỉ đi vòng quanh túi phẩm nhuộm?
3) Áo "tàng hình" thời gian, có khả năng che giấu toàn bộ sự kiện diễn ra trước mắt thường.

Như tên gọi nó che giấu các sự kiện xảy ra trong thời gian thực, chứ không đơn thuần là các vật thể hữu hình trong không gian. Nó có thể ứng dụng cho các tần số ánh sáng hoặc âm thanh khác nhau. Chẳng hạn như, máy bay chiến đấu tàng hình có thể khiến radar của kẻ thù rất khó phát hiện ra nó.

Về nguyên lí: Áo nhằm tạo ra các “lỗ hổng thời gian” bằng việc chia tách luồng sáng, đẩy nhanh tốc độ một phần ánh sáng và làm chậm tốc độ phần ánh sáng còn lại để tạo ra một lỗ hổng, và lỗ hổng đó là nơi che giấu sự kiện xảy ra nhờ sử dụng các thành phần viễn thông thương mại, dưới sự điều khiển của những tín hiệu điện tử

Giáo sư Weiner, một tác giả nghiên cứu giải thích: "Hãy tưởng tượng bạn chiếm giữ một vùng của dòng sông đó, rồi đẩy một ít nước lên phía trước và số nước còn lại xuống phía sau để tạo ra phần lỗ hổng không có chút nước nào. Có thể tồn tại một cái đập và chúng tôi có thể mở và đóng đập rất nhanh để theo cách nào đó làm xáo trộn hoặc chuyển hướng dòng nước.
Nếu chia tách luồng nước, chúng tôi sẽ không sử dụng đập nữa, khiến nước không bị xáo trộn. Và sau đó, chúng tôi lại hợp nhất luồng nước để chúng trông giống như một dòng sông yên bình như ban đầu. Đó cũng là cách chúng tôi kiểm soát dòng chảy của ánh sáng"
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh, công trình áo "tàng hình" thời gian của họ có nhiều ứng dụng tiềm năng, chẳng hạn như khiến dữ liệu trở nên khó bị đánh cắp hơn, giúp giám sát "các hoạt động thông tin liên lạc gây rắc rối" hoặc hỗ trợ các chính phủ hay công ty lớn quản lý thông tin nhạy cảm, tối mật.

...

Với kiến thức khoa học, “phép thuật” chẳng còn xa vời với thế giới Muggle.


Tổng hợp nhiều nguồn
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Tham quan hệ Mặt Trời_

Hệ Mặt trời (Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời, gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh, 6 trong số các hành tinh này có vệ tinh riêng của chúng, cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm các hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao Chổi, bụi và plasma.

images



solar%20system%2021.7%20usm.maine.edu.jpg


1. Đầu tiên là Mars (Sao hoả) người anh em gần chúng ta nhất - 69 triệu km. Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu làm sáng tỏ những bí ẩn trên hành tinh đỏ này bằng cách chứng minh khí hậu của nó có thể phù hợp với điều kiện sống tương lai của con người.

antd_MarsOne_totheMars02.jpg


2. Được đặt theo tên vị Vua của các vị thần La Mã, sao Mộc (Jupiter) là người khổng lồ trong Hệ Mặt trời. Nó có những sọc tối và sáng được tạo ra bởi gió đông tây thổi mạnh trên bầu khí quyển. Ở những vùng này có các cơn bão lớn hoành hành trong nhiều năm trong đó có cơn bão "Great Red Spot" một cơn bão khổng lồ đã có ít nhất 3 thế kỷ.

hanhtinh-5.jpg


3. Sao Hôm, sao Mai, Sao Kim - Nàng tiên trong hệ Mặt trời. Xếp sau Mặt Trăng, đây là hành tinh sáng nhất trong bầu trời tối. Hành tinh đất đá này còn được coi là "hành tinh chị em" với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất.

Tuy vậy, ít ai biết rằng, bề mặt hanhg tinh vệ nữ xinh đẹp kia là cả 1 lớp mây axit - $H_2SO_4$, "địa ngục"...

2610201002Venus.jpg


4. Saturn (Sao mộc).

hanhtinh-3.jpg


Đây là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời.

Dòng hạt mang điện được thổi từ Mặt trời tới gặp từ trường của sao Thổ tạo ra một vòng cực quang trên cực nam của hành tinh này. Không giống những cực quang xuất hiện trong chốc lát ở Trái đất, cực quang trên sao Thổ kéo dài trong nhiều ngày...

Vành đai mà ta thường quan sát trong ảnh trên thực tế không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
600px-Saturn_eclipse_exaggerated.jpg

Hình ảnh các vành đai chính, chụp ở điểm thuận lợi khi Sao Thổ che khuất Mặt Trời từ tàu không gian Cassini ngày 15 tháng 9, 2006.

5. Pluto
hanhtinh-4.jpg


Sao Diêm Vương là 1 trong số 40 hành tinh lùn trong Hệ Mặt trời. Trong ảnh có thể thấy rõ 3 vệ tinh của nó là Charon, Nix và Hydra.
Là thành viên lớn nhất của vành đai Kuiper, sao Diêm vương chỉ xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất.

*** Trước khi tiến tới các hành tinh còn lại, ta cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh khác về Hệ Mặt trời.

-- Đây là ảnh chụp từ tàu vũ trụ Nasa
hanhtinh-7.jpg

-- Ảnh chụp từ tàu Vpyager
hanhtinh-1.jpg

-- Siêu Mặt Trăng.
anthony-ayiomamitis_-entr-005.jpg

.
.
.
Trở lại với chuyền phiêu lưu, ...

6. Neptune - Vị thần biển cả.

360px-Neptune.jpg


Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời. Đây cũng là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được phát hiện thông qua các phương trình toán học.

Sao Hải Vương có cấu tạo chính là các chất khí ở thể lỏng, đây cũng là đặc điểm chung của các hành tinh cỡ lớn trong Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân tại sao Neptune được gọi là “người khổng lồ băng giá”.

7. Gần Mặt trời thêm chút nữa, ta sẽ gặp "ngài" - Thiên Vương tinh (Uranus)


images


Hành tinh đồng màu này được coi là lạnh nhất trong Hệ Mặt trời bởi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -224°C. Thiên Vương tinh có một cấu trúc tầng mây phức tạp, với hơi nước ở tầng thấp nhất, và khí Mêtan bao phủ tầng trên cùng của khối mây. Ngược lại, sâu bên trong hành tinh này lại là lớp băng và đá.
Đây là bức ảnh chân dung của vị vua bầu trời, và thần dân - hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh bay xung quanh...
3010201005Uranus.jpg


8.Hành tinh nhỏ và gần Mặt Trời nhất ... sao Thuỷ (Mercury).
images

Gần Mặt Trời nhất, phải chăng nó nóng nhất... Không, Venus - cô nàng axit này mới giữ vị trí "Hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất trong hệ Mặt trời".

Nhưng, tại sao?... Venus ở xa hơn, nó ở xa Mặt Trời gấp đôi Sao thuỷ... :-/

Bí ẩn sẽ được giải mã trong bài viết tiếp theo ;)
Tổng hợp nhiều nguồn.
P/s: Bài viết thích hợp với giọng đọc trầm, sâu, huyền bí... ;))
 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn


Gần Mặt Trời nhất, phải chăng nó nóng nhất... Không, Venus - cô nàng axit này mới giữ vị trí "Hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất trong hệ Mặt trời".

Nhưng, tại sao?... Venus ở xa hơn, nó ở xa Mặt Trời gấp đôi Sao thuỷ... :-/

Bí ẩn sẽ được giải mã trong bài viết tiếp theo ;)
Tổng hợp nhiều nguồn.
P/s: Bài viết thích hợp với giọng đọc trầm, sâu, huyền bí... ;))

Có phải bí ẩn đó là: Venus bị hiệu ứng nhà kính trầm trọng đúng không?
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Có phải bí ẩn đó là: Venus bị hiệu ứng nhà kính trầm trọng đúng không?

Đó là nguyên nhân. Cụ thể thế này:

Trên sao Kim có một lớp $CO_2$ khá dày, cho phép ánh sáng xuyên qua mình nhưng lại giữ lại nhiệt trên bề mặt của sao Kim. Do vậy nhiệt lượng nhận được từ sao Kim tuy ít hơn sao Thủy nhưng lớp khí quyển dày này đã giúp sao Kim giữ được nhiệt độ nhiều hơn. Kết quả là nhiệt độ trên bề mặt sao Kim cỡ gần 700 độ K (~ 427 độ C), nhiệt độ đủ cao để làm nóng chảy Chì (Pb). Trong khi đó nhiệt độ trên sao Thủy chỉ là 440K(~167 độ C). Cũng bởi nhiệt độ quá cao cho nên dù trên bề mặt sao Kim có bầu khí quyển nhưng không thể có một sinh vật sống nào có khả năng tồn tại ở nhiệt độ đó (chưa kể bầu khí quyển này có Oxy hay lưu huỳnh hay không).​

_Có thể bạn chưa biết...


Anh keh, vì mỗi bài viết thường khá dài nên anh hãy chỉ trích dẫn nhdaanxgif cần trích dẫn thôi nhé!
 
C

congratulation11

Chia sẻ thông tin - Có thể bạn chưa biết!

- Cá mập là loài duy nhất không thể chớp hai mắt. ;;)

- Tiếng kêu của con Vịt không bao giờ dội lại, không ai hiểu tại sao?

- Người ta có thể dắt con bò lên cầu thang, nhưng không thể dắt nó xuống được.

- Cá Vàng là loài động vật duy nhất có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại.

- Trung bình có đến 100 người chết mỗi năm vì… ngậm bút bi.

- Trung bình con người cười 15 lần... một ngày.

- Khi bực mình, con người cần đến 42 cơ mặt để biểu lộ sự tức giận.


- Hơi thở ra lúc bình thường di chuyển theo vận tốc 24 km/h,còn khi hắt hơi đạt tới vận tốc 1030 km/h.


Sưu tầm
 
P

phuong_july

Chị cập nhật 1 chút thông tin về hành tinh có sự sống như Trái Đất được không? Hành tinh mà chúng ta sẽ chuyển đến khi Trái Đất băng hà đấy chị. Chuẩn bị hành trang trước khi Trái Đất bước vào kỷ nguyên băng hà tiếp theo. :D
 
T

thuong0504

Người ta có thể dắt con bò lên cầu thang, nhưng không thể dắt nó xuống được.

Cậu biết vì sao không?

Khi dắt lên cầu thang, ta có thể cầm dây dắt nó lên, thường thì cái dây đó móc vào lỗ mũi nên nó lên được. Còn khi xuống, nếu dắt nó, đi trước, lở nó sẩy chân thì nó đè lên mình -> Chẹp lẹp, còn nếu đi sau thì............ nguy hiểm lắm, con người không thích ở bẩn =))

Hơi thở ra lúc bình thường di chuyển theo vận tốc 24 km/h,còn khi hắt hơi đạt tới vận tốc 1030 km/h.

Hèn gì nhiều người bị lao hắt xì một phát mấy thứ linh tinh đi với vận tốc như thế làm người dính đạn tử vong! Nguy hiểm thật!

Vậy thì các bạn có biết vì sao khi làm rớt cái máy điện thoại xuống sàn nhà! Thường thì màn hình phía ngoài không bị bể nhưng khi mở máy lên thấy nó bị rạn nứt ở bên trong không? ( Máy mình bị thế! :(( )
 
S

saodo_3

- Bò sợ độ cao. Anh nghĩ vậy. Những con vật có khối lượng lớn thường không thích độ cao.


Vậy thì các bạn có biết vì sao khi làm rớt cái máy điện thoại xuống sàn nhà! Thường thì màn hình phía ngoài không bị bể nhưng khi mở máy lên thấy nó bị rạn nứt ở bên trong không? ( Máy mình bị thế! :(( )

Thủy tinh trong suốt, có nứt thì nó cũng trong suốt. Ta nhìn thấy được vết nứt do chỗ vết nứt là môi trường không đồng nhất, sẽ có một số tia sáng bị phản xạ, bị gấp khúc.....nói chung là có đường truyền dị thường.

Khi em chưa bật máy lên, màn hình đen, đâu có ánh sáng đâu mà nhận biết được.

Chuyển cái này thành pic thảo luận cũng hay ấy nhỉ.
 
T

thuong0504

- Bò sợ độ cao. Anh nghĩ vậy. Những con vật có khối lượng lớn thường không thích độ cao.




Thủy tinh trong suốt, có nứt thì nó cũng trong suốt. Ta nhìn thấy được vết nứt do chỗ vết nứt là môi trường không đồng nhất, sẽ có một số tia sáng bị phản xạ, bị gấp khúc.....nói chung là có đường truyền dị thường.

Khi em chưa bật máy lên, màn hình đen, đâu có ánh sáng đâu mà nhận biết được.

Chuyển cái này thành pic thảo luận cũng hay ấy nhỉ.

Vậy thì tại sao khi nứt, ở chổ nứt chính, khi bật máy thì thấy toàn màu đen trong khi cái màn hình sáng, nhiều màu còn những chổ bị rạng thì thấy đường

Và nhân tiện, anh nói thủy tinh trong suốt, khi nứt mà chưa bật máy lên, đen thì không thấy được vậy vì sao máy bạn em nhìn thấy được, có phải trong trường hợp đường nứt quá lớn, quá nhiều thì sẽ thấy không ạ?
 
C

congratulation11

Vậy thì tại sao khi nứt, ở chổ nứt chính, khi bật máy thì thấy toàn màu đen trong khi cái màn hình sáng, nhiều màu còn những chổ bị rạng thì thấy đường

Và nhân tiện, anh nói thủy tinh trong suốt, khi nứt mà chưa bật máy lên, đen thì không thấy được vậy vì sao máy bạn em nhìn thấy được, có phải trong trường hợp đường nứt quá lớn, quá nhiều thì sẽ thấy không ạ?

Cậu lấy cái máy, chụp cái hình đăng lên đi, cậu với chú kia nói mãi mà tớ chả hiểu gì :D
 
S

saodo_3

Vậy thì tại sao khi nứt, ở chổ nứt chính, khi bật máy thì thấy toàn màu đen trong khi cái màn hình sáng, nhiều màu còn những chổ bị rạng thì thấy đường

Và nhân tiện, anh nói thủy tinh trong suốt, khi nứt mà chưa bật máy lên, đen thì không thấy được vậy vì sao máy bạn em nhìn thấy được, có phải trong trường hợp đường nứt quá lớn, quá nhiều thì sẽ thấy không ạ?
Nếu em thật sự quan tâm vấn đề này thì chúng ta nên thảo luận ở một pic khác, anh sẽ giải thích kĩ hơn.

Pic này đưa ra thông tin thôi, không nên bàn luận quá nhiều.
 
T

thuong0504

Chán thế, chẳng lẻ pic lập ra không được trao đổi ạ? Như vậy thì lở có vấn đề gì liên quan đến thông tin làm sao mà trao đổi ạ!

Em nói lời cuối cùng, xong anh không đuổi em cũng đi

@11: Máy bị bể làm sao chụp được đây?

gà 11 said:
Cậu cứ trao đổi thoải con gà mái nhé! :D
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Máy bay phản lực hoạt động như thế nào?


[YOUTUBE]kgcdAc-V8EQ[/YOUTUBE]​

Đây là hình ảnh rõ hơn về cơ chế nâng của không khí, cũng như hình dạng khí động lực học của cánh.

lucnangcanhmb.jpg
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

Máy bay trực thăng - Phương tiện của tương lai.

Đầu tiên là phần giới thiệu sơ qua về vao trò của trực thăng, một vài thông tin về công tác lắp đặt...
[YOUTUBE]1N0M9WLRFRE[/YOUTUBE]​

Nào, bây giờ hãy cùng tìm hiểu về đặc tính "trực thăng" của loại lên thẳng này. ;)

main-parts-38494083.jpg

Hai bộ phận quan trọng của trực thăng là cánh quạt chính và cánh quạt đuôi, có thể là chỉ có cánh quạt chính...

wing-shape-678978304.jpg

---Về cánh quạt chính: Nhiệm vụ của cánh quạt chính là tạo ra lực nâng để thắng trọng lực của máy bay để nâng nó bay trong không khí. Lực nâng được tạo ra nhờ sự tương tác với khí quyển. Trong quá trình quay cách quạt tác dụng vào không khí một lực và ngược lại theo định luật 3 không khí tác dụng lên cánh quạt một phạn lực hướng lên trên. Do đó khi không có không khí lực nâng này sẽ không còn - hay nói cách khác, không thể dùng máy bay trực thăng để bay lên mặt trăng dù công suất của động cơ có lớn đến đâu. Vì giữa trái đất và mặt trăng là chân không.

maybay1.gif

Lực nâng hướng lên trên
maybay2.gif
Bằng cách thay đổi mặt phẳng quay của cách quạt chính sẽ giúp máy bay bay tiến ra phía trước lùi lại phía sau hay bay sang phải sang trái


---Về cánh quạt đuôi: Cánh quạt phụ khi quay sẽ tạo ra một lực đẩy theo phương nằm ngang, ngược với chiều quay của thân máy bay và bằng với lực đó. Kết quả là máy bay được giữ cố định, không còn bị quay vòng vòng nữa. Nhưng thật ra lúc đó là nó đang bị tác dụng bởi 2 lực, một lực quay của cánh quạt chính và một lực quay ngược lại của cánh quạt phụ.
maybay4.gif

Cánh quạt đuôi sẽ tạo ra một mô men cân bằng với momen do cánh quạt chính gây nên.

Cũng có loại máy bay trực thăng không cần cánh quạt đuôi, khi đó người ta dùng 2 cánh quạt chính quay ngược chiều nhau. Lực nâng của 2 cánh quạt này đều hướng lên trên nhưng mômen xung lượng thì triệt tiêu lẫn nhau. Khi muốn đổi hướng bay người ta phải thay đổi công suất của một trong 2 cánh quạt để momen của một trong 2 thắng thế.
maybay6.gif
 
C

congratulation11

Về các ngôi sao - Có thể bạn chưa biết :)

______
sirius_300.jpg
(*)1. Mỗi ngôi sao bạn nhìn thấy trên bầu trời đêm đều to hơn và sáng hơn mặt trời của chúng ta.
Trong số khoảng 5.000 ngôi sao sáng hơn cấp 6, chỉ một vài ngôi sao rất mờ là xấp xỉ kích cỡ và độ sáng với mặt trời của chúng ta, và phần còn lại đều to hơn và sáng hơn. Trong số khoảng 500 ngôi sao sáng hơn cấp 4 (về cơ bản là mỗi ngôi sao mà mắt trần có thể nhìn thấy trên bầu trời vùng đô thị), tất cả đều to hơn và sáng hơn mặt trời của chúng ta nhiều lần. Trong số 50 ngôi sao sáng nhất mà mắt người trên Trái đất có thể nhìn thấy, ngôi sao thực chất kém sáng nhất là Alpha Centauri, nó vẫn sáng gấp 1,5 lần mặt trời của chúng ta, và không thể dễ dàng nhìn thấy từ phần lớn nơi ở Bán cầu Bắc.

(*)2. Bạn không thể nhìn thấy hàng triệu ngôi sao vào một đêm tối trời.
Bất chấp những gì bạn nghe người ta nói trên ti vi, trong thơ ca và trong âm nhạc, bạn không thể nào nhìn thấy một triệu vì sao trên bầu trời được, cho dù bạn đang đứng ở đâu trên mặt đất. Đơn giản là vì không đủ gần và không đủ sáng. Vào một đêm thật sự tối đen, không trăng và không đèn, một người với thị lực rất tốt có thể nhìn thấy chừng 2.000 đến 2.500 vì sao. (Đếm hết con số này cũng là khó lắm rồi!) Vì thế, lần sau nếu nghe ai quả quyết đã nhìn thấy một triệu vì sao trên bầu trời, bạn hãy xem đó là lời ẩn dụ thi vị hoặc là lời bốc phét tầm phào – đơn giản vì điều đó là không thể!


(*)3. Đỏ thì nóng và lạnh thì xanh – KHÔNG ĐÚNG!
Chúng ta có thói quen gán cho những thứ màu đỏ là nóng và màu xanh là lạnh. Điều này không hẳn không có cơ sở, vì que củi cháy lóe sáng màu đỏ thì nóng rực còn băng tuyết, đặc biệt băng ở các sông băng và vùng cực, có thể có màu ánh lam. Nhưng điều đó chỉ bởi vì kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta có phần hạn chế. Thật ra, các vật bị nung nóng thay đổi màu sắc khi nhiệt độ của chúng biến đổi, và màu đỏ thể hiện nhiệt độ thấp nhất tại đó một vật bị nung nóng có thể phát ra ánh sáng nhìn thấy. Khi vật nóng hơn, màu sắc biến đổi sang trắng và cuối cùng biến sang xanh lam. Vì thế, những ngôi sao màu đỏ bạn nhìn thấy trên bầu trời là”nguội nhất” (ít nóng nhất), và những ngôi sao màu lam là nóng nhất!

(*)4. Các ngôi sao là những vật đen.
Vật đen là một vật hấp thụ 100% tất cả bức xạ điện từ (nghĩa là ánh sáng, sóng vô tuyến, vân vân) rơi lên trên nó. Một ví dụ dễ gặp nhất ở đây là một cái lò gạch với phần bên trong sơn đen và chỉ để hở một khe nhỏ. Toàn bộ ánh sáng chiếu qua khe đó bị phần bên trong của lò hấp thụ và không có ánh sáng phản xạ ra khỏi lò. Nó là một vật hấp thụ hoàn hảo. Hóa ra định nghĩa này lại thích hợp với các ngôi sao. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ nói rằng một vật đen hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ đi tới nó, chứ không cấm nó phát năng lượng đó trở lại. Trong trường hợp ngôi sao, nó hấp thụ toàn bộ bức xạ rơi lên nó, nhưng nó cũng phát bức xạ vào trong không gian nhiều hơn lượng nó hấp thụ nhiều lần. Như vậy, một ngôi sao là một vật đen phát ra ánh chói dữ dội! (Một vật đen còn hoàn hảo hơn nữa là lỗ đen, nhưng tất nhiên, nó có vẻ thật sự đen, và chẳng hề phát ra ánh sáng.)

(*)5. Không có những ngôi sao màu lục.
Mặc dù có những khẳng định được lan truyền về các ngôi sao có màu lục, trong đó có sao Beta Librae (Zuben Eschamali), nhưng đa số người quan sát không nhìn thấy màu lục ở bất kì ngôi sao nào ngoại trừ một hiệu ứng quang học do kính thiên văn của họ mang lại, hoặc do điều kiện nhìn đặc thù của người quan sát. Các ngôi sao phát ra một phổ màu sắc, trong đó có màu lục, nhưng kết nối mắt-não của con người hòa trộn các màu sắc với nhau theo kiểu hiếm khi tạo ra màu lục. Một màu nào đó có thể lấn át phổ bức xạ, nhưng trong ngưỡng bước sóng và cường độ tìm thấy ở các ngôi sao, màu lục bị trộn lẫn với các màu khác, và ngôi sao hiện ra có màu trắng. Đối với các ngôi sao, các màu thường gặp, xếp từ nhiệt độ thấp lên cao, là đỏ, cam, vàng, trắng và lam. Trong chừng mực mắt người có thể phân biệt được, không có ngôi sao nào màu lục.

(*)6. Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao màu “lục”.
Nói cho đúng thì mặt trời của chúng ta là một ngôi sao lục-lam, có cực đại bước sóng nằm trong vùng chuyển tiếp phổ giữa màu lam và màu lục. Đây không phải là nói cho vui, mà nó quan trọng bởi vì nhiệt độ của một ngôi sao liên hệ với màu sắc của bước sóng phát xạ át trội của nó. Trong trường hợp mặt trời, nhiệt độ bề mặt là khoảng 5800 K, ứng với bước sóng lục-lam 500 nano mét. Tuy nhiên, như vừa nói ở trên, khi mắt người hòa trộn các màu sắc mà nó nhìn thấy, màu sắc biểu kiến của mặt trời là màu trắng hoặc thậm chí là màu trắng hơi vàng.

(*)7. Mặt trời của chúng ta là một sao lùn.
Chúng ta đã quen với ý nghĩ mặt trời là một ngôi sao “bình thường”, và xét theo nhiều phương diện thì đúng như vậy. Nhưng bạn có biết mặt trời là một sao “lùn” hay không? Có lẽ bạn từng nghe nói tới “sao lùn trắng”, nhưng đó chẳng phải là ngôi sao bình thường, mà đó là xác của một ngôi sao chết. Theo chuyên môn thì chỉ có “sao lùn”, “sao kềnh”, và “sao siêu kềnh”. Sao kềnh và sao siêu kềnh tiêu biểu cho trạng thái cuối đời của các ngôi sao, còn phần lớn các ngôi sao trong giai đoạn tiến hóa thuần thục, kéo dài (Dải chính) được gọi là “sao lùn”. Giữa các sao lùn cũng có chút chênh lệch về kích cỡ, nhưng nói chung chúng đều nhỏ hơn nhiều lần so với sao kềnh và sao siêu kềnh. Vì thế, theo chuyên môn, mặt trời là một sao lùn, thỉnh thoảng được gọi là “sao lùn vàng”, mặc dù gọi như thế là mâu thuẫn với nội dung đã nói ở trên!

(*)8. Các ngôi sao không nhấp nháy.
Các ngôi sao trông có vẻ nhấp nháy, đặc biệt khi chúng ở gần đường chân trời. Ngôi sao Sirius nhấp nháy, tóe lửa, và chớp vụt quá nhiều nên có khi người ta nhầm nó là UFO. Nhưng thật ra, nhấp nháy không phải đặc tính của các ngôi sao, mà đó là do bầu khí quyển nhiễu loạn của Trái đất. Khi ánh sáng từ một ngôi sao đi xuyên qua khí quyển, nhất là khi ngôi sao xuất hiện ở gần chân trời, nó phải đi qua nhiều lớp không khí thường có mật độ khác nhau nhiều. Kết quả là một hiệu ứng lệch phương ánh sáng giống như một viên đạn trong máy chơi bắn đạn. Ánh sáng đó cuối cùng đi tới mắt của bạn, nhưng mỗi lần lệch phương làm cho nó thay đổi màu sắc và cường độ một chút. Kết quả cuối cùng là sự nhấp nháy. Nếu bạn nhìn từ phía trên bầu khí quyển của Trái đất, thì các ngôi sao không nhấp nháy.

(*)9. Bạn có thể nhìn xa ít nhất 20 triệu tỉ dặm.
Vào một đêm đẹp trời, bạn có thể nhìn xa 19.000.000.000.000.000 dặm một cách dễ dàng, tương đương với khoảng cách đến ngôi sao sáng Deneb trong chòm Cygnus, ngôi sao sáng rỡ nhất trên bầu trời đêm mùa thu và mùa đông. Deneb đủ sáng để được nhìn thấy hầu như ở mọi nơi thuộc Bán cầu Bắc. Còn một ngôi sao nữa, Eta Carina, xa hơn khoảng chừng gấp đôi, hay khoảng 44 triệu tỉ dặm. Nhưng Eta Carina hơi mờ, và không dễ thấy đối với các nhà quan sát ở phần lớn Bán cầu Bắc. Ngoài ra, Thiên hà Andromeda và Thiên hà Triangulum cũng có thể được nhìn thấy dưới những điều kiện nhất định, và khoảng cách là xấp xỉ 15 và 18 tỉ tỉ dặm!

(*)10. Các lỗ đen không ăn thịt.
Nhiều tác giả thường mô tả các lỗ đen là “kẻ ăn tươi nuốt sống” mọi thứ xung quanh chúng. Và có nhiều người lo ngại trước tin đồn rằng các lỗ đen “mini” đã được nêu giả thuyết trước đây có thể được tạo ra bởi Máy Va chạm Hadron Lớn sẽ nuốt chửng mọi thứ xung quanh chúng vào một xoáy vật chất lớn dần cuối cùng sẽ ngốn hết cả Trái đất!

Tuy nhiên, đó là cách nói ẩn dụ. Các lỗ đen không hút lấy vật chất theo kiểu như máy hút bụi. Ở máy hút bụi chân không, cánh quạt quay tạo ra chân không cục bộ tại phần tiếp xúc sàn của máy, và áp suất không khí bình thường bên ngoài, lớn hơn, đẩy không khí vào trong nó, mang theo bụi và các hạt bẩn cùng vào.

Trong trường hợp lỗ đen, không có kiểu nuốt như thế. Thay vậy, vật chất bị hút vào trong lỗ đen bởi lực hút hấp dẫn rất mạnh. Một cách hình dung là nó thật sự giống như đang rơi vào một cái lỗ, chứ không giống như bị hút vào máy hút bụi. Lực hấp dẫn là một lực cơ bản của tự nhiên, và toàn bộ vật chất đều có lực hấp dẫn. Vật rơi vào trong lỗ đen giống như con cá bị giật bởi người thợ câu chứ không phải bị kéo cuộn trên thác nước.

Sự khác biệt là không đáng kể, nhưng từ quan điểm vật lí thì là căn bản.

Như vậy, các lỗ đen không ăn thịt, và chúng rất lạnh. Thật sự rất, rất lạnh.

(*) Thông tin thứ 11.

Nguồn thuvienvatli.com​
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Tàu ngầm_

Tạm chia tay với những vì sao lấp lánh. Hôm nay chúng ta cùng lặn xuống đáy biển cũng chiếc tàu ngầm hiện đại.

Với suy nghĩ ban đầu, ta hiểu đó là 1 loại tàu đặc biệt hoạt động dưới mặt nước, giúp đạt tới độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người...

Sao tàu thường không lặn được mà tàu ngầm lại lặn được?
Thế người ta ở dưới tàu thế nào???...

Xin mời theo dõi loạt video sau đầy!

[YOUTUBE]mirsYp-p4eI[/YOUTUBE]​

Bổ sung thêm thông tin: Sơ qua về cơ chế chìm, nổi của tàu ngầm.
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Tiếp nối một chút chủ đề về các ngôi sao.

(*) Các ngôi sao là hiện hữu của quá khứ

Ngôi sao gần nhất với trái đất đương nhiên là Mặt trời.
Tuy vậy, khoảng cách trung bình từ Trái đất tới Mặt trời là 149,6 triệu km. Với khoảng cách này, một chùm ánh sáng có vận tốc 300.000 km/giây phải mất 8 phút 20 giây để có thể tới được mặt đất. Nhưng từ Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất sau Mặt trời thì phải mất 4 năm và 4 tháng.
Chính vì lí do này mà các nhà khoa học không thể tìm hiểu được liệu ngôi sao trên bầu trời kia có còn tồn tại hay không?
Khi nhìn lên một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, có thể đấy chính là hình dạng của ngôi sao đó khi ta sinh ra đấy!

Nguồn số liệu: http://www.bachkhoatrithuc.vn/

P/s: Chị giải thích thêm giúp em về phần điện tích của hố đen với thuyết Big Bang luôn được không chị
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Giải thích sơ qua về cơ chế chìm nổi của tàu ngầm
Bản chất tàu ngầm không tự chìm. Sở dĩ tàu ngầm lặn được là nhờ hai túi ở hay bên hông tàu (Nói là túi nhưng không đơn giản là một cái túi đâu). Khi tàu cần chìm, hai túi này được mở ra cho nước tràn vào khiến tàu chìm. Khi tàu cần nổi, người ta sẽ dùng khí nén để đẩy nước ra ngoài và tàu sẽ nổi trở lại.

P/s: Những điều này là theo trí nhớ của em không biết có đúng không? Nếu sai mong anh chị và mọi người thông cảm.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom