Sử 7 Kháng chiến chống Mông - Nguyên

P

pokemon_011

- Do các tướng tài: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
-Do sự đồng lòng của nhân dân
-Do lực lượng quân đội của nhà Trần
-Do chích sách đúng đắn
.....
Chỉ biết thế thui bạn ạ !=))
 
C

chankquetdat

Còn Đáp án nữa

Trong trận chiến lần thứ ba, giữa quân Trần và quân Nguyên đã đụng độ dàn trải trên nhiều địa bàn ở hầu hết miền bắc Đại Việt. Quân Trần đã chủ động nhằm vào những điểm yếu của quân Nguyên để đánh tiêu hao lực lượng địch.
Khi quân Nguyên tiến vào, quân Trần không rút lui co cụm hoàn toàn về phía sau mà vẫn chủ động bố trí lực lượng chặn đánh địch trên nhiều tuyến. Ngoài mặt trận chính ở Lạng Sơn, Vạn Kiếp và Thăng Long mà quân Nguyên chiếm ưu thế, quân Trần vẫn có được hai trận thắng ở phía sau lưng quân chủ lực Thoát Hoan: trận Cao Lạng đánh tan hậu đội của Lê Tắc và đặc biệt là trận Vân Đồn cắt đứt hoàn toàn lương thực của quân Nguyên khiến Thoát Hoan buộc phải điều quân tản rộng ra để cướp của người Việt. Chiến thắng Vân Đồn được các sử gia đánh giá có tầm quan trọng rất lớn, quyết định bước ngoặt chiến trường, vì đạo quân đông đảo của Thoát Hoan không có lương thực sẽ rất nhanh rơi vào tình trạng nguy khốn. Nếu số lương của Trương Văn Hổ tới được tay Thoát Hoan thì đã có thể giúp cho quân Nguyên kéo dài chiến sự và gây thêm nhiều khó khăn cho Đại Việt.
Nhà Trần một lần nữa lại lập võ công đẩy lui được một cuộc xâm lược quy mô của nhà Nguyên, giữ vững được bờ cõi. Trận Bạch Đằng, 1288 cũng được ghi nhận là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, thắng lợi lần thứ ba chưa thực sự chấm dứt được chiến tranh. Sau cuộc chiến, nhà Trần đã chủ động dùng biện pháp ngoại giao để lập lại hoà bình; Hốt Tất Liệt vẫn muốn tiếp tục động binh trong những năm sau nhưng chưa có cơ hội thuận lợi. Năm 1294, Hốt Tất Liệt qua đời, Nguyên Thành Tông lên ngôi ngừng việc phát động chiến tranh với Đại Việt. Khi đó chiến tranh mới thực sự chấm dứt.
 
C

chankquetdat

Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.

Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-l-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thǎng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.

Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến nǎm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đǎ nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha (Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.

Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chǎmpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.

Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thǎng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch hoành hành... Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại... ". Thời cơ phản công của quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thǎng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.

Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thất bại.

Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đǎ ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối nǎm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái thêm một cánh thuỷ quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải lương của Trương Vǎn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.

Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thuỷ quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Vǎn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân thủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây dựng Vạn Kiếp thành một cǎn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia quân tiến về Thǎng Long.

Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thǎng Long. Quân Nguyên vào Thǎng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Vǎn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thǎng Long lâm vào tình thế khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ, không có lương thực đủ ǎn, mà thuyền lương của bọn Trương Vǎn Hổ lại không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn" Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thuỷ sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.

Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thuỷ của giặc bị tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt.
 
C

chankquetdat

Với Tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của Thái úy Lý Thường Kiệt, nhà Lý đã đánh bại 10 vạn quân Nam Tống, nước Đại Việt đã giữ vững nền độc lập tự chủ hơn 180 năm kể từ đầu thế kỷ thứ 11 đến đầu thế kỷ thứ 13. Sau đó Thăng Long lại 3 lần thành chiến địa chống quân Nguyên.

Đầu thế kỷ 13, quân Nguyên Mông – đạo quân thiện chiến mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã xâm lược thống trị nhiều nước trên thế giới từ châu Âu sang châu Á và thực sự trở thành mối hiểm họa của nhân loại lúc đó. Ây vậy mà 3 lần với trên 1 triệu quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu sang xâm lược nước ta đã biến Thăng Long thành chiến địa, nhưng đều bị quân dân nhà Trần với chỉ huy thao lược tài tình của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng tướng lĩnh kiệt xuất của nhà Trần, đã đánh bại hoàn toàn.

4af32ptbc.jpg
Quân dân nhà Trần đồng lòng đánh đuổi quân Nguyên Mông

Lần thứ nhất với chiến thắng Đông Bộ Đầu ở đầu thế kỷ 13. Nắm bắt được mưu đồ xâm lược của 30 vạn quân Nguyên ào ạt tràn sang xâm lược nước ta, trước thế mạnh của giặc Nguyên, Trần Hưng Đạo không dùng đại quân chủ lực mà dùng quân địa phương, dân binh đánh chặn tiêu hao sinh lực, còn chủ lực “ẩn mình” cơ động về Vĩnh Phú, rồi sang Hưng Yên để chờ thời cơ ra đòn phản công quân địch. Đồng thời thực hiện kế sách “thanh dã” – vườn không nhà trống ở thành Thăng Long. Giữa tháng 1-1258 quân Nguyên đã tràn vào Thăng Long bỏ trống và biến thành chiến địa.​

Sau 10 ngày chiếm kinh thành với vườn trống, nhà không, không tìm ra một cân lương thực nào trong thành Thăng Long, lại bị quân địa phương, dân binh quấy rối… Quân giặc lương thảo cạn dần, sức lực, sĩ khí quân Nguyên sa sút,… lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.​

Thời cơ phản công đã đến! Trần Hưng Đạo quyết định đêm 24-1-1258 dùng đại quân chủ lực mở cuộc tấn công từ Đông Bộ Đầu – (phía Đông hữu ngạn sông Hồng) làm quân Nguyên bị bất ngờ, bỏ chạy tán loạn, hơn 60% binh lực bị tiêu diệt tại trận, tàn quân còn lại tháo chạy về nước. Những ngày xuân năm Mậu Ngọ - 1258 Thăng Long đã được giải phóng.

Lần thứ hai với chiến thắng Chương Dương - Giang Khẩu. Cuối năm 1284 Thoát Hoan chỉ huy 60 vạn quân từ hướng Bắc tràn sang nước ta. Trần Hưng Đạo sau khi đã soạn thảo hai bộ binh thư yếu lược để luyện quân, động viên ba quân bằng “Hịch tướng sĩ” và tháng 10-1282 vua nhà Trần mở hội nghị Bình Than với văn võ triều đình luận bàn kế sách chuẩn bị chống giặc cùng Hội nghị Diên Hồng trong Hoàng thành Thăng Long với bô lão cả nước để quy tụ sự đồng thuận với lời thề “Quyết chiến” và “Sát thát” thích trên cánh tay quân sĩ, biểu thị quyết tâm sắt đá của toàn dân Đại Việt sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trần Hưng Đạo đã vận dụng binh pháp “Kiên thủ chờ suy” bảo tồn lực lượng chủ lực chuyển vào ẩn quân ở Thiên Trường, Tam Điệp, Thanh Hóa, đồng thời tăng cường địa phương quân ra sức chặn đánh ngăn chặn phía trước, triệt hậu cần phía sau để cầm chân giặc. Sau 3 tháng, ngày 9-2-1285 Thoát Hoan lại chiếm được Thăng Long bỏ trống nhưng mục tiêu cơ bản của chúng là nhằm tiêu diệt quân chủ lực ta lại không thực hiện được. Trong khi đó, chủ lực địch buộc phải phân tán mỏng đóng nhiều nơi – trở thành “mục tiêu” cho dân binh, địa phương quân đánh du kích và triệt đường tiếp tế hậu cần của địch.

Đến đầu tháng 6-1285, tận dụng thời cơ, Trần Hưng Đạo đã mở cuộc phản công bất ngờ từ hai hướng Chương Dương và Giang Khẩu. Giặc Nguyên không kịp trở tay. Quân ta đại thắng. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để quân lính khiêng tháo chạy về nước. Ngày 10-6-1285 triều đình nhà Trần lại trở về kinh đô mở hội khải hoàn sau 6 tháng chống giặc quân Nguyên – (lần thứ hai).

Lần thứ ba với chiến thắng bức địch triệt thoái khỏi Thăng Long. Sau hơn 2 năm chuẩn bị, tháng 11-1287 quân Nguyên mở cuộc tấn công lần thứ ba vào Đại Việt – chủ yếu vẫn tìm diệt chủ lực của quân ta. Trần Hưng Đạo vẫn áp dụng kế sách bảo toàn quân chủ lực, nghi binh thu hút địch, dùng quân địa phương nhiều hơn đánh địch khắp nơi. Ngày 22-2-1288 quân Thoát Hoan tiến vào Thăng Long lại không một bóng người, bị dân binh ta bao vây và liên tiếp bị đánh khi đi cướp lương thực. Đồng thời quân ta chặn đánh đoàn hải thuyền vận chuyển lương thực của Ô Mã Nhi, đánh đắm 70 vạn thạch quân lương, ta thu hơn 400 thuyền trên sông Bạch Đằng, cắt đứt nguồn tiếp tế cho đại quân của Thoát Hoan. Quân địch ở Thăng Long lại lâm vào thế khốn khó – tiến hay lui, công hay thủ, ở không yên, thiếu hậu cần, quân sĩ ngả lòng, rối loạn, đào rã ngũ. Và thế là sau 5 tháng xâm lược nước ta lần thứ ba, và cũng là lần cuối cùng, quân Nguyên lại buộc phải rút chạy và vĩnh viễn từ bỏ mộng xâm lược nước Đại Việt.
 
C

chankquetdat

Ngày giáp tí, 21 tháng chạp năm Giáp thân (27/01/1285), giặc Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan và Aric Khaya (A Lý Hải Nha) đã chia quân làm hai đường tiến công vào các cửa ải Khâu Ôn và Khâu Cấp (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn). Một lần nữa quân dân Đại Việt đã lại đứng lên cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc trước vó ngựa xâm lăng của một đế quốc mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 có thể được chia làm các giai đoạn chính sau:

+ Giai đoạn trực tiếp chặn giặc ở biên giới phía bắc: quân ta tại các quan ải vùng biên giới giao chiến với giặc. Tuy nhiên, thế giặc đang rất mạnh, chúng lần lượt chiếm được các cửa ải địa đầu như Khâu Ôn, Khâu Cấp, Khả Ly, Nội Bàng, Chi Lăng, ...

+ Giai đoạn trực tiếp chặn giặc ở Vạn Kiếp: Hưng Đạo Vương tập trung binh lực thủy bộ, cố thủ ở Vạn Kiếp để cản giặc. Ngày mùng 6 tháng giêng năm Ất dậu (11/02/1285), quân Nguyên tiếp tục tấn công vào Vạn Kiếp. Nhận thấy chưa thể chặn đứng được thế tiến công của giặc, Hưng Đạo Vương đã rút về lập phòng tuyến ở bờ bắc sông Hồng.

+ Giai đoạn rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (Nam Định) và trực tiếp chặn giặc ở biên giới phía Nam (Thanh Hóa, Nghệ An): Phòng tuyến ở bờ bắc sông Hồng có tác dụng chính là cản giặc cho cuộc rút lui chiến lược của triều đình và quân dân ra khỏi kinh đô Thăng Long. Triều đình và quân chủ lực rút về Thiên Trường. Giặc chiếm được Thăng Long. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng đã hy sinh trong một trận đánh ngăn cản sự truy đuổi của giặc tại bãi Mạn Trù, Hải Hưng. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cũng đã rút từ Yên Bái đi xuyên qua vùng các dân tộc thiểu số về hội với quân chủ lực. Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đem quân vào Nghệ An, phối hợp với các đạo quân đóng sẵn phía nam tiếp tục chặn đánh cánh quân do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành kéo ra.

+ Giai đoạn rút quân chiến lược về các lộ phía đông giáp bờ biển (Hải Phòng, Quảng Ninh): ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch (10/03/1285), quân ta từ Thiên Trường ngược sông Hồng giao chiến với quân Thoát Hoan tại Hà Nam. Thế giặc mạnh, quân ta không tiến lên được. Đồng thời từ cuối tháng giêng âm lịch, quân ta đã giao chiến với cánh quân của Toa Đô. Chương Hiến Hầu Trần Kiện phản bội, đem hơn 1 vạn quân hàng Toa Đô và dẫn đường cho chúng tấn công quân ta. Toa Đô chiếm được Thanh Nghệ. Trần Quang Khải tụ quân với Trần Quốc Tuấn rút về các lộ phía đông là nơi giặc chưa vươn tới được, dự định sẽ tiếp tục theo đường biển vào Thanh Hóa (vào những vùng mà cánh quân của Toa Đô đã đi qua), tránh khỏi thế bị kẹp giữa 2 gọng kìm của Toa Đô và Thoát Hoan.

+ Giai đoạn rút lui chiến lược từ các lộ phía đông theo đường biển vào Thanh Hóa: Chủ lực của Toa Đô đóng tại Trường Yên (Ninh Bình) để kiếm lương. Thoát Hoan chia quân làm nhiều nhánh tấn công vào Quảng Ninh nhằm bắt các vua Trần và diệt chủ lực của ta. Đại quân của ta đã theo đường biển rút vào Thanh Hóa (đúng như chiến lược đã vạch ra).

+ Giai đoạn phản công cắt đôi hai cánh quân Toa Đô, Thoát Hoan và giải phóng Thăng Long : Toa Đô được lệnh 1 lần nữa đánh Thanh Hóa (từ bắc vào). Nhưng lúc này, thế giặc bắt đầu suy, không còn cái khí thế như lúc ban đầu nữa. Tháng 4 năm Ất dậu (06/05 – 04/06/1285) Hưng Đạo Vương, Chiêu Minh Vương, Chiêu Văn Vương cùng các tướng lĩnh theo đường biển vượt qua các vùng bị Toa Đô chiếm đóng tấn công vào hệ thống các cứ điểm của giặc dọc sông Hồng, cắt đôi 2 cánh quân chủ lực của giặc. Sau 1 loạt các chiến thắng lớn như Hàm Tử, Tây Kết, quân ta tiến vào giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan chạy sang đóng quân ở bờ bắc sông Hồng. Đầu tháng 5 âm lịch, hai vua Trần đem quân từ Thanh Hóa ra phá vỡ toán quân địch đóng ở Trường Yên (Ninh Bình) (Đây là toán quân Toa Đô để lại giữ Trường Yên khi y đem quân vào Thanh Hóa tấn công quân ta)

+ Giai đoạn truy kích quyét sạch quân địch khỏi bờ cõi : các cánh quân của giặc bị chia cắt, không còn liên lạc được với nhau. Ngày 6 tháng 5 năm Ất dậu (10/06/1285), quân ta bắt đầu tấn công vào cánh quân của Thoát Hoan bên bờ bắc sông Hồng. Chủ lực địch bỏ chạy về phương bắc và liên tiếp bị chặn đánh. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã hy sinh khi tham gia chặn đánh giặc bên dòng sông Như Nguyệt. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, Lý Hằng bị trút tên thuốc độc bỏ mạng. Cánh quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi kéo từ Thanh Hóa ra bị chặn đánh ở Tây Kết (Hưng Yên), Toa Đô bị mất đầu, Ô Mã Nhi đi thuyền nhẹ trốn thoát ra biển. Ngày 6 tháng 6 năm Ất dậu (09/07/1285), hai vua Trần cùng quân dân đã trở về Thăng Long, cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi.

Việc chia thành các giai đoạn như trên chủ yếu dựa trên sự tiến, lui, phản công,... của quân chủ lực nhà Trần. Nhưng cũng phải lưu ý rằng quân Nguyên chưa có lúc nào bình định được các vùng đất mà chúng đã chiếm. Quân dân Đại Việt cùng với các đạo quân chính quy tác chiến độc lập (không tụ cùng với đại quân) luôn quấy rối, kìm chân địch ở những nơi chúng tạm chiếm được. Những đạo quân này cùng với những cánh dân binh địa phương cũng góp phần quan trọng trong những giai đoạn chủ lực của ta phản công chia cắt và quyét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
 
C

chankquetdat

Chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông của quân dân ta thời Trần có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Đại Việt nói chung, Thăng Long nói riêng. Một trong những câu hỏi thú vị được đặt ra là cách tổ chức quân đội, trang phục của binh sĩ thời đó như thế nào?

Lịch sử ghi nhận
Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân, dân thời Trần đã đi vào sử sách, không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nhà viết sử trên thế giới cũng hết lời ca ngợi.

Trong những bản thảo bộ sử biên niên viết bằng chữ Ba Tư của nhà sử học nổi tiếng thế kỷ thứ XIII Rasít út Đin (1247-1318), người ta đọc được những dòng sau đây về một nước Kiafca (Giao Chỉ quốc) xa xôi: “Nước đó có những vùng khó đi lại và nhiều rừng cây, giáp với Karajan (Vân Nam), một phần giáp Hinđôstan và biển... ở nước đó có quốc vương riêng, không thần phục Hãn (Mông Cổ). Tugan (Thoát Hoan), con trai của Hãn, chỉ huy quân đội của Lukinfu (Phủ Giang Tây) để bảo vệ miền Manzi (Nam Trung Quốc) cũng như để ngăn ngừa và chống lại những ai không khuất phục. Một lần, Tugan đem quân vào nước đó, chiếm lấy các thành thị ven biển và thống trị ở đấy trong một tuần lễ. Nhưng bỗng nhiên từ biển, từ rừng, từ núi, xuất hiện những đội quân nước đó đánh tan đạo quân của Tugan đang lo cướp bóc. Tugan trốn thoát và trở lại về đóng ở Lukinfu”.

Theo các tư liệu lịch sử, quân đội Mông Cổ lúc đó là một đội quân rất thiện chiến: “... Trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người, nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm...”. Kỵ đội là ưu thế của họ. Hoặc xa, hoặc gần, hoặc nhiều, hoặc ít, hoặc tụ, hoặc tán, hoặc hiện, hoặc ẩn, đến như rơi trên trời xuống, đi như chớp giật”. Quân Mông Cổ đã học được cách chế tạo vũ khí đánh thành của Tây Á và Trung Quốc, vì thế binh lực của họ trở nên rất hùng mạnh. Đội quân thiện chiến của Mông Cổ đã chiếm gần hết châu Âu và vùng Trung Cận Đông, san bằng thành trì nước Tống, đô hộ toàn bộ nước Trung Quốc xưa. Ở nước Đức thời đó đã xuất hiện bài kinh cầu nguyện: “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tácta (Mông Cổ)”. Nhưng đội quân hùng mạnh, thiện chiến đó ba lần tấn công Đại Việt đều bị thất bại.

Trần Quốc Tuấn, vị Tổng chỉ huy quân đội nhà Trần đã từng nói: “Quân cốt tinh, không cốt đông”. Trong Binh thư yếu lược, ông đã chỉ rõ: “Giặc dùng trường trận, ta dùng đoản binh, lấy đoản binh để ngăn trường trận, lấy trường trận để chế đoản binh”. Với sự thiện chiến về thủy quân, tượng binh, bộ binh... cùng với địa thế hiểm yếu của núi rừng, sông ngòi bao bọc, quân dân thời Trần đã đánh tan các đạo quân xâm lược Nguyên Mông do Thoát Hoan chỉ huy. Một câu hỏi được đặt ra: Vậy quân đội thời Trần được trang bị quần áo, vũ khí như thế nào để có thể đánh bại được quân xâm lược?

Trang phục chiến đấu của các dân binh
Lực lượng quân đội của Hưng Đạo Vương đã từng đóng quân tại hương A Cảo - A Côi (nay là xã An Đồng, An Khê, An Thái, An Vũ... huyện Quỳnh Phụ) và dọc theo bờ sông Hóa ra tới gần cửa biển Đại Bàng (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Trong quân đội của Trần Quốc Tuấn, có nhiều nông nô, nô tỳ và nông dân tham gia. Họ là những người dân nghèo nhưng rất dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc. Vì nghèo nên họ không thể có áo giáp sắt hoặc áo da thú như những người lính chính quy được triều đình trang bị. Cái khó ló cái khôn! Những dân binh này đã tự tạo cho mình những bộ trang phục, giày dép, vũ khí bằng những nguyên liệu sẵn có, dễ chế tác. Trang phục của họ có độ bền cao mà cung tên, giáo, mác sắc bén của Nguyên Mông cũng khó có thể xuyên thủng.

Trong quá trình về A Sào (xã An Thái) tìm hiểu, chúng tôi được cụ Trần Duy Thụy, 79 tuổi, cùng các cụ cao tuổi trong làng kể cho nghe về những bộ trang phục, vũ khí của dân binh ngày xưa trong đội quân của Hưng Đạo Vương. Cụ Thụy cho biết, trước đây trong nhà thờ của gia đình vẫn có tấm áo giáp, tương truyền của cụ tổ nhiều đời để lại. Áo được cất trong một cái hòm gỗ mít đặt trang trọng trên bàn thờ tổ. Ngày trước, mỗi khi có giỗ tổ, cụ Thụy cùng anh em trong dòng họ vẫn được ông, cha kể cho nghe về cách làm quần áo giáp và chiến công đánh giặc Nguyên Mông của đội dân binh A Sào. Theo cụ Thụy, vải áo giáp có màu nâu, ở bên trong áo có rất nhiều lớp giấy bản, mỗi lớp giấy bản đều được bọc bởi một lớp vải màn hoặc vải tơ tằm (loại vải đũi xấu), sau đó quét sơn ta và nhựa cây cậy lên để các lớp vải và giấy dính chặt vào nhau rồi mới dùng vải nâu (đũi tơ tằm nhuộm nước bột cây cậy) may thành áo, tiếp theo khâu các lớp giấy bản (đã được bọc vải) vào áo. Đặc điểm ưu việt của loại áo này là rất dày, nhẹ, độ xốp cao nhưng rất bền, có thể giúp cho binh sĩ khi bị trúng tên hoặc trúng gươm, giáo của kẻ địch thì vết thương cũng không bị vào sâu trong cơ thể.

Cụ Thụy được ông nội và cha cho biết, chiếc áo thờ này là của cụ tổ lâu đời để lại, cùng với phương pháp chế tác được cất kỹ trong hòm thờ. Từ bao đời nay, gia đình cụ vẫn để áo giáp của tổ tiên trên ban thờ. Nếu để lâu áo bị mục thì những người ở thế hệ tiếp theo phải căn cứ vào bí quyết chế tác áo giáp của người xưa để lại mà phục chế đúng như cũ. Ở giữa ngực áo giáp, vì không có miếng đồng (tròn) để làm vật hộ tâm, nên người xưa đã dùng mây đan dày nhiều lớp rồi ghim lại với nhau thành hình tròn và đính vào trước ngực.

Đôi giày dùng cho những người lính ngày xưa cũng được thiết kế rất gọn nhẹ, có tác dụng giúp cho bàn chân giảm bớt thương tích nếu bị giáo, kiếm chém hoặc bị sa vào chông, gai. Cụ Thụy cho biết, phần bên trong và bên ngoài của đôi giày là lớp vải đũi dày đã được nhuộm nâu kỹ hoặc nhuộm bột cây cậy (giã nhỏ cây cậy, hòa vào nước đun sôi để nhuộm vải). Phần cốt giữa của giày là giấy bản nhiều lớp, được quét bằng nhựa cậy, sau đó dùng sơn ta phết lên cho kín để nước khó thấm vào trong, cuối cùng được chằm (khâu) bằng sợi chỉ gai. Đế giày được làm rất dày (khoảng 2, 3cm). Chiều cao từ đế lên đến miệng giày khoảng 30cm. Ngoài quần, áo, giày, dép ra, người xưa còn tự chế tạo nón chóp (mũ đội) bằng sợi mây. Những khe hở của các sợi mây được lèn chặt bởi lớp bột giấy bản đã được quết bột cậy. Người xưa giã nhỏ cây cậy ra, sau đó cho ít nước vào bột cậy đun sôi, rồi cho bột giấy bản vào đảo đều, dùng bột hỗn hợp đó quét lên các khe hở của mũ mây, sau cùng dùng sơn ta quét lên mũ. Với trí thông minh và tinh thần yêu nước nồng nàn, những người dân hương A Côi, A Cảo xưa đã tự chế tạo cho mình những bộ áo giáp bền chắc, những đôi giày nhẹ, dày, bền bằng những nguyên liệu đơn sơ. Họ đã theo Hưng Đạo Đại Vương vượt sông Hóa đi đánh trận Bạch Đằng lịch sử và các trận chiến khác, góp phần đuổi bọn xâm lược Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt.

Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Các cụ ở A Sào còn cho biết, trước đây khi Hội đền A Sào được mở vào tháng Hai (kỷ niệm ngày sinh) và tháng Tám Âm lịch (ngày mất của Hưng Đạo Vương) hằng năm, bao giờ lễ hội cũng diễn lại cảnh đánh giặc Nguyên Mông. Theo sử sách, như đã nói ở trên, giặc Nguyên lúc đó rất mạnh về kỵ binh, cung nỏ cứng, gươm, dao sắc bén, giáo rất dài. Để chống lại đội quân kỵ thiện chiến ấy, những người lính của Hưng Đạo Vương thường được biên chế theo các đô (mỗi đội quân có 30 đô, mỗi đô có 30-50 người). Khi ra trận, ở mỗi đô thường được chia thành tổ ba người. Trong tổ ba người đó, có một người cầm khiên mây (khiên được đan bằng mây có trát bột giấy hòa lẫn với bột cây cậy). Người cầm khiên có nhiệm vụ đỡ giáo, gươm, tên của giặc để cho người lính thứ hai dùng câu liêm móc, giật chân ngựa hoặc người cưỡi trên lưng ngựa, làm cho ngựa ngã hoặc nếu không thì ngựa cũng lồng lên (vì bị lưỡi câu liêm sắc, giật mạnh làm chân ngựa bị thương), hất tên giặc đang cưỡi trên mình ngựa xuống đất. Người lính thứ ba có trách nhiệm dùng giáo hoặc đao xông vào đâm, chém tên giặc đã ngã ngựa.

Cách đánh đơn giản nhưng được luyện tập thành thục của những người lính đời Trần đã làm khiếp đảm quân giặc và hạn chế rất nhiều ưu thế của kỵ binh kẻ thù. Đồng thời, lễ hội xưa ở đền A Sào, am Qua Từ - thờ Đức Hưng Đạo Đại Vương của những người dân A Sào nói riêng, dân A Cảo- A Côi nói chung, cũng cần được quan tâm khôi phục để góp phần bảo lưu truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của ông cha ta tự nghìn xưa.
 
C

congtudaohoa_1999

phai cam on toi nha

nhung nguyen nhan thang loi :
-toan dan tham gia khang chien , thuc hien nghiem tuc lenh cua trien dinh , phat huy truyen thong doan ket , yeu nuoc
-nha tran chuan bi chu dao tiem luc ve moi mat cho cac cuoc khang chien
-noi bo vuong hau , quy toc tran biet doan ket , quyet chien
-co chien luoc , chien thuat sang tao , dung dan
-co nhieu danh tuong gioi , dac biet la hung dao vuong tran quoc tuan

P/S: Viết bài bằng chữ tiếng việt có dấu bạn nhé!!!
 
Last edited by a moderator:
C

congdinh1611

Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.

Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-l-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thǎng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.

Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến nǎm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đǎ nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha (Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.

Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chǎmpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.

Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thǎng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch hoành hành... Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại... ". Thời cơ phản công của quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thǎng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.

Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thất bại.

Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đǎ ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối nǎm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái thêm một cánh thuỷ quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải lương của Trương Vǎn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.

Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thuỷ quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Vǎn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân thủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây dựng Vạn Kiếp thành một cǎn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia quân tiến về Thǎng Long.

Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thǎng Long. Quân Nguyên vào Thǎng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Vǎn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thǎng Long lâm vào tình thế khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ, không có lương thực đủ ǎn, mà thuyền lương của bọn Trương Vǎn Hổ lại không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn" Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thuỷ sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.

Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thuỷ của giặc bị tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt.:)>-
 
Top Bottom