Sử Khái quát lịch sử Việt Nam thời phong kiến độc lập

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: tài liệu này mình soạn với mục đích phục vụ việc tìm hiểu kiến thức, học tập và sau nữa là phục vụ kỳ thi THPT 2020 trở đi...

1. Đặc điểm về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
- Dựng nước đi đôi với giữ nước là đặc điểm xuyên suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc
- Thời gian và tần suất chống ngoại xâm nhiều hơn quỹ thời gian hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước
- Dân tộc Việt Nam luôn phải đấu tranh chống kẻ thù hùng mạnh nhất ở mỗi thời đại
- Kẻ thù đến xâm lược Việt Nam đến từ nhiều phương hướng, châu lục khác nhau, ở nhiều trình độ sản xuất khác nhau
2. Vị trí địa - chính trị của Việt Nam trên bàn cờ chính trị quốc tế hiện nay
- Việt Nam có vị trí rất quan trọng nên các nước lớn đều muốn có chỗ "đứng chân". Từ lâu, Việt Nam trở thành nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh địa - chính trị giữa các cường quốc như Mĩ, Trung, Nga, Ấn Độ....
- Cùng với Lào và Campuchia, Việt Nam là thế kiền chân vững chắc. Vùng biển có nhiều đảo và quần đảo được ví là "mắt thần" cho việc bảo vệ quốc phong - an ninh
- Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Đảng và Nhà nước cần chủ động và cảnh giác cao độ trước mọi tình huống để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
- Đường lối đối ngoại nhất quán của nước ta là muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc "ba không": không đứng về phía nước này chống lại nước khác, không tham gia khối quân sự nào; không cho nước nào xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình
3. Đặc điểm về chính sách ngoại giao của nước ta thời Lý, Trần và Lê sơ (thế kỷ XI - XV)
a. Đối với phương Bắc:
- Thực hiện chính sách đối ngoại, vừa linh hoạt vừa cứng rắn
- Khi chính sách mềm dẻo không giải quyết được thì các triều đại phong kiến Việt Nam kiên quyết huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
- Sau những thắng lợi trên chiến trường, các triều đại phong kiến thường chủ động đàm phán để kết thúc chiến tranh, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình
b. Đối với các nước láng giềng phía Tây và phía Nam: giữ quan hệ thân thiện, đôi lúc xảy ra chiến tranh
c. Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao trong giai đoạn hiện nay:
- Đường lối đối ngoại nhất quán của nước ta là muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc "ba không": không đứng về phía nước này chống lại nước khác, không tham gia khối quân sự nào; không cho nước nào xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình
- Thực hiện hòa hiếu với các nước láng giềng (lân bang), nhún nhường có nguyên tắc với các nước lớn
- Chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
- Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh; sẵn sàng chiến đấu đánh lại kẻ thù khi Tổ quốc bị xâm phạm
4. Đặc trưng nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho Tổ quốc là nét đặc trưng nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến, ví các lý do:
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, trải qua hàng nghìn năm đến nay luôn bị các nước lớn nhòm ngó và có hành động xâm lược
+ Xuất phát từ thực tiễn là nhân dân phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước. Kẻ thù đến xâm lược Việt Nam đến từ nhiều phương hướng, châu lục khác nhau, ở nhiều trình độ sản xuất khác nhau nên tinh thần yêu nước được đặt lên cao nhất
+ Trong các cuộc kháng chiến, lòng yêu nước luôn được biểu hiện rõ nhất khi phải mang tính mạng của mình ra để chứng tỏ. Vì sự sống còn của đất nước nên nhân dân ta phải đoàn kết với nhau, vượt qua mọi khó khăn và phát huy mọi trí tuệ của mình để chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng
5. Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến
5.1. Một số cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc trước thềm độc lập
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc và giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa này đánh dấu truyền thống yêu nước Việt Nam được phát triển, tôi luyện mạnh mẽ
- Khởi nghĩa Lý Bí chống quân Lương (542 - 603), có hai giai đoạn là khởi nghĩa và kháng chiến = giống với khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Khởi nghĩa nổ ra khi nhà Đường suy sụp và giành thắng lợi, lập ra chính quyền tự chủ thứ ba của nước ta. Với kết quả này, khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ là cuộc khởi nghĩa mà nhân dân ta đã cơ bản giành được độc lập. Mặc khác, khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ cũng đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Cuộc chiến đấu của Ngô Quyền diễn ra khi quân Nam Hán xâm lược, lật đổ chính quyền tự chủ của họ Khúc dày công gầy dựng. Ngô Quyền cho quân đóng cọc, dùng mưu nhử địch vào trận địa ở sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) và đánh cho tan tành. Chiến thắng lịch sử này là đánh dấu chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc và đưa nước ta bước vào thời kỳ độc lập lâu dài
5.2. Quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X - thế kỷ XV
a. Tổ chức nhà nước
+ Thế kỷ X: thời kỳ bước đầu xây dựng nhà nước độc lập
- Xưng hiệu của vua: vua Ngô xưng vương (939), vua Đinh xưng là Hoàng đế (968)
- Kinh đô: Cổ Loa (thời Ngô), Hoa Lư (thời Đinh)
- Quốc hiệu: vua Đinh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (968)
- Tổ chức bộ máy nhà nước: ở trung ương thì nhà vua chia ra Văn ban, Võ ban và Tăng ban; ở địa phương thì vua chia thành 10 đạo (thời Đinh)
- Quân đội: quân chính quy và quân địa phương; chế độ ngụ binh ư nông (thời Tiền Lê)
+ Thế kỷ XI - XV: thời kỳ hoàn chỉnh nhà nước phong kiến
- Kinh đô: Thăng Long (1010 - 1831; năm 1831 đổi thành Hà Nội)
- Quốc hiệu: Đại Cồ Việt, Đại Việt
- Tổ chức bộ máy nhà nước: xây dựng từ thời Ngô và hoàn chỉnh vào thời Lê sơ - Vua nắm toàn quyền, dưới vua là 6 bộ. Ở địa phương chia thành đạo - phủ - huyện - châu - xã
- Luật pháp: Hình thư (1042, thời Lý), Hình luật (1230, thời Trần), Quốc triều hình luật (1483, thời Lê sơ)
- Ngoại giao: đối nội là thân dân và đoàn kết; đối ngoại là hòa hiếu và đấu tranh vì độc lập
b. Kinh tế:
- Nông nghiệp: mở rộng đất canh tác, chú trọng thủy lợi, bảo vệ sức kéo với đa dạng cây trồng, đặt phép quân điền thời Lê sơ
- Thủ công nghiệp: nhà nước lập quan xưởng làm vũ khí và trang phục, xuất hiện các làng nghề thủ công trong dân gian
- Thương nghiệp: nội thương phát triển mạnh (mở chợ làng, phát triển kinh đô). Ngoại thương mạnh thời Lý - Trần, đến thời Lê sơ bị thu hẹp
c. Văn hóa dân tộc:
- Tư tưởng: Nho giáo phát triển mạnh vào thời Lê sơ, riêng Phật và Đạo giáo lúc đầu phát triển, về sau bị thu hẹp
- Giáo dục: theo lối Nho giáo. Lập Văn miếu - Quốc tử giám, mở khoa thi và lập bia tiến sĩ
- Văn học: có chữ Hán và chữ Nôm, có nội dung ca ngợi lòng yêu nước và tự hào dân tộc
- Nghệ thuật: mang tính dân gian truyền thống
d. Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thế kỷ X - XV
- Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981), lãnh đạo là Lê Đại Hành
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077), lãnh đạo là Lý Thường Kiệt
- Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (thế kỷ XIII) của nhà Trần
- Khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV) của Lê Lợi, chống quân Minh
 
  • Like
Reactions: Maianh2510

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Thiếu đặc điểm về việc Khai sơn mở cõi rồi, vả sấp mặt mấy đồng chí láng giềng :D
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Thiếu đặc điểm về việc Khai sơn mở cõi rồi, vả sấp mặt mấy đồng chí láng giềng :D
Cảm ơn bác nha. Đó là phần hs ôn thi đại học mà mình đã giới hạn lại. Ở đề thi năm sau thì có lớp 10, chừng 4 câu nằm trong đây thôi. Đề cương này thì có hạn chế là giới hạn cũng hơi quá so voi nội dung ôn tập thực tế. Thôi thì ráng vậy.
 
Top Bottom